Chống giặc ngoại xâm

Một phần của tài liệu vùng đất an giang thời kỳ 1757 1867 (Trang 132 - 166)

2. Người AnGiang trong đấu tranh xã hội

2.2.Chống giặc ngoại xâm

3.2.2.1 Bảo vệ biên giới

Từ bỏ chốn chôn nhau cắt rốn nơi quê cha đất tổ vì cuộc sống có nhiều thăng trầm biến động, những nông dân nghèo khó nhưng gai góc, những tội đồ bướng bỉnh, những lính thú cứng đầu và cả những người Hoa không hàng phục... đã hội ngộ và cùng chung sức đấu tranh với thiên nhiên. Qua bàn tay cần lao, qua tháng ngày...vùng đất xa lạ trong tâm thức trở nên gần gũi với tên gọi quê hương. Ý thức phản kháng, nổi dậy, khát khao cuộc sống tự do...được nung đúc trong hoàn cảnh mới thành ý chí kiên cường, thành tinh thần bất khuất hiên ngang, thành tâm thế cứng cỏi quyết tâm bảo vệ vùng đất quê hương. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới, bảo vệ vùng đất thuộc chủ quyền đã được pháp lí công nhận, đặc biệt là đấu tranh chống xâm lược, chống các thế lực đen tối, người An Giang đã tỏ rõ phí phách, kiên cường bất khuất, chấp nhận hy sinh.

Đánh giá vị trí chiến lược của vùng đất An Giang vua Gia Long nói “địa thế Châu Đốc, Hà Tiên không kém Bắc Thành” [8,82] vì giữa ta và Cao Miên tuy biên giới kéo dài

không chỉ giáp ranh An Giang mà còn giáp trấn Phiên An và Đồng Tháp Mười nhưng con đường chiến lược là sông Cửu Long.

Việc kiểm soát sông Tiền, sông Hậu là vấn đề chúa Nguyễn và cả nhà Nguyễn quan tâm nhất. Về mặt quân sự, muốn đem quân lên Cao Miên phải cho chiến thuyền ngược sông Tiền Giang để đến Ba Nam rồi Nam Vang. Ngược lại cũng với Tiền Giang đối phương có thể từ Nam Vang đổ xuống nhanh chóng rồi thọc vào Định Tường đánh vào thủ phủ của ta là vùng cù lao Phố, nòng cốt của Biên Hòa và Bến Nghé Sài Gòn nòng cốt của Gia Định. Kinh nghiệm cho thấy con đường từ Hậu Giang lên Cao Miên quá xa không thuận bằng từ Tiền Giang nên đồn biên phòng ở An Giang được trên đầu nguồn cả hai con sông đó là đồn Châu Đốc và đồn Tân Châu trong đó Tân Châu ở vị trí “ Chính thủ” tức là đồn chính.

An Giang là điểm “ yếu địa biên phòng”, là cửa ngõ để vào đồng bằng Nam Bộ do vậy nhà Nguyễn bố trí hàng loạt các đồn bảo dọc sông Tiền, sông Hậu và dọc theo biên giới từ Châu Đốc đến Hà Tiên.

Năm 1757 đặt đạo Châu Đốc và đạo Tân Châu canh giữ đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu. Năm Gia Long thứ 14 (1815) với nhận định Châu Đốc là nơi yếu địa dùng làm hậu bị cho Nam Vang và Hà Tiên khi có biến, là vị trí tiền tiêu có tính chiến lược của đồng bằng Nam bộ thời bây giờ, vua Gia Long sai trấn thủ Vĩnh Thanh là Lưu Phước Trường huy động dân binh khoảng 3.000 người đắp đồn Châu Đốc.

Đồn Châu Đốc ở phía Đông sông Vĩnh Tế thuộc Hậu Giang. Vào năm 1815, Gia Long thứ 14, trân thủ Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường “mang quân, dân 3.000 người, mỗi người được cấp lương tháng 2 quan tiền, 1 phương rưỡi gạo, ngày 4 tháng 12 khởi công đắp đồn 6 góc (hình lục giác), từ đằng trước đến đằng sau 324 tầm (789 mét), từ tả sang hữu 164 tầm (330 mét), tả hữu đều hai cửa, sau mở một cửa (mặt sau) cao 7 thước (3m5), chân lũy dày 6 tầm (14m5), tọa ngôi kiền (tựa hướng Tây Bắc) hướng tốn (ngó tới hướng Đông Nam). Bên hữu thì liền sông lớn, ba mặt tiền, tả, hậu đào hào rộng 20 tầm (49m), sâu 11 thước (5m) chảy ra sông lớn. Trong đồn có phòng quân, kho thóc, súng lớn cùng quân khí

đủ cả. Lấy lính 4 trấn cùng quân đồn Uy Viễn mỗi phiên 500 người đóng thú” [ 8,198.]. Đến năm 1834 Minh Mệnh triệt phá đồn cũ xây dựng đồn mới kiên cố hơn. Sách Đại Nam nhất

thống chí mô tả “Thành trì tỉnh An Giang: Chu vi cao 262 trượng, cao 9 thước, mở ba cửa ở

phía trước, phía tả và phía hữu; mặt ngoài trồng tre, bốn mặt đào hào sâu 6 thước, phía ngoài hào đắp đê gọi là Hộ Hà, cao 2 thước 7 tấc; ở địa phận huyện Tây Xuyên. Thành này trước là bảo Châu Đốc, đắp từ năm Gia Long thứ 15 “[44,165].

Sông Tiền là cửa ngõ vào Gia Định, Định Tường, nhà Nguyễn thiết lập đến 3 đạo. Theo cách bố trí của Trần Văn Xuân, đạo Tân Châu là đồn chính bản doanh đặt tại cù lao Giêng, đạo Chiến Sai (chợ Thủ) ở phía Đông, đạo Hùng Ngự (Hồng Ngự) ở phía Tây.

Đồn Châu Giang (1757 là đạo Tân Châu thuộc Tiền Giang, nay cũng là huyện Tân Châu). Đạo Tân Châu trước đó bị xói lở, sóng gió dữ dội nên năm 1818 “tả quân phó tướng hành Vĩnh Thanh trấn thủ Nguyễn Văn Xuân chọn đất đổi lập ở chỗ thương lưu, cách đồn cũ 1 dặm, đắp đồn hình vuông tọa ngôi quý hướng về đinh, mỗi mặt 30 tầm, cao 6 thước 5 tấc, chân lũy dày 3 tầm, trên mặt lũy đều thu lại 4 thước. Bốn mặt chỗ chính giữa đều đắp nhô ra, hình như bát giác. Mặt tả bên hữu đều mở một cửa ở chỗ gần góc trước. Hào rộng 3 tầm, dài 4 tầm mặt trước, mắt hữu cách sông 35 tầm. Đổi tên là Đồn Châu Giang, làm chỗ trú phòng thú ngự “ [8,199].

Đến thời Thiệu Trị, dọc theo biên giới từ Tân Châu đến Hà Tiên có 30 đồn lớn nhỏ: bảo đất Vĩnh Tế (1834), Vĩnh Thông (1835), An Lạc (1840), Châu Giang Bình Di (1841), Vĩnh Lạc, Thân Nhơn, Giang Nông, Vĩnh Thành (1842), Tân Châu (1845), Cần Thăng (1844), Bắc Nam (1845), Nhơn Hội (1846),Vĩnh Gia (1847)... Dọc theo biên giới từ Châu Đốc đến Hà Tiên còn có hệ thống phòng vệ là kênh đào Vĩnh Tế. Để thuận lợi nhanh chóng cho việc chuyển quân thủy bộ từ sông Tiền sang sông Hậu có kênh đào Vĩnh An. Với hệ thống phòng vệ đó, trong suốt hơn một thế kỉ, An Giang với vai trò tiền đồn đã đương đầu với nhiều cuộc đụng độ lớn nhỏ.

Trong quá trình thực hiện chính sách bành trướng lãnh thổ về phía Đông, Xiêm không chỉ xâm chiếm Lào, Campuchia mà còn nhiều lần đem quân tấn công Hà Tiên, Châu Đốc. Trong những lần va chạm đó có 4 chiến sự lớn diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long liên quan đến An Giang.

_ Năm 1771 quân Xiêm đem quân xâm lược nước ta với qui mô lớn, nhằm vào cảng Hà Tiên, nơi mà giới cầm quyền Xiêm luôn muốn chiếm lấy vì có vị trí địa lí thuận lợi, tấp nập thuyền bè, thương mại phồn thịnh. Khi ấy Mạc Cửu khi ấy đã quy thuận chúa Nguyễn.

Hà Tiên thất thủ, Mạc Thiên Tứ chạy đến Châu Đốc rồi qua Tân Châu. Tống Phước Hiệp đem quân từ dinh Long Hồ đến chiếm lại Châu Đốc. Quân Xiêm tiếp tục theo sông Hậu tràn xuống Cường Thành, đến đây quân ta chặn đánh phá hủy nhiều chiến thuyền của giặc. Với quyết tâm chiếm Hà Tiên, quân Xiêm tiếp tục tăng viện binh chiếm đóng Hà Tiên suốt 2 năm.

Năm 1772 từ Bình Khương (Khánh Hòa), Bình Thuận, Đàm Ân Hầu Nguyễn Cửu Đàm đem hơn 10.000 quân chiếm lại Hà Tiên, theo sông Tiền, sông Hậu đuổi quân Xiêm ra khỏi lãnh thổ.

_ Thời kỳ Tây Sơn (1777-1787), Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm. Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem hơn ba vạn quân sang xâm lược nước ta. Một cánh quân thủy theo đường vịnh Thái Lan vào sông Tiền chiếm Rạch Gầm -Xoài Mút (Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), một cánh quân bộ tràn qua biên giới Châu Đốc cướp bóc, chiếm đóng. Cùng với chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút quân Xiêm buộc phải rút khỏi biên giới nước ta.

_ Từ khi vương triều Nguyễn xác lập (1802) vùng Châu Đốc được an cư lạc nghiệp trong khoảng 30 năm. Đến năm Minh Mệnh thứ 9 (1828) đã có những tín hiệu chiến tranh, nhiều cuộc xung đột lớn nhỏ ven biển, mối quan hệ ngoại giao không còn hữu hảo như thời Gia Long. Đến năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) cơ hội để Xiêm can thiệp tấn công vào Việt Nam đến khi Lê Văn Khôi nổi binh chống lại nhà Nguyễn. Lê Văn Khôi đã cho người sang Xiêm xin tiếp viện, hứa sau thắng lợi sẽ phân chia Nam kì, cắt đất đền ơn, chịu thuần phục

và cung cấp “gái đẹp, ngọc lụa” cho vua Xiêm [60,341]. Vua Rama III dốc lực lượng cả nước chia quân làm 5 cánh tấn công Đại Việt, 3 cánh quân tấn công vào một số nơi ở miền Trung: Cam Lộ ở Quản Trị, Trấn Ninh, Lạc Biên ở Nghệ An. Vua Minh Mệnh nhận định “Đây bất quá là giặc xa đưa thanh thế, để chia sẻ binh lực của ta đấy thôi, trận đánh An Giang ta thu nhiều thắng lợi, liệu giặc còn làm gì hay hơn nữa” [49,147].Cánh quân quan trọng nhất do vị tướng Xiêm Chaophraya Bođin (sử Việt Nam gọi là Chiêm Phi Nhã Chất Tri) bộ trưởng bộ nội vụ lừng danh đã từng phá hủy thành Viêng Chăn, chiếm đóng vương quốc Vạn Tượng, cánh tay phải của vua Rama III chỉ huy 40.000 quân tấn công vào An Giang. Cánh quân thủy do PhraKlang (sử Việt Nam gọi là Chiêu Phi Nhã Phật Lăng) bộ trưởng bộ ngoại thương kiêm bộ trưởng bộ chiến tranh chỉ huy 10.000 quân thủy tấn công Hà Tiên. Cánh quân của Chaophraya Bodin “vượt Campuchia sang chiếm thành Châu Đốc nằm ở cửa kênh Vĩnh Tế để phối hợp với cánh quân thủy của PhraKlang cũng sẽ đến đấy”[60,342].

Vua Minh Mệnh cử Lương Tài Hầu Trần Văn Năng, Tham tán Trương Minh Giản và Nguyễn Xuân, Tống Phước Lương làm Thảo nghịch tả tướng quân, Phạm Văn Thúy làm Thảo nghịch hữu tướng quân chỉ huy quân thủy, bộ ra trận. Với chiến thuật thủy chiến hỏa công vua Minh Mệnh quyết tâm đánh cho quân Xiêm “không còn mảnh áo giáp, chiếc bánh xe mà về nước”[49,147].

Chiếm được Hà Tiên, PhraKlang để lại một đội pháo nhỏ rồi tiến về Châu Đốc để hội quân với Bodin. Châu Đốc và Hà Tiên thất thủ. Vua Minh Mệnh tăng cường cho An Giang 10 chiến thuyền, 2.000 cân thuốc súng, 10 khẩu đại bác, mỗi khẩu 100 viên. An Giang chọn thêm 100 hương dõng vừa phòng thủ vừa chi viện cho Hà Tiên. Tướng Nguyễn Văn Xuân đến An Giang với số hương võng 1.500 người do Thái Công Triều chỉ huy. Vĩnh Long vận chuyển đến An Giang 5.000 phương thóc.

Sau khi chiếm được Châu Đốc, Hà Tiên quân Xiêm theo sông Tiền đến Vàm Nao vào cuối tháng 11-1833 với một lực lượng gồm 20.000 quân và 350 chiến thuyền. Vàm Nao trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và Xiêm. Thái Công Triều cho rằng: chiếm

được chồ hiểm ấy ( Vàm Nao) thì giặc không thể tung hoành được. Nếu để mất Vàm Nao thì đồn chợ Thủ sẽ không giữ được. Từ đó giặc có thể đe dọa Vĩnh Long, Định Tường. Tham tán Trương Minh Giản và Nguyễn Xuân chặn đánh quân Xiêm tại Vàm Nao buộc chúng phải rút lui “quân ta hò reo đuổi gấp, phóng lửa đốt cháy thuyền giặc hơn 10 chiếc, chém bắt được rất nhiều”[49,147].

Một tháng sau, đầu năm Giáp Ngọ 1834 quân Xiêm lại xuống sông Tiền lần này chiếm được Vàm Nao (là một đoạn sông ngắn dài khoảng 2km, nơi nối liền sông Tiền và sông Hậu. Do mực nước giữa hai con sông chênh lệch rất lớn nên nước sông Vàm Nao chảy xiết “Vàm Nao nước chảy đứt đuôi xà“. Nguyễn Hữu Cảnh khi vào Nam kinh lí đi qua sông này đổi tên thành Thuận Cảng). Ta phải lui về rạch Cổ Hũ ( Chợ Thủ - trên đoạn sông ngắn này có một chỗ dòng sông thắt lại như cổ của một cái hũ nên có tục danh cổ hũ. Nơi đó có thủ Chiến Sai, hiện nay thuộc huyện Chợ Mới), đóng đồn dọc hai bên bờ rạch, bố trí cơ động trên sông, chọn nơi đây là điểm quyết chiến chiến lược [phần phụ lục trang 184].

Quân Xiêm đem hơn 100 chiến thuyền, từ Vàm Nao xuôi xuống, dàn quân ngang giữa dòng sông để chống lại thuyền của quân ta và vây đánh đồn của ta đóng bên tả ngạn. Quản vệ giữ đồn là Phạm Hữu Tâm chống đánh, chém đầu chủ tướng Xiêm là Phi nhã Khổ Lặc và hơn hai mươi tên giặc.

Giặc lại dựng trại ngang đồn lũy của ta, ngày đêm dùng đại bác bắn phá. Ta được chi viện 300 binh và 7 thuyền. Giặc ở phía thượng nguồn nhân đêm tối, thừa lúc nước ròng theo hai bên tả hữu bờ sông, phóng lửa đốt thuyền của ta và đem quân đến bao vây đồn quân của ta ở tả ngạn.

Với quyết tâm hạ đồn Cổ Hũ, xâm nhập sông Tiền xuôi dòng xuống Vĩnh Long xuống Sa Đéc tới Rạch Gầm Mỹ Tho, đánh vào Gia Định tiếp ứng cho Lê Văn Khôi, bắt Nặc Ông Chân đang ở Vĩnh Long, chúng cho một cánh quân bọc phía sau định đánh úp các đồn ở hữu ngạn của ta. An Giang xin viện binh thêm 1.000 quân, quân Xiêm không thực hiện được ý định của mình.

Cuối cùng chúng phải quyết định quyết chiến một lần nữa tại Cổ Hũ (Chiến Sai). Quân Xiêm tiếp tục dùng hỏa công, thả bè lửa theo nước ròng chảy xiết để đốt chiến thuyền của ta. Quản vệ Phạm Hữu Tâm đốc binh đánh từ 3 giờ khuya đến 10 giờ trưa vô số quân giặc bị giết, thây chồng lên nhau, buộc chúng phải lui về cố thủ đồn Châu Đốc.

Với quyết tâm quét sạch quân Xiêm ra khỏi bờ cõi. Bình khấu tướng quân Trần Văn Năng trực tiếp chỉ huy thủy quân xuống An Giang trực tiếp chiến đấu nhằm chiếm lại Châu Đốc và Hà Tiên. Trần Văn Năng cho tham tán Nguyễn Xuân đem chiến thuyền đến Tân Châu trấn giữ để không cho quân Xiêm tràn qua sông Tiền mặt này. Trương Minh Giảng, Hồ Văn Huê, Tống Phước Lương vượt qua Vàm Nao truy kích giặc trên sông Châu Đốc. Giặc đóng quân ở hai bên bờ dùng súng đại bác bắn dữ dội, kháng cự quyết liệt quyết giữ thành Châu Đốc. Quân ta dàn quân dưới sông, trên bờ dựng đồn. Hai bên bắn nhau suốt ngày không phân thắng bại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để kết thúc chiến tranh, tạo áp lực buộc chúng rút lui khỏi đồn Châu Đốc, Trần Văn Năng trực tiếp cầm quân thủy, bộ theo ngả sông Giang Thành (dọc kênh Vĩnh Tế) giải phóng thành Hà Tiên.

Giặc trong thành Châu Đốc sau thời gian kháng cự đã cho thủy quân rút về trước, để lại hơn 10.000 bộ binh và voi ngựa cầm cự với quân ta. Khi nghe tin thành Hà Tiên thất thủ quân Xiêm đợi lúc đêm đến, quân ta mệt mỏi canh phòng sơ hở nổi lửa đốt kho tàng, nhà cửa, lúa gạo, tiền bạc rồi chạy trốn về nước. Khi quân Nguyễn vào thành Châu Đốc thu được 8 cỗ súng hồng y và 90 phương muối còn gạo, tiền bị đốt cháy gần hết. Theo tổng kết của nhà Nguyễn ở mặt trận An Giang Hà Tiên với chưa đến vài ngàn quân, quân ta đã đánh bại hơn 10.000 quân giặc, tiêu diệt 6, 7 tướng Xiêm và hơn 600 quân Xiêm, thu được nhiều thuyền , súng và khí giới[46,44].

Trận chiến tiêu diệt quân Xiêm trên sông Vàm Nao - Cổ Hũ - Châu Đốc thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta. Dù thế giặc mạnh gấp đôi, nhưng với cách

đánh sáng tạo, nắm chắc địa hình ta đã giành thắng lợi. Điều này khẳng định nhân dân vùng sông nước quyết tâm giữ gìn thành quả lao động của mình trên mảnh đất vừa khai phá.

_ Từ năm 1841 dưới thời vua Thiệu Trị tướng Xiêm bại trận lần trước là Chiêm Phi Nhã Chất Tri đem quân đến dựng đồn lũy ở bờ kênh Vĩnh Tế, Bảy Núi. Sau đó nhiều lần cho quân sang đánh đồn bảo của ta dọc biên giới. Quân binh ta chia làm nhiều cánh, càn quét và chiếm lại được 7 đồn ở bờ kênh Vĩnh tế. Giặc Xiêm ở vùng Bảy Núi nghe tin bỏ chạy về Xiêm.

Năm 1842 quân Xiêm theo sông Tiền, sông Hậu đổ xuống. Triều đình nhận định mất sông Tiền là mất An Giang, Vĩnh Long, Định Tường. Tướng Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Công Trứ đem binh thuyền phòng giữ cẩn mật những đồn ven sông Tiền: Thông Bình, Hùng Ngự, Tân Châu, An Lạc.

Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tấn Lâm, Nguyễn Lương Nhàn trấn giữ sông Tiền. Chiến thuyền từ Huế, quân từ Quảng Nam, Quảng Ngãi được đưa gấp vào chiến trường chính.

Giặc tập trung quân ở vùng Bảy Núi. Tướng Nguyễn Tri Phương, Lê Văn Đức, Tôn Thất Tường, Nguyễn Tấn Lâm, Lê Văn Phú chia quân làm 5 đạo, mỗi đạo 1.000 người, đem súng lớn bắn vào thành lũy giặc để hỗ trợ. Quân Xiêm bị đánh bật ra khỏi biên giới.

Sau khi bị đánh bại ở Bảy Núi quân Xiêm cứ đánh phá lẻ tẻ vùng biên giới. Năm 1845 từ bên kia biên giới giặc lại đánh vào Trường Lũy một hệ thống phòng ngự của ta dọc theo bờ kênh VĩnhTế. Mặc dù không vượt qua khỏi biên giới nhưng hành động này của

Một phần của tài liệu vùng đất an giang thời kỳ 1757 1867 (Trang 132 - 166)