Hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp

Một phần của tài liệu vùng đất an giang thời kỳ 1757 1867 (Trang 87 - 92)

2. Tình hình kin ht ế

2.2Hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp

An Giang có nghề trông dâu, nuôi tằm là nổi tiếng nhất. Theo Địa bạ triều Nguyễn,

năm 1836 huyện Đông Xuyên có diện tích trồng dâu, bông vải 423 mẫu [l1,221], tổng An Thành 77 mẫu [11, 232], tổng An Lương 345 mẫu [11, 223]. Ở đây rải rác trong các thôn, ấp người dân trồng dâu nuôi tằm nên được mệnh danh là “xứ tằm tang”. Người dân tự mình tìm ra chất liệu nhuộm như lá bàng, lá chàm, vỏ dà, cây vang, đặt biệt là trái mặc nưa dành để nhuộm lụa và lãnh đen. Lụa Tân Châu, lãnh Mỹ A nổi tiếng là đẹp, được ưa chuộng khắp đất Nam bộ. Sang Campuchia được hoàng tộc Campuchia ưa chuộng hơn cả xá xị Xiêm của người Thái. Trong nghề trồng dâu nuôi tằm, người Chăm làm ra những sản phẩm đẹp nhất.

Làm mắm, làm khô, làm nước mắm tồn tại như là một nhu cầu của mỗi nhà ở khắp đồng bằng sông Cửu Long. Vì vào mùa nước cá rất nhiều không dùng hết, người dân đem xẻ cá phơi khô hoặc ủ làm mắm, nấu lên làm nước mắm dùng trong cả năm. Ở Châu Đốc nghề làm mắm phát đạt, dần trở thành nghề truyền thống nổi tiếng cho đến hôm nay. Đặc sản là mắm khô cá lóc, cá trèn, cá rô, mắm ruột.

Một nghề nổi tiếng ở An Giang hiện nay không còn, đó là nghề nấu dầu từ cá linh. Mỗi năm vào mùa cá linh lên (đúng ngày 10 tháng 10 ÂL bắt đầu), dọc theo hai bờ sông Tiền nhất là khúc từ biên giới đến sông Vàm Nao, người ta kéo cá suốt cả ngày lẫn đêm. Vào “những đêm không trăng người trong thôn đốt đuốc sáng ánh cả khúc sông Tiền” [23,83]. Cá không tính bằng cân hoặc kí mà bằng giạ như giạ gạo (l giạ=45 1ít) . Dọc theo sông Tiền, dân An Giang đào nhiều miệng lò, cá linh nấu cả con, khi thấy dầu nổi lên dùng gáo dừa hớt đổ vào thùng. Mỗi nhà thường nấu được 10 thùng để thắp đèn cả năm, còn lại họ đem bán nên hầu như khắp miền Tây ai cũng đốt dầu cá linh chứ không dốt dầu mù u hoặc dầu phông. Xác cá Linh dùng làm phân bón cho cây rất tốt. Cá linh còn dùng để nấu nước mắm gọi là nước mắm nhĩ như người miền biển dùng cá cơm.

Nghề mộc của dân chợ Thủ (huyện Chợ Mới) nổi tiếng khắp đồng bằng sông Cửu Long. Bàn ghế, giường tủ được đóng rất sắc sảo. Trong ngôi nhà trên các cánh cửa, khuôn đổ, bao lam, cột được trang trí bằng cách khắc gỗ. Nhiều đề tài như lưỡng long chầu nguyệt, bát tiên, nhị thập tứ hiếu, mẫu đơn, sen, cò...

Ở xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới còn có sản phàm gốm đen. Người dân ở đây đã sử dụng một loại đất đặc biệt trong vùng để chế tác và nung một loại gốm đen hiếm thấy trong nước. Đây có thể là một sự kế tục độc đáo hệ gốm đen trong văn hóa Óc Eo [28,152]. Người Khơme sóc Phnom Pi thuộc xã Châu Lăng - huyện Tri Tôn được coi là một trong hai “Sóc gốm” ở đồng bằng Nam Bộ. Sản phẩm có hai chủng loại là đồ đun nấu: nồi, cà ràng, cà om...

Nghề làm đường thốt nốt phát triển trong cộng đồng người Khmer và đây là công việc chỉ dành cho đàn ông Khơme. Muốn trèo lên cây thốt nốt người ta phải buộc dây vào thân cây một cây tre dài có đốt để leo lên ngọn, khi lấy nước thốt nốt phải dùng hai kẹp tre tròn để ép chùm hoa đực, kẹp tre dẹp để ép chùm hoa cái. Ngày đầu ép nhẹ thanh tre, hai ngày sau mới ép thật mạnh. Sau đó dùng dao sắc vạch một nhát vào cuống chùm hoa để xem nước đường chảy như thế nào, nếu nước chảy đều thì không ép thêm nữa mà buộc ống tre để hứng lấy nước. Thốt nốt được trồng khắp nơi trong vườn nhà, bên đường đi, bờ

ruộng, gò đầu tạo thành cảnh quan đặc thù của người Khmer. Đường Thốt nốt có vị ngọt thanh và thơm đặc biệt là đặc sản rất được ưa chuộng trên thị trường. Cho đến nay nghề làm gốm, nghề làm đường thốt nốt của người Khơme vẫn còn bảo lưu, là một bộ phận sinh hoạt kinh tế truyền thống của tộc người.

Những nghề thủ công phục vụ cho gia đình như đan lát đồ mây tre (rổ, rá, thúng...) mỗi người trong gia đình từ già đến trẻ đều biết làm công việc nàv. Nghề nhổ bàng, đan đệm cũng rất phát triển vì nguồn nguyên liệu rất phong phú (cây bàng rất thích hợp với vùng trũng thấp, nhiễm phèn). Địa danh Nhà Bàng (Tịnh Biên) có lẽ phần nào phản ảnh hoạt động của nghề này trước kia.

Nghề làm cối đá và các vật dụng bằng đá ở An Giang cũng là một ngành nghề đặc biệt nổi tiếng khắp cả nước vì chỉ có thể sản xuất được ở vùng núi Sập.

Trong hoạt động buôn bán, người dân An Giang thường chèo thuyền đi xa để bán sản phẩm của mình. Cư dân ở bãi Doanh Châu “hồ chằm có nhiều tôm cá...bắt về đem ướp mắm hoặc phơi khô, rồi đan tre đóng bè đem bán các nơi, mối lợi rất lớn” [44,183]. Theo thời vụ của cây trồng, vật nuôi và từ những sản phẩm, sản vật có được trong sản phẩm thủ công nghiệp, khai thác tài nguyên của núi rừng, sông nước...hàng hóa được trao đổi ở các chợ địa phương. Sản vật chủ yếu là lúa gạo, vải, lụa, trừu, sáp ong, da nai, gân hươu, bóng cá, da tê, sừng tê, hạt sen, tôm khô [44,198].

Các trung tâm chợ hình thành dần theo tiến trình lịch sử sách Đại Nam Nhất Thống Chí liệt kê ở tỉnh An Giang vào năm 1836 có các chợ: Tân Phú Đông, Tân Thuận, Mỹ An, Long Hậu đều ở huyện Vĩnh An, Tú Điền, Bình Thành Đông đều thuộc huyện Đông Xuyên. Đến 1867, hình thành một số chợ lớn hợp tại các nơi: Châu Phú (Châu Đốc), Đông Xuyên (Long Xuyên), Thạnh Hóa (Mỹ Phước), Long Sơn (Tân Châu), Chơ Thủ (Chợ Mới), Thường Lạc, Bình Thạnh Tây [11,88].

Qua liệt kê trên ta thấy An Giang tuy nằm trên con đường trung chuyển, kiểm soát hàng hoa, sản vật từ Ba Thắc (Sóc Trăng) sang Phnôngpênh tuy không có những tụ điểm đầu mối buôn bán nổi tiếng như Đồng Nai, Bến Cá, Tân Kiểng, Bến Nghé, Long Hồ (Vĩnh Long), Bãi Xâu (Sóc Trăng)...nhưng cũng là một tụ điểm buôn bán. Sách Gia Định thành

thông chí trong mục Trấn Hà Tiên viết “ghe thuyền ở sông biển đến neo tấp nập, người

buôn tụ hội đông đảo, mua bán lúa gạo ở Đông Xuyên và An Giang” [8,89]. Điều đó chứng tỏ rằng thương nghiệp An Giang chỉ phát triển trong chừng mực nào đó, dân An Giang sống chủ yếu bằng nghề nông và một số ngành nghề khác như trên đã trình bày. Ngoài địa hình đồng bằng, An Giang còn có dạng địa hình đồi núi kéo dài gần 100 km theo vành đai cánh cung. Khởi đầu từ xã Phú Hữu huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, đến xã Vọng Thê, Vọng Đông kết thúc ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn. (Gia Định thành thông chi liệt kê An Giang bấy giờ có 19 ngọn núi, Đai Nam nhất thống chí liệt kê 21 ngọn núi)

Vùng núi nay xưa kia rừng rậm trùng điệp, hệ thực vật và động vật phong phú, trong rừng có nhiều cây thuốc như hoắc hương, hương phụ, tử tô, bạch thược, đậu khấu, sa nhân, thược dược [198], có nhiều loại gỗ quí như Giáng Hương, Cây Đồng, Mù U, cây Sao [197]. Động vật có hổ, báo, nai, hươu, cáo, vượn, khỉ, voi, phượng hoàng, bồ câu, cò, én...

Với nguồn động thực vật phong phú, nghề khai thác rừng ở An Giang rất phát triển, sử ghi lại đời Minh Mệnh có một đơn xin lập một bộ ở làng Vĩnh Hội thuộc tỉnh An Giang, gọi là “ thuộc tỉnh biệt nạp lạp hộ “. Đây là nhóm thợ săn 7 người, nhận thuế khoán, đóng bằng hiện vật hàng năm đến 150 cân ngà voi. Ngoài ra còn có nghề lấy mật ong và tìm các hái các cây thuốc trong rừng, để làm sản vật trao đổi.

Đất An Giang mênh mông với những rừng lá dừa nước tối trời, những dẫy thốt nốt ở khắp mọi nơi, những vùng trũng ngập nước quanh năm ... rải rác đó đây, nơi nào có khói vương tỏa mới biết là có người sinh sống. Người Khơme sống trên những giồng đất cao, người Việt định cư ở những vùng thấp hơn. Một thời gian dài, lưu dân hầu như tự khai khẩn và lo toan tất cả... các xóm làng định hình, người dân đông hơn, công cuộc khẩn hoang hầu

như tự phát. Năm 1802 vua Gia Long gọi tên vùng đất mới nay là Châu Đốc tân cương - một vùng biên giới mới và bắt đầu mộ dân đến ở. Vào những năm 20 của thế kỉ XIX dưới triều Minh Mệnh vùng đất này mới thật sự khởi sắc với việc đào kênh Thoại Hà (nối thành phố Long Xuyên với Kiên Giang ngày nay) đặt bước đi đầu tiên cho việc khai khẩn vùng đất phía từ hữu ngạn sông Hậu đến Kiên Giang tức vùng Đông Bắc An Giang. Tiếp theo kênh Thoại Hà nhà Nguyễn đào thêm kênh Vĩnh Tế, nối vùng đất dọc biên giới từ hữu ngạn sông Hậu tới Hà Tiên, mở rộng địa bàn định cư sang phía Đông Nam [phần phụ lục trang 180] tạo nên bước đột phá trong việc định cư, phát triển kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp...

Lúc này vùng đồng bằng úng lụt giữa hai con sông Tiền và Sông Hậu vẫn còn là một thách thức đối với người khai hoang. Vua Thiệu Trị, người kế tục triều Minh Mệnh đã tiếp tục công cuộc khai khẩn đất An Giang, cho đào Kênh Vĩnh An nối sông Tiền, sông Hậu và Kênh Trà Sư, để ngăn lũ núi, rửa phèn, dẫn nước phù sa, khai thác vùng đất từ Châu Đốc đến Nhà Bàng, Lộ Tẻ, Mặc Cần Dưng đi Tri Tôn. Công cuộc đào kênh này đã bước đầu đặt nền tảng cải tạo vùng đất trũng giữa sông Tiền, sông Hậu...

3/4 công trình thủy lợi đã tiến hành ở An Giang và không có sự cực khổ nào làm nhân dân quản ngại. Vùng hoang sơ, thâm u, nê địa... trước đây đã gặt được những hạt lúa bội thu, biểu hiện của sự phồn thịnh trên vùng đất mới - người Việt xứng đáng với vai trò chủ lực của mình, cộng đồng cư dân An Giang chính là chủ nhân chân chính của vùng đất này. Những chủ trương của nhà Nguyễn trong việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị như: di dân, đào kênh, mở đường, mộ dân khai hoang, dưỡng sức dân... trên đất An Giang cũng đã thể hiện tầm nhìn xa rộng và chiến lược của nhà Nguyễn về vùng đất mới này.

Do sự hạn chế của trình độ sản xuất, chiến tranh làm người đến cũng nhiều và người bỏ đi cũng không ít... vùng trũng ở giữa sông Tiền sông Hậu đất vẫn ngập nước vì kênh Thoại Hà, Vĩnh Tế, Vĩnh An, Trà Sư không đủ sức tải lũ. Vùng đất phía Tây Nam rộng lớn vẫn thưa dân, người đến chỉ cư ngụ dọc theo 2 con kênh, Vĩnh Tế, Vĩnh An hoặc đặt những bước chân đầu tiên khai thác vùng Thất Sơn, Tịnh Biên.

Đất An Giang đã được đánh thức nhưng vùng nê địa vẫn còn nhiều, những nguồn lợi của thiên nhiên vẫn chưa được khai thác hết. Nhưng những điều đã làm được trong hơn 110 năm đã đặt nền tảng cho công cuộc khai phá mở mang ở những giai đoạn.

Một phần của tài liệu vùng đất an giang thời kỳ 1757 1867 (Trang 87 - 92)