2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ cán bộ cơ quan thực tập. Bên cạnh đó, luân văn còn sử dụng số liệu từ sách báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu, sử dụng số liệu, thông tin từ Internet, trang Web của Tổng cục Thống kê,…
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Áp dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp so sánh để phân tích thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn - Chi nhánh Hỏa Lựu, tỉnh Hậu Giang
► Phương pháp thống kê mô tả: Tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu trong các biểu bảng để có được cái nhìn tổng quát về các chỉ tiêu nghiên cứu. Kết hợp phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
► Phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối và tương đối: *Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
y= y1-y0 Trong đó:
y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau
y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
*Phương pháp so sánh bằng số tương đối:
y = [(y1-y0)/y0]x100 (%) Trong đó:
16 y1: chỉ tiêu năm sau
y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế (%)
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động về các mức độ khác nhau của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Mục tiêu 2: Dựa trên kết quả tính toán các chỉ số để đánh giá tình hình quản lý chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua, chủ yếu sử dụng phương pháp suy luận
Mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và 2, đề ra giải pháp quản lý chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn - Chi nhánh Hỏa Lựu, tỉnh Hậu Giang được tốt hơn
17
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HỎA LỰU
3.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 3.1.1 Vị trí địa lý 3.1.1 Vị trí địa lý
Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh Hỏa Lựu tọa lạc tại phường 7, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, thuộc tỉnh Hậu Giang. Thành phố nằm trên các trục tuyến giao thông đường thủy và đường bộ quan trọng của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, có những điểm giao lưu kinh tế lớn với các huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, và với đô thị trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ.
Thành phố Vị Thanh có một hệ thông sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Mật độ sông rạch khá lớn, vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều của biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh. Có tiềm năng đất, nước thuận lợi cho đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diên tích đất; phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị.
3.1.2 Xã hội
Từ xa xưa vùng đất thành phố Vị Thanh đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, hiện nay thành phố này vẫn là một trong số địa phương sản xuất và xuất khẩu gạo lớn nhất trong cả nước. Thành phố Vị Thanh còn là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là đầu mối giao thông của tỉnh Hậu Giang.
Thành phố Vị Thanh có diện tích tự nhiên 11.867,74 ha, dân số 97.222 người, đa số là người kinh, một số ít là người khơme và người hoa cùng chung sống, có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động sáng tạo kiến thiết quê hương, đem đến sự da dạng về văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Nhân dân thành phố chủ yếu sống bằng nghề nông, một bộ phận làm thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Cơ cấu kinh tế của thành phố đang phát triển theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Trong quá trình phát triển, thành phố Vị Thanh có nhu cầu vốn đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của một đô thị tỉnh lỵ đang phát triển.
18
3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HỎA LỰU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HỎA LỰU
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988, trụ sở chính đặt tại số 2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Đến nay Agribank có hơn 200 chi nhánh và văn phòng giao dịch trên khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Chi nhánh NHNo&PTNT Hỏa Lựu thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang, được thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1996, trước đây thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp huyện Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ cũ. Đến đầu năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia tách thành hai đơn vị hành chính là thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Đến ngày 15 tháng 3 năm 2004 NHNo&PTNT Cần Thơ cũng chia thành hai địa bàn hoạt động theo hai địa giới hành chính tỉnh và thành phố.
3.2.2 Bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.2.1 Bộ máy tổ chức
(Nguồn: phòng tín dụng)
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh Hỏa Lựu
3.2.2.2 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Theo Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày 24/12/2007 của Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành quy chế về Tổ chức và Hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
Ban giám đốc: gồm 02 người, 01 giám đốc và 01 phó giám đốc.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P.TÍN DỤNG P.KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ
19
Giám đốc: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, hướng dẫn, giám sát thực hiện chức năng nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà cấp trên giao. Tiếp nhận phổ biến các chỉ thị cho cán bộ công nhân viên, đề ra phương hướng nhiệm vụ cụ thể, trực tiếp giám sát hoạt động của mỗi phòng, ban, thực hiện các chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng kinh tế, được quyền tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Đồng thời chịu mọi trách nhiệm trước Ngân hàng cấp trên và trước Pháp luật về quyết định của mình.
Phó giám đốc: Có trách nhiệm giám sát tình hình trong cơ quan do giám đốc phân công và ủy quyền, giúp giám đốc trong các nghiệp vụ, phân tích tình hình tài chính, thẩm định huy động vốn và tình hình đầu tư tín dụng. Làm tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành nghiệp vụ.
Phòng tín dụng: Gồm 7 người, 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và 05 cán bộ tín dụng phụ trách 04 xã và 01 phường, hai cán bộ tín dụng phụ trách một xã khác nhau. Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình giám đốc hợp đồng tín dụng, kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vây vốn, kiểm tra tài sản bảo đảm nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn. Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu cần thiết phục vụ tín dụng. Từ đó trình giám đốc có kế hoạch cụ thể.
Phòng kế toán - ngân quỹ: Gồm 10 người, 01 trưởng phòng, 06 kế toán và 03 ngân quỹ.
Kế toán: Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của giám đốc hoặc người ủy quyền. Quản lí hồ sơ của khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ về ủy nhiệm thu và nhiệm chi, trã lãi tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, kết toán các khoản thu, chi trong ngày để xác định được vốn hoạt động của Ngân hàng, giúp ban lãnh đạo có cơ sở điều hành kịp thời các chỉ tiêu kế hoạch cũng như mọi hoạt động của chi nhánh. Thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước.
Ngân quỹ: Thực hiện các khoản thu, chi tiền mặt với sự xác nhận của phòng kế toán, có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu hằng ngày trong kho. Đảm bảo các tài khoản có giá trị trong kho cũng như giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng, khách hàng sẽ nộp và lãnh tiền tại ngân quỹ, kết hợp kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối và sử dụng vốn hàng ngày để trình giám đốc.
20
3.2.3 Khái quát kết quả kinh doanh 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 năm 2013
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Lợi nhuận không chỉ là mục tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức độ rủi ro ở mức thấp nhất. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Hỏa Lựu trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh của mình. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua, ta xét hai bảng số liệu 3.1 và 3.2 dưới đây:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 của NHNo&PTNT Chi nhánh Hỏa Lựu
Đơn vị tính: Triệu đồng 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Năm Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 42.437 100,00 46.151 100,00 51.307 100,00 3.714 8,75 5.156 11,17 Thu từ hoạt động tín dụng 39.931 94,10 44.477 96,37 49.688 96,84 4.546 11,38 5.211 11,72 Thu ngoài tín dụng 2.506 5,90 1.674 3,63 1,619 3,16 (832) (33,21) (55) (3,27) Tổng chi phí 36.072 100,00 38.893 100,00 43.290 100,00 2.821 7,82 4.397 11,31 Chi trả lãi 30.501 84,56 33.917 87,21 34.526 79,75 3.416 11,20 608 1,79 Chi ngoài lãi 5.570 15,44 4.976 12,79 8.765 20,25 (595) (10,68) 3.789 76,15 Lợi nhuận 6.366 - 7.258 8.017 - 892 14,02 759 10,45 Nguồn: phòng tín dụng
21
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 của NHNo&PTNT Chi nhánh Hỏa Lựu
Đơn vị tính: Triệu đồng
6/2012 6/2013 Chênh lệch
Năm
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Tổng thu nhập 23.927 100,00 25.885 100,00 1.958 8,18 Thu từ hoạt động tín dụng 23.068 96,41 24.900 96,19 1.832 7,94 Thu ngoài tín dụng 859 3,59 985 3,81 126 14,64 Tổng chi phí 19.441 100,00 20.866 100,00 1.425 7,33 Chi trả lãi 15.543 79,95 17.864 85,61 2.321 14,93 Chi ngoài lãi 3.898 20,05 3.002 14,39 (896) (22,98)
Lợi nhuận 4.486 - 5.019 - 533 11,88 Nguồn: phòng tín dụng 42.437 46.151 51.307 23.927 25.885 36.072 38.893 43.290 19.441 20.866 6.366 7.258 8.017 4.486 5.019 - 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000
NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 6/2012 6/2013
Năm Triệu đồng Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận Nguồn: phòng tín dụng
Hình 3.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 6 tháng 2012 và 2013
3.2.3.1 Tổng thu nhập
Nhìn chung, tổng thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm có dự tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, thu nhập năm 2011 tăng 3,714 triệu đồng (tăng 8.75%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 5,156 triệu đồng (tăng 11.17%) so với năm 2011.
22
Điều này cho thấy mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển. Nguyên nhân của sự tăng thu nhập này chủ yếu là do trong năm 2011 và 2012, Ngân hàng tăng doanh số cho vay làm tăng thu lãi. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng có những khoản thu nhập bất thường từ những khoản nợ xấu đã xử lý trước đây mà chưa thu hồi được nợ. Có thể thấy, thu nhập của Ngân hàng có được từ hai nguồn: thu từ hoạt động tín dụng và thu ngoài tín dụng. Trong đó, nguồn thu chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng (luôn chiếm tỷ trọng trên 94% tổng thu nhập) và có xu hướng tăng qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy nguồn thu của Ngân hàng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động cho vay – mang tính rủi ro cao và tốn nhiều chi phí. Trong khi đó, nguồn thu từ các dịch vụ chiếm chỉ khoảng 4% và có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý chung của người nông dân là thích giao dịch bằng tiền mặt trong làm ăn, giữ vàng khi tình hình kinh tế có nhiều biến động như trong giai đoạn 2010-2013. Chỉ một số ít khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các giao dịch chuyển tiền trả lương nhân viên, thanh toán qua thẻ để tiện cho việc quản lý và hưởng lãi suất tiền gửi. Thêm vào đó, doanh nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua làm ăn khó khăn nên lượng giao dịch cũng ít đi. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế ổn định trở lại nên thu ngoài lãi tăng 14,64% (hay tăng 126 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước.
3.2.3.2 Tổng chi phí
Nhìn chung, tổng chi phí của Ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng tăng, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2012 thì tốc độ tăng của chi phí lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập. Trong đó, chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 79% tổng chi phí) và tăng nhanh. Riêng về chi phí ngoài lãi thì chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí (nên không ảnh hưởng nhiều đến Ngân hàng) và nhìn chung có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu: một là trong thời gian qua, Ngân hàng gia tăng nhanh nguồn vốn (cả vốn huy động và vốn điều chuyển) để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương làm tăng chi phí trả lãi cho nguồn vốn, đặc biệt là trả lãi cho vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên; Hai là do trong thời gian qua, Ngân hàng có thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi dự thưởng, trích lập dự phòng rủi ro nhiều, điều đó đã làm phát sinh nhiều chi phí hơn cho Ngân hàng. Tuy nhiên thì sự tăng chi phí không làm suy giảm lợi nhuận của Ngân hàng vì những đồng vốn được Ngân hàng sử dụng hiệu quả và tạo ra nguồn thu nhập cho Ngân hàng.
23
3.2.3.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của Ngân hàng, là điều kiện để Ngân hàng tồn tại và phát triển. Đó là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà Ngân hàng đã bỏ ra để tạo nên nguồn thu nhập đó. Trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng đã tạo ra mức chênh lệch này khá cao và luôn tăng qua các năm. Cụ thể, lợi nhuận năm 2011 là 7.258 triệu đồng, tăng 14,02% so với 2010, năm 2012 là 8.017 triệu đồng, tăng 10,45% so với 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 là 5.019 triệu đồng, tăng 11.88%. Có được kết quả đó một phần là nhờ Ngân hàng mở rộng quy mô, cố gắng, kiên quyết trong công tác thu nợ, giải quyết các khoản nợ xấu của Ngân hàng trong thời gian qua.
3.2.4 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 2010-2012
3.2.4.1 Thuận lợi
Trong thời gian qua, hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng có những thuận lợi sau đây:
Ngân hàng có được đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình và tâm