Doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hỏa lựu, hậu giang (Trang 42 - 49)

Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng

31

hoạt động cho vay của Ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh số cho vay của Ngân hàng mà giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng là không tốt. Để nghiên cứu có hiệu quả, ta cần xem xét doanh số cho vay theo từng góc độ.

a) Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay

Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay 3 năm 2010-2012 của NHNo&PTNT Chi nhánh Hỏa Lựu

Đơn vị tính: Triệu đồng 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Năm Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 363.409 81,99 395.050 82,64 449.270 83,72 31.640 8,71 54.221 13,73 Trung và dài hạn 79.806 18,01 82.981 17,36 87.386 16,28 3.175 3,98 4.405 5,31 Tổng 443.215 100,00 478.031 100,00 536.656 100,00 34.816 7,86 58.625 12,26 Nguồn: phòng tín dụng

Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 của NHNo&PTNT Chi nhánh Hỏa Lựu

Đơn vị tính: Triệu đồng

6/2012 6/2013 Chênh lệch

Năm

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Ngắn hạn 189.624 82,64 220.142 83,72 30.519 16,09 Trung và dài hạn 39.831 17,36 42.819 16,28 2.988 7,50 Tổng 229.455 100,00 262.961 100,00 33.507 14,60 Nguồn: phòng tín dụng

32 363.409 395.050 449.270 189.624 220.142 79.806 82.981 87.386 39.831 42.819 - 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000

NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 6/2012 6/2013

Năm T ri ệ u đ ồ n g Trung và dài hạn Ngắn hạn Nguồn: phòng tín dụng

Hình 4.2 Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012, 6 tháng 2012 và 2013

Qua bảng số liệu 4.5 và 4.6 thì doanh số cho vay qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 luôn tăng cao. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2011 là 478.031 triệu đồng, tăng 7,86% so với 2011; năm 2012 là 536.656 triệu đồng, tăng 12,26% so với 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 là 262.961 triệu đồng, tăng 14,60% so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cho thấy, quy mô cho vay của Ngân hàng đang mở rộng và phát triển để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của người dân.

♦ Doanh số cho vay ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn là khoản vay có thời hạn vay tối đa 12 tháng nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động, hỗ trợ vốn thiếu hụt tạm thời cho người đi vay. Khách hàng của Ngân hàng chủ yếu vay ngắn hạn để chăn nuôi gia cầm, gia súc, cá, tôm…; trồng cây ngắn hạn như lúa, mía…; hoặc để mua nguyên vật liệu, hàng hóa buôn bán kinh doanh…

Trong tổng doanh số cho vay thì ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (chiếm trên 81% doanh số cho vay) và doanh số cho vay ngắn hạn lớn hơn nhiều so với doanh số cho vay trung và dài hạn. Điều này cũng dễ hiểu vì trong thời gian qua, Ngân hàng nhà nước và chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm hỗ trợ cho sản xuất ở một số ngành. Theo đó, Ngân hàng cũng đã dần dần điều chỉnh hạ mức lãi suất cho vay xuống để phù hợp với các văn bản nói trên. Điều này đã khuyến khích khách hàng luôn có thiện

33

trí trả nợ sớm để được vay lại những khoản vay khác với mức lãi suất thấp hơn. Mặc khác, món vay trung và dài hạn thường lớn, thủ tục gườm gà và phải trả vốn vay theo kỳ hạn nên khách hàng khó theo dõi và phải trả trong một thời gian dài trong khi cho vay ngắn hạn chỉ lãi vào lúc đáo hạn và có thể vay lại món vay mới nên vay theo hình thức trung và dài hạn ít được khách hàng lựa chọn vay khi chưa cần thiết.

Doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 là 395.050 triệu đồng, tăng 8,71% so với 2010. Nguyên nhân là do năm 2011, tình hình kinh tế không ổn định, lạm phát tăng cao, giá cả hàng hóa tăng cao, gây khó khăn cho người dân kinh doanh, sản xuất vì thiếu hụt vốn. Chính điều đó đã khiến người dân vay vốn trang trãi chi phí và duy trì hoạt động kinh doanh (doanh số cho vay tăng chậm do người dân không dám mạo hiểm mở rộng quy mô vì kinh doanh, sản xuất không có lời). Bước sang năm 2012, nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định lại nền kinh tế nên người dân vững tâm hơn, vay vốn Ngân hàng để mở rộng quy mô làm ăn. Chính vì vậy, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2012 tăng cao (doanh số cho vay ngắn hạn 2012 là 449.270 triệu đồng, tăng 13,73% so với 2011). Đến 6 tháng 2013, tình hình kinh tế trước mắt đã ổn định nhiều hơn, doanh số cho vay ngắn hạn cũng vì vậy mà tăng nhanh hơn (doanh số cho vay 6/2013 là 220.142 triệu đồng, tăng 16,09% so với cùng kỳ năm trước).

♦ Doanh số cho vay trung và dài hạn: khách hàng vay trung và dài hạn ở Ngân hàng chủ yếu là để mua trang thiết bị, máy móc phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh. Một số khác vay để cải tạo ao, vuông nuôi cá, tôm, xây chuồng, trại… Vì đặc điểm của cho vay trung va dài hạn là thời hạn dài, rủi ro cao nên tỷ trọng của cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn và Ngân hàng đã có xu hướng điều chỉnh tỷ trọng này về mức hợp lý. Cụ thể là trong năm 2010, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ở mức 18,01% nhưng đến 6 tháng 2013 thì đã giảm xuống còn 16,28%.

Những khoản vay này thường phải chia làm nhiều đợt giải ngân và thu hồi nợ trong thời gian dài, phù hợp với tiến độ của dự án, nên tốc độ tăng trưởng thường chậm hơn nhiều so với vay ngắn hạn. Theo bảng 4.5 và 4.6 trên, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng chậm. Cụ thể là doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2011 là 82.981 triệu đồng, tăng 3,98% so với 2011; năm 2012 là 87.386 triệu đồng, tăng 5,31% so với 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 là 42.819 triệu đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.

34

b) Doanh số cho vay theo lĩnh vực cho vay

Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo lĩnh vực cho vay 3 năm 2010-2012 của NHNo&PTNT Chi nhánh Hỏa Lựu

Đơn vị tính: Triệu đồng 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Năm Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % TM- DV 176.986 39,93 189.712 39,69 213.162 39,72 12.726 7,19 23.450 12,36 NLN 88.693 20,01 97.106 20,31 108.331 20,19 8.413 9,49 11.225 11,56 TS 66.632 15,03 73.205 15,31 80.998 15,09 6.572 9,86 7.794 10,65 Tiêu dùng và cho vay khác 110.904 25,02 118.008 24,69 134.164 25,00 7.104 6,41 16.156 13,69 Tổng 443.215 100,00 478.031 100,00 536.656 100,00 34.816 7,86 58.625 12,26 Nguồn: phòng tín dụng

Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo lĩnh vực cho vay 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 của NHNo&PTNT Chi nhánh Hỏa Lựu

Đơn vị tính: Triệu đồng

6/2012 6/2013 Chênh lệch

Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % TM-DV 91.432 39,85 103.685 39,41 12.253 13,40 NLN 45.991 20,04 53.092 20,18 7.101 15,44 TS 34.518 15,04 40.344 15,34 5.826 16,88 Tiêu dùng và cho vay khác 57.514 25,07 65.840 25,03 8.327 14,48 Tổng 229.455 100,00 263.061 100,00 33.607 14,65 Nguồn: phòng tín dụng

35 176.986 189.712 213.162 91.432 103.685 88.693 97.106 108.331 45.991 53.092 66.632 73.205 80.998 34.518 40.344 110.904 118.008 134.164 57.514 65.840 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Năm Triệu đồng

Tiêu dùng và cho vay khác TS

NLN TM-DV

Nguồn: phòng tín dụng

Hình 4.3 Doanh số cho vay theo lĩnh vực của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012, 6 tháng 2012 và 2013

♦ Lĩnh vực thương mại - dịch vụ: Cho vay trong lĩnh vực này để phát triển các ngành, nghề như: kinh doanh tạp hóa, xăng dầu, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, buôn bán hàng may mặc, sửa chữa ô tô, kinh doanh các dịch vụ giải trí, du lịch,...Chính vì thế, với những vùng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc nâng cấp đô thị thì những ngành nghề ở lĩnh vực này rất phát triển.

Theo bảng số liệu 4.7 và 4.8, ta thấy trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đẩu năm 2013 doanh số cho vay ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ lớn và chiếm tỷ trọng khá cao (trên 39% tổng doanh số cho vay). Điều này thể hiện lĩnh vực thương mại - dịch vụ đóng vai trò quan trọng, là lĩnh vực được ưu tiên phát triển ở khu vực. Hơn nữa, doanh số cho vay ở lĩnh vực này đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011, doanh số cho vay lĩnh vực thương mại - dịch vụ là 189.712 triệu đồng, tăng 7,19% so với năm 2010; 213.162 triệu đồng trong năm 2012, tăng 12,36% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 là 103.685 triệu đồng, tăng 13,40% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do Vị Thanh đang trong quá trình xây dựng và phát triển vì đây vẫn còn là thành phố quá trẻ (9/2009), đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên cần đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ như là ngành chủ lực. Ngân hàng

36

mở rộng cho vay trong lĩnh vực này góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng này của Thành phố Vị Thanh trong thời gian tới.

♦ Lĩnh vực nông - lâm nghiệp: Lĩnh vực này bao gồm các ngành nghề như trồng lúa, mía, cây ăn trái, gia súc, gia cầm...Trong 3 năm 2010-2012 và 6 tháng 2013 thì nhìn chung, tỷ trọng cho vay ở lĩnh vực này không còn cao như trước đây, chỉ chiếm khoảng trên 20% doanh số cho vay. Tuy nhiên, doanh số cho vay lại tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011, doanh số cho vay ở lĩnh vực nông - lâm nghiệp là 97.106 triệu đồng, tăng 9,49% so với 2010; trong năm 2012 là 108.331 triệu đồng, tăng 11,56% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 là 53.092 triệu đồng, tăng 15,44% so với cùng kỳ năm trước. Một mặt là do vùng đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với việc nâng cấp đô thị nên tỷ trọng lĩnh vực này thấp. Mặt khác, trong thời gian qua, do tình hình sản xuất, làm ăn khó khăn trong cả nước (lạm phát, hàng tồn kho, nông sản không có đầu ra, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi...), chính phủ đã ban hành nhiều văn bản ưu tiên hỗ trợ cho một số nhóm ngành nghề, trong đó có lĩnh vực nông lâm nghiệp, với mức lãi suất thấp, người dân sản xuất được nhiều chính sách về khoanh nợ, giãn nợ, gia hạn nợ, cho vay thêm hỗ trợ nên nhu cầu vay vốn của người dân tăng lên qua các năm.

♦ Lĩnh vực thủy sản: Đây cũng là lĩnh vực nằm trong khu vực ưu tiên hỗ trợ của chính phủ. Thủy sản bao gồm các ngành nuôi trồng, đánh bắt, khai thác các nguồn lợi từ tôm, cá... Doanh số cho vay trong lĩnh vực này ở Ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh số cho vay (chiếm khoảng trên 15% tổng doanh số cho vay). Chính vì thế, lĩnh vực này không ảnh hưởng lớn đến tổng doanh số cho vay. Tuy doanh số cho vay chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2011, doanh số cho vay ở lĩnh vực thủy sản là 73.205 triệu đồng, tăng 9,86% so với 2010; trong năm 2012 là 80.998 triệu đồng, tăng 10,65% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 là 40.331 triệu đồng, tăng 16,88% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do trong thời gian qua, có nhiều cơn bão xuất hiện ảnh hưởng đến Việt Nam, điều kiện thời tiết xấu đã làm hạn chế nhu cầu đi vay vốn ở lĩnh vực này. Mặt khác, Ngân hàng cũng không muốn đầu tư vào lĩnh vực mang nhiều rủi ro làm cho tỷ trọng doanh số cho vay ngành thủy sản thấp. Tuy vậy, đây vẫn là ngành được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ làm ăn qua các văn bản pháp luật nên doanh số cho vay lại tăng ở các năm.

♦ Lĩnh vực cho vay tiêu dùng và cho vay khác: Ngoài những ngành nghề đã phân tích bên trên thì người dân có nhu cầu vay vốn với nhiều mục đích khác như: cho vay mua nhà, xây nhà, mua xe gắn máy, dụng cụ gia đình, vay

37

vốn phục vụ cho việc học tập con em,…Nhìn chung là cho vay nhằm mục đích tiêu dùng và học tập.

Dựa vào bảng số liệu 4.7 và 4.8 ta thấy doanh số cho vay ở lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng trên 24%) và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011, doanh số cho vay tiêu dùng và cho vay khác là 118.008 triệu đồng, tăng 6,41% so với 2010; năm 2012 là 134.164 triệu đồng, tăng 13,69% so với 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 là 65.840 triệu đồng, tăng 14,48% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do trong năm 2011, lạm phát làm cho giá cả hàng hóa tăng cao, người dân không có nhu cầu tiêu dùng nhiều những hàng hóa xa xỉ mà chủ yếu là vay để mua những hàng hóa phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày nên doanh số cho vay ở lĩnh vực này tăng nhẹ. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, lạm phát được kiềm chế ở mức một con số, giá hàng hóa cũng theo đó mà giảm nhiều, mức sống của người dân được nâng lên, điều này kích thích người dân vay tiền nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của mình.

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hỏa lựu, hậu giang (Trang 42 - 49)