NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hỏa lựu, hậu giang (Trang 75)

5.1.1 Những thành tựu đạt được

Trong thời gian qua, NHNo&PTNT Chi nhánh Hỏa Lựu đã đạt được những thành tựu sau:

Nguồn vốn tăng qua các năm là điều kiện để Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, khẳng định vị thế, tạo lợi thế trong cạnh tranh với các Ngân hàng khác cùng khu vực

Tổ chức nhiều chương trình dự thưởng vào các dịp lễ, tết nhằm thu hút nguồn vốn huy động trên địa bàn, vừa là cơ hội để Ngân hàng quảng bá thương hiệu

Đáp ứng được nhu cầu vay vốn sản xuất của hộ nông dân trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương

Thực hiện tốt các chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, chấp hành các văn bản điều hành, quản lý của các cơ quan nhà nước trên địa bàn

Thường xuyên mở các lớp nghiệp vụ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ nhằm hạn chế xảy ra rủi ro cho Ngân hàng

Đảm bảo an toàn trong nghiệp vụ cho vay, kiềm chế nợ xấu dưới mức 3% tổng dư nợ

5.1.2 Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Ngân hàng cũng còn những tồn tại và hạn chế sau:

Lợi nhuận Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động cho vay

Nợ xấu thuộc nhóm nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nợ xấu

Việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro phụ thuộc nhiều vào chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng cấp trên

Món vay chủ yếu là vay ngắn hạn, tập trung nhiều vào thời vụ nên hồ sơ thường quá tải, dễ gây sai sót, nhân viên tín dụng khó giám sát các món vay

64

Cho vay theo nghị định 41/2010/NĐ-CP đối với một số đối tượng mà không có tài sản đảm bảo, điều này dễ gây ra nợ xấu cho Ngân hàng nếu khách hàng không sử dụng đúng với mục đích vay vốn

Chưa có bộ phận phụ trách thẩm định dự án trong cho vay trung và dài hạn, nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn nên cho vay trung và dài hạn chưa được quan tâm và khai thác đúng mức

Nguồn vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, tốn kém chi phí lãi nhiều hơn và hạn chế tính chủ động vốn của Ngân hàng

Dịch bệnh, thiên tai cùng với khó khăn của nền kinh tế cũng góp phần gây khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng

Khách hàng chưa được phục vụ chu đáo, phải đợi chờ trong giao dịch

5.1.3 Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế

Nguyên nhân thành tựu

Được sự quan tâm sát sao và hỗ trợ nguồn vốn từ Ngân hàng cấp trên Khâu tổ chức các vị trí trong Ngân hàng tốt, chia khu vực thành nhiều địa phận nhỏ và phân công từng người phụ trách từng khu vực. Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng

Ban lãnh đạo Ngân hàng có được mối liên hệ tốt với cơ quan nhà nước, góp phần thành công trong việc thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo của cơ quan địa phương

Các nhân viên Ngân hàng đoàn kết với nhau, nhiệt huyết với nghề, cùng nhau vượt qua khó khăn

Chủ động tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng quy mô hoạt động trong và ngoài địa bàn

Nguyên nhân hạn chế

Tình hình kinh tế khó khăn trong 3 năm qua cùng với diễn biến phức tạp, thất thường của thời tiết dịch bệnh gây khó khăn cho công tác cho vay và thu hồi nợ

Số lượng nhân viên ít cùng với việc khách hàng thường vay vốn và trả lãi theo thời vụ nên việc phục vụ khách hàng chưa được chu đáo, khách hàng đến phải chờ đợi theo lược

Mỗi nhân viên phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, tạo áp lực cho nhân viên và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc

65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bị cạnh tranh bởi Ngân hàng khác trên địa bàn, đặt biệt là phòng giao dịch Ngân hàng Liên Việt cạnh bên làm giảm thị phần

Ngân hàng chưa đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh để phân tán rủi ro, nguồn thu từ dịch vụ thấp

Phụ thuộc vào chỉ đạo Ngân hàng cấp trên, gây khó khăn trong việc giải quyết nợ xấu

Kênh huy động vốn chưa được mở rộng, khai thác hiệu quả Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích vay

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Để nâng cao hơn nữa những mặt đạt được và khắc phục những hạn chế, yếu kém của Ngân hàng trong thời gian qua, tác giả xin đưa ra lên một số giải pháp như sau:

5.2.1 Những giải pháp nhằm thu hồi những khoản nợ xấu đã phát sinh sinh

5.2.1.1 Tăng cường thu hồi nợ trực tiếp đối với những khoản nợ xấu còn khả năng thu hồi còn khả năng thu hồi

Trong tổng nợ xấu thì nợ nhóm 3 và nhóm 4 là các nhóm nợ còn khả năng thu hồi. Việc thu hồi chậm trễ có thể làm giảm khả năng thu hồi nợ và làm ứ đọng nguồn vốn của Ngân hàng. Qua quá trình phân tích ta thấy dư nợ ở nhóm 3, 4 của Ngân hàng còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ xấu (chiếm trên 64% tổng nợ xấu). Hai nhóm nợ này đã làm tồn đọng hơn 3,7 tỷ đồng của Ngân hàng . Để giảm được các khoản vốn đang bị chiếm dụng này, đòi hỏi nổ lực lớn của Ngân hàng. Tăng cường thu nợ trực tiếp đối với các khoản nợ này là giải pháp tích cực và hiệu quả mà Ngân hàng cần thực hiện trong thời gian tới. Nhân viên Ngân hàng cần thường xuyên đến nhà khách hàng đôn đốc khách hàng trả nợ cho Ngân hàng. Đối với những khách hàng có thiện trí trả nợ, xin gia hạn nợ thì Ngân hàng nên xem xét, cơ cấu lại nợ theo phương án nguồn trả nợ của khách hàng là chắc chắn, khả thi.

5.2.1.2 Đẩy nhanh tiến độ phát mãi tài sản đối với nợ có khả năng mất vốn hoàn toàn vốn hoàn toàn

Tuy Ngân hàng đã nổ lực chuyển các khoản nợ có khả năng mất vốn sang nhóm 5 để xử lý vào cuối kỳ nhưng việc xử lý xem ra không có hiệu quả cao. Điều này được thể hiện ở chổ tỷ trọng nợ nhóm 5 trong tổng nợ xấu còn khá cao (chiếm trên 34%, tương đương với nợ có khả năng mất vốn là trên 2 tỷ đồng). Chính vì vậy, Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa tiến độ phát mãi tài

66

sản đối với các khoản nợ này, không để kéo dài làm ứ đọng vốn của Ngân hàng. Đồng thời cũng cần ghi lại tiểu sử những khách hàng này vào danh sách đen để đặc biệt chú ý vào những lần cho vay sau.

5.2.2 Những giải pháp nhằm phòng ngừa nợ xấu phát sinh thêm

5.2.2.1 Chú trọng khâu thẩm định dự án trước khi cho vay

Xuất phát từ thực tế là số lượng khách hàng phát sinh nợ xấu chiếm tỷ lệ cao trong tổng số khách hàng cho vay (chiếm trên 1,75%). Đặc biệt, tỷ lệ này có nguy cơ tăng cao vào cuối năm 2013 vì ngay tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ khách hàng phát sinh nợ xấu đã lên đến 1,82%, vượt xa so với cuối năm 2012. Điều này đánh giá công tác thẩm định khách hàng của cán bộ còn nhiều hạn chế. Khâu thẩm định chưa được Ngân hàng quan tâm đúng mức. Để nâng cao chất lượng tín dụng thì nghiệp vụ thẩm định trước khi cho vay cần được Ngân hàng chú trọng đầu tư hơn. Thành lập một bộ phận chuyên phụ trách thẩm định là giải pháp cần được Ngân hàng ưu tiên thực hiện. Tuy nhiên, để bọ phân này làm việc có trách nhiệm, tránh lạm quyền trong khâu thẩm định thì bộ phận thẩm định nên kiêm nhiệm thêm nghiệp vụ giải quyết và xử lý rủi ro tín dụng. Bộ phận này sẽ tạo quan hệ tốt với UBND xã để hỗ trợ Ngân hàng giải quyết vấn đề kiện tụng, phát mãi tài sản đảm bảo nhanh hơn. Ngân hàng cũng cần thường xuyên nâng cao nghiệp vụ thẩm định tài sản đảm bảo sát với giá trị thị trường, nâng cao thiện trí trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng tăng cường công tác kiểm tra nội bộ Ngân hàng trong khâu thẩm định và cho vay.

5.2.2.2 Trong quá trình mở rộng, tìm kiếm khách hàng mới, cần tích cực giữ chân khách hàng cũ có uy tín

Nợ chuyển thành nợ quá hạn ở các năm đều cao (đều trên 3,211 tỷ đồng). Đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2013, nợ chuyển thành nợ quá hạn tăng trong khi thu nợ giảm. Thêm vào đó, hệ số thu nợ luôn ở mức cao (trên 92%). Điều này đánh giá Ngân hàng chú trọng mở rộng khách hàng mới nhưng chưa quan tâm nhiều đến việc giữ chân khách hàng cũ, có uy tín. Chính vì vậy, Ngân hàng cần tích cực giữ chân khách hàng cũ, những khách hàng có lịch sử cho vay tốt và thường xuyên giao dịch với Ngân hàng. Vào những dịp lễ tết, Ngân hàng tổ chức tặng quà tri ân đến khách hàng này đã đồng hành cùng Ngân hàng. Mặc dù vậy, cán bộ Ngân hàng cũng nên thực hiện đúng quy trình cho vay, tránh chủ quan, sơ xót trong kiểm tra hồ sơ tín dụng đối với những khách hàng này.

67

5.2.2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý khách hàng

Do dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, lượng hồ sơ vay vốn ngắn hạn quá nhiều, Ngân hàng đã để nợ xấu tăng cao trong năm 2012 (cụ thể là nợ xấu tăng 21,50%, tương đương tăng 1.248 triệu đồng). Điều này thể hiện Ngân hàng còn nhiều hạn chế trong khâu quản lý khách hàng. Để tiện cho quản lý, Ngân hàng nên tổ chức địa bàn thành nhiều khu vực nhỏ, mỗi khu vực nhỏ ứng với một lượng vốn cho vay vốn xác định. Cụ thể: Phường 7 có 4 khu vực: KV 1, 2, 3 và 4; Tương ứng, Ngân hàng sẽ có 4 tổ vay vốn và giao cho mỗi tổ một mức vốn có thể đăng ký cho vay tối đa (mức vốn này sẽ tùy thuộc vào số hộ nghèo trong từng khu vực). Theo đó, tổ vay vốn sẽ giúp Ngân hàng phân bổ nguồn tín dụng này cho từng hộ có nhu cầu vay. Như vậy, khi có một khách hàng mới muốn vay vốn làm ăn thì phải đăng kí vay vốn, tổ vay vốn sẽ kết hợp với những người có nhu cầu vay vốn này đi vận động những hộ đã vay đến hạn trả nợ cho Ngân hàng để người khác tiếp tục được vay vốn. Tuyền truyền chính sách này của Ngân hàng đến từng người dân để họ nắm bắt. Biện pháp này một mặt giúp Ngân hàng thuận lợi trong khâu thu hồi nợ vì được sự ủng hộ, giúp đỡ của những hộ có nhu cầu vay vốn nhưng chưa được vay trong khu vực. Những người dân sẽ tự vận động nhau trả nợ để người khác được vay vốn làm ăn. Mặc khác, giúp Ngân hàng tiện quản lý, tạo sự gần gũi và phát hiện sớm dấu hiệu phát sinh nợ xấu.

5.2.2.4 Hạn chế rủi ro thông qua công tác dự báo

Nợ xấu ở Ngân hàng trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 giảm là điều đáng biểu dương. Tuy nhiên nợ xấu giảm chủ yếu là do nguyên nhân khách quan như người dân trúng mùa được giá mía, đền bù giải tỏa quy hoạch…Tương tự, nợ xấu phát sinh phần nhiều là do dịch bệnh, thiên tai…đã chứng tỏ Ngân hàng chưa xem trọng công tác dự báo, dự đoán trước những sự cố khách quan trên địa bàn hoạt động. Trong quá trình hoạt động, có những biến động không tốt của kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên vượt ngoài sự kiểm soát của Chi nhánh. Do đó Chi nhánh nên thành lập thêm bộ phận chuyên về dự báo tình hình kinh tế-xã hội, điều kiện tự nhiên để đoán trước khả năng xấu ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Hạn chế cho vay đối với những vị trí được dự báo sẽ gặp khó khăn trong tương lai để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn.

5.2.2.5 Hạn chế thấp nhất cho vay không có tài sản đảm bảo

Theo nghị định 41/2010/NĐ-CP, Ngân hàng thực hiện cho vay không có tài sản đảm bảo phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Điều này đã kéo tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo xuống thấp (chỉ

68

khoảng dưới 76% tổng dư nợ), tạo nên rủi ro mất vốn khi tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn và không thể trả nợ được cho Ngân hàng. Chính vì vậy, để đảm bảo chất lượng tín dụng thì Ngân hàng cần xem xét hạ thấp các mức cho vay không có tài sản đảm bảo này. Chỉ cho vay không có tài sản đảm bảo đối với những đối tượng có phương án kinh doanh khả thi, chắc chắn tạo được nguồn trả nợ cho Ngân hàng trong tương lai.

69

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.1 KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của Ngân hàng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân Ngân hàng mà cũng có tác dụng trực tiếp trong việc kích thích kinh tế phát triển, đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nước, góp phần tạo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế-xã hội. Đặc biệt là khi địa bàn Vị Thanh là thành phố mới được nâng cấp, còn non trẻ và đang trong quá trình xây dựng và phát triển.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh số liệu qua các năm để phân tích, đánh giá tình hình chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hỏa Lựu, luận văn đã đạt được kết quả như sau:

- Làm rõ một số khái niệm căn bản về tín dụng

- Tập trung phân tích tình hình tín dụng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

- Nhìn nhận mặt đạt được và mặt hạn chế của Ngân hàng

- Tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng

Trong thời gian qua, Ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình cải thiện, nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực. Song đó cũng còn tồn tại nhiều hạn chế chưa làm được. Nâng cao chất lượng tín dụng không thể thực hiện từ một phía Ngân hàng mà thành công được. Bên cạnh sự cố gắng của Ngân hàng cũng cần có sự quan tâm, giúp đỡ của các ban ngành có liên quan và cả sự hợp tác của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Chi nhánh Hậu Giang

Trong quá trình hoạt động, chi nhánh cần có sự tự chủ nhất định trong hoạt động của mình. Điều đó giúp chi nhánh hoạt động có hiệu quả và rút tỉa được những kinh nghiệm thực tế tại địa phương, từ đó để tạo đà hoạt động an toàn, hiệu quả hơn trong thời gian tới. Do đó, Ngân hàng cấp trên nên giao nhiệm vụ trích lập và xử lý rủi ro tín dụng đối với chi nhánh. Ngân hàng cấp trên có thể kiểm tra, giám sát trong quá trình hoạt động của Ngân hàng để đảm bảo Ngân hàng thực hiện đúng đường lối, mục tiêu mà Ngân hàng cấp trên đã đặt ra.

70

Cần mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ tín dụng để cán bộ có thể nắm bắt kịp thời những quy định mới, kinh nghiệm mới trong nghiệp vụ. Bên cạnh đó, những buổi tập huấn này sẽ giúp cán bộ nâng cao khả năng sử dụng những tính năng mới của phần mềm quản lý mà Ngân hàng đã áp dụng.

Phê duyệt cho NHNo&PTNT Chi nhánh Hỏa Lựu được thành lập bộ phận hỗ trợ trong việc quản lý khâu thẩm định, tự trích lập và giải quyết rủi ro tín dụng, được phép mở rộng thời biểu hoạt động trong ngày. Từ đó nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng. Ngân hàng cấp trên nên thông thoáng hơn để tạo điều kiện phát huy tối đa sự sáng tạo, đổi mới trong cơ chế vay và cho vay của cán bộ Ngân hàng.

6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước và chính phủ

Khi Ngân hàng nhà nước hoặc chính phủ ban hành văn bản hỗ trợ cho

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hỏa lựu, hậu giang (Trang 75)