Định hướng tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch huyện

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch huyện xuyên mộc (tỉnh bà rịa – vũng tàu) (Trang 102)

3.2.1. Những định hướng chính

Phát triển mạnh ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, ổn định và hiệu quả, trong đó kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong phát triển và điều tiết quản lý.

Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với tổ chức quản lý, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt phải giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá, bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển du lịch bền vững.

3.2.2. Định hướng tổ chức kinh doanh

Sự phát triển du lịch phải được coi là nhiệm vụ chung của tất cả các ngành, các cấp với sự thống nhất cao, phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách có hiệu quả mối quan hệ giữa du lịch với các ngành khác. Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch với những cơ chế, chính sách bình đẳng đối với mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau:

+ Cổ phần hóa một số doanh nghiệp Nhà nước, tạo hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế phát triển theo đúng pháp luật và có hiệu quả.

+ Ưu tiên vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án du lịch có quy mô lớn, còn các dự án quy mô nhỏ thì phải thu hút vốn trong dân,vốn liên doanh liên kết trong và ngoài tỉnh.

+ Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vui chơi giải trí, tổ hợp thể thao, thương mại mua sắm và các hình thức khác, tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng.

Hoạt động kinh doanh du lịch phải được tổ chức trên quan điểm phát triển bền vững, khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch gắn với việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, đặc trưng văn hoá địa phương, bảo vệ, tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử, môi trường sinh thái. Phát triển du lịch quốc tế là định hướng chiến

lược nhằm thu ngoại tệ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời coi trọng phát triển du lịch nội địa để tích luỹ đầu tư.

- Định hướng sản phẩm: Trong cơ chế thị trường hiện nay, nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu đó cần phải đa dạng hoá các sản phẩm du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Có như vậy mới làm tăng khả năng cạnh tranh đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh du lịch. Ngoài những sản phẩm chung cần có những sản phẩm mang tính đặc trưng văn hoá, sinh thái của một vùng, một địa phương, nghiên cứu khai thác sản phẩm du lịch, khắc phục được tính thời vụ. Trên cơ sở tiềm năng du lịch của huyện, hướng đến những đòi hỏi của thị trường, sản phẩm du lịch đặc trưng của Xuyên Mộc gồm: Du lịch nghỉ dưỡng rừng - biển – hồ, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, Du lịch thể thao rừng - biển – hồ, tham quan vườn thú Safari – Bình Châu, mô hình Vườn treo Babylon, Du lịch vui chơi giải trí cao cấp, giải trí có thưởng phong cách Las Vegas, Du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu - hồ – biển, Du lịch cuối tuần, sinh thái đồng quê. Du lịch thương mại - hội nghị, hội thảo (MICE), Du lịch tham quan di tích Lộc An, lễ hội – sự kiện,..

- Định hướng thị trường:

+Thị trường khách quốc tế

Việt Nam gia nhập WTO nên lượng khách quốc tế trong thời gian tới sẽ tăng nhanh, đặc biệt là khách từ châu Au và châu Mỹ. Khách quốc tế đến huyện Xuyên Mộc chủ yếu bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Một phần khác là những người đến làm ăn, cư trú ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, đến Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện Xuyên Mộc vào những ngày cuối tuần, dịp Lễ Tết cùng với gia đình, bạn bè. Dự báo thị trường Đông Bắc Á sẽ chiếm thị phần lớn nhất, phát triển trong thời gian tới.

+Thị trường khách nội địa

Chủ yếu vẫn là từ TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, còn lại là các tỉnh thành khác trong nước. Ngoài ra, xu hướng du lịch khám phá ngày càng có sức lôi cuốn khách du lịch nội địa rất lớn, du khách có

thể tìm hiểu về di tích lịch sử tàu không số Lộc An, thành cổ Chămpa, vườn thú hoang dã Safari – Bình Châu. Một nhu cầu khác nữa là du khách rất thích cùng sinh hoạt, ăn, ở với người dân địa phương (Homestay).

- Định hướng đầu tư: Dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Xuyên Mộc, du lịch huyện đã định hướng đầu tư phát triển ngành trên một số lĩnh vực sau: Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại, xây dựng các danh mục, các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài). Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đầu tư phát triển du lịch bền vững, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách. Đầu tư để phát triển du lịch cộng đồng.

3.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch huyện

3.3.1. Định hướng chung

Trên địa bàn Xuyên Mộc, TCLT du lịch thuận chiều với các hướng phát triển kinh tế của huyện do đặc trưng của hoạt động du lịch là luôn luôn đan xen với nhiều ngành dịch vụ khác có liên quan chứ không phải là một hoạt động mang tính chất độc lập. Không gian phát triển du lịch chính trong quy hoạch phát triển du lịch huyện Xuyên Mộc được xác định: phía Tây là du lịch văn hóa-cảnh quan ven hồ ; phía Đông là du lịch cảnh quan rừng ; phía Nam là du lịch biển .

Không gian du lịch văn hoá – cảnh quan hồ: tập trung ở thị trấn Phước Bửu, hồ sông Ray, hồ Xuyên Mộc và hồ Sông Kinh. Có tài nguyên nhân văn phong phú kết hợp sông, hồ, và các vùng chuyên canh rau sạch, cây ăn quả, làng hoa cây cảnh khá thuận lợi cho tham quan các di tích văn hóa lịch sử, nghỉ dưỡng, sinh thái rừng - đồng quê, thể thao mạo hiểm.

Không gian du lịch cảnh quan rừng: tập trung ở khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, rừng phòng hộ Phước Thuận, lâm trường Xuyên Mộc (xã Hòa Hiệp, Hòa Hội). Rất thuận lợi phát triển du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, tham quan vườn thú hoang dã, nghiên cứu khoa học, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng Bình Châu.

Không gian cảnh quan biển: bao gồm các bãi biển đẹp từ Lộc An đến Hồ Linh và một phần khu vực Sông Lô – Láng Hàng, khá thuận lợi cho phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao – sinh thái biển, vui chơi giải trí, du lịch MICE, tham quan làng chài, văn hóa ẩm thực.

3.3.2. Các loại hình du lịch chủ yếu

- Du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng chữa bệnh. - Du lịch vui chơi giải trí, thể thao.

- Du lịch sinh thái rừng – sông – biển. - Du lịch lễ hội.

3.3.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc

3.3.3.1. Điểm du lịch

Về thực trạng TCLTDL, các điểm du lịch được chia thành các điểm có doanh thu, các điểm chưa có doanh thu hay các điểm tiềm năng. Để nâng lên tầm khái quát hơn đối với định hướng TCLT du lịch, các điểm du lịch được phân thành điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, điểm du lịch có ý nghĩa vùng và có ý nghĩa địa phương.

- Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia

+ Điểm du lịch vườn sưu tập cây gỗ rừng

Đây là điểm du lịch được xếp loại là điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc khai thác còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo để có thể lưu giữ du khách dài ngày hơn. Các hoạt động dịch vụ đi kèm còn kém phát triển, chưa có các đặc sản là sản phẩm hàng hoá đặc trưng riêng, hấp dẫn khách du lịch.

Các sản phẩm du lịch có thể khai thác ở điểm du lịch này là: Du lịch tham quan, ngắm cảnh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới ven biển, du lịch theo chuyên đề.

Hướng khai thác cần đầu tư thêm hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi thể thao để thu hút khách và lưu giữ khách dài ngày hơn.

Đây là điểm du lịch được đánh giá với điểm số cao. Điểm có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch đặc biệt là tài nguyên hấp dẫn, có hệ thống CSHT và CSVCKT tương đối đồng bộ. Điểm này đang được công ty cổ phần du lịch Sài Gòn đầu tư khai thác. Các hoạt động kinh doanh khá đa dạng và mang nét đặc trưng riêng của Xuyên Mộc. Ngoài việc ngâm chân và tắm khoáng nóng, bùn khoáng, chữa bệnh du khách còn được thưởng thức văn hóa, nghệ thuật do người Chơ Ro biểu diễn.

Tuy nhiên, để khai thác tốt hơn nữa tiềm năng du lịch của điểm này cần có biện pháp quản lí, khai thác hợp lí, tránh tình trạng bê tông hóa làm giảm diện tích, số lượng thực vật và tăng nhiệt độ của nguồn nước. Theo kết quả khảo sát của liên đoàn thủy văn Địa chất công trình 707 thì: « Trữ lượng nước khoáng nóng tại khu suối khoáng nóng Bình Châu giảm 37,5%. So với trữ lượng được Hội đồng trữ lượng khoáng sản phê duyệt năm 1997 thì trữ lượng nước giảm 180m3

/ngày ». Theo kĩ sư Hoàng Vượng, chủ nhiệm đề tài, giám đốc LĐ 707 giải thích: « Do thảm thực vật xuất lộ nước nóng thưa dần, khiến cho khả năng tiếp nhận, thẩm thấu nước mưa bổ sung cho lượng nước khoáng nóng giảm đáng kể. Hậu quả là nước khoáng càng « sánh » lại, nhiệt độ ngày tăng. Bên cạnh đó, quá trình lu lèn ngay trên các mạch lộ trong khi xây dựng các công trình, dù trên một diện tích không quá lớn nhưng đã làm cho một số dòng áp lực nước khoáng bị chèn ép, chảy ngầm dưới mặt đất mà không phun lên được ».

Sản phẩm du lịch của điểm này là du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan ngắm cảnh, nghiên cứu và học tập. Hướng khai thác cần tập trung đầu tư mở rộng khu du lịch suối nóng Bình Châu; Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tổ hợp du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bình Châu.

* Điểm du lịch nghỉ dưỡng phức hợp Hồ Tràm

Đây là điểm du lịch được đánh giá với điểm số cao nhất. Điểm có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, có triển vọng trở thành điểm du lịch quan trọng trên bản đồ du lịch thế giới. Điểm du lịch này hiện đang là điểm duy nhất có qui mô

lớn như vậy ở nước ta. Hệ thống CSHT và CSVCKT đang được nâng cấp, hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu trú của khách.

Sản phẩm nổi bật của điểm này là nghỉ dưỡng cao cấp ven biển, vui chơi có thưởng mang phong cách Las Vegas, thể thao biển, mice…

- Các điểm du lịch có ý nghĩa vùng

+ Điểm du lịch bãi biển Hồ Tràm

Điểm du lịch này được đánh giá thuận lợi để phát triển du lịch, với tổng số điểm là 27 điểm. Lợi thế so sánh của điểm này chính là tài nguyên hấp dẫn, nhiều đặc sản biển, có vị trí gần với các vườn cây ăn trái.

Các sản phẩm du lịch có thể phát triển tại điểm du lịch này là: Du lịch sinh thái biển, rừng, Du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh vật ven biển nhiệt đới, tìm hiểu cách thức sinh hoạt và đánh bắt của bà con làng chài.

Khó khăn lớn nhất của huyện trong thời gian tới là hệ thống CSHT và CSVCKT chưa đáp ứng được nhu cầu để phát triển du lịch. Các dự án du lịch dọc biển Hồ Tràm quá nhiều, “dày đặc” và thiếu tính qui hoạch. Bãi tắm công cộng dành cho dân địa phương cũng đang có nguy cơ bị các doanh nghiệp xâm chiếm. Vùng đất ven bờ đang bị xói lở mạnh. Vì vậy , Để phát triển du lịch bền vững đòi hỏi Ban quan lí cần có chính sách để giải quyết vấn đề trên.

+ Điểm du lịch bãi biển Hồ Cốc

Điểm du lịch này cũng được đánh giá thuận lợi cho phát triển du lịch với số điểm 28 điểm. So với bãi biển Hồ Tràm bãi biển Hồ Cốc yên tĩnh hơn, thích hợp hơn cho du lịch sinh thái.

Sản phẩm du lịch nổi bật ở đây là du lịch cuối tuần, học sinh, sinh viên cắm trại trong dịp lễ.

Hướng khai thác cần đầu tư mở rộng và hiện đại hóa hệ thống nhà hàng, khách sản, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm lưu niệm đặc trưng của huyện.

+Điểm du lịch di tích lịch sử tàu không số

Điểm du lịch này cũng được đánh giá có ý nghĩa du lịch vùng nhưng so với các điểm trên thì số điểm đánh giá thấp hơn. Điểm này có tài nguyên hấp dẫn nhưng CSHT và CSVCKT chưa phát triển.

Sản phẩm du lịch có thể phát triển ở đây là du lịch về nguồn, du lịch sinh thái biển, tham quan, tìm hiểu địa hình, hệ sinh thái đầm lầy (sinh thái biển – rừng ngập mặn Lộc An ) ở cửa sông, Vui chơi giải trí cảm giác mạnh, Du lịch thể thao biển...

Hướng khai thác cần đầu tư thêm hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu trưng bày, bảo tàng lịch sử của huyện và giải tỏa mặt bằng mở rộng diện tích của điểm.

- Các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương

* Điểm du lịch hồ Núi Le

Điểm du lịch này được đánh giá với 14 điểm. Điểm này có thể phát triển các sản phẩm du lịch như bơi thuyền, tham quan ngắm cảnh, nghiên cứu. Hướng khai thác cần đầu tư hệ thống nhà hàng, khách sạn để phục vụ du khách.

+ Điểm du lịch khu vực núi mộ ông

Sản phẩm du lịch đặc trưng của điểm này là leo núi, cắm trại. Hướng khai thác cần tăng cường quảng bá và liên kết với các điểm du lịch khác.

+ Điểm du lịch thác nước Hòa Bình

Điểm này tài nguyên du lịch hấp dẫn . Các sản phẩm du lịch có thể phát triển ở đây là tham quan ngắm cảnh, Cắm trại, sưu tầm đá ở thác. Hướng khai thác cần đầu tư hệ thống CSHT và CSVCKT, kêu gọi vốn đầu tư và tránh khai thác đá cảnh bừa bãi.

+ Điểm du lịch chùa Bảo Tích

Được đánh giá với tổng số điểm là với tổng số điểm là 14 điểm. Sản phẩm du lịch đặc trưng là hành hương, và là điểm tín ngưỡng của du khách trong thời gian lưu trú tại huyện. Hướng khai thác cần đầu thêm các dịch vụ ăn uống, quà lưu niệm và đặc sản của địa phương.

3.3.3.2. Khu du lịch sinh thái Bình Châu-Phước Bửu

Khu du lịch sinh thái Bình Châu-Phước Bửu được đánh giá là khu vực giàu tiềm năng phát triển du lịch nhất của huyện. Tài nguyên của khu du lịch này rất hấp dẫn với sản phẩm đặc trưng: du lịch sinh thái rừng-biển ; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh ; du lịch vui chơi giải trí có thưởng.

3.3.3.3. Tuyến du lịch

- Tuyến du lịch nội tỉnh:

+Tuyến du lịch Bình Châu- Phước Bửu - Lộc An – Hồ Cốc- Vũng Tàu

Thời gian lưu trú: 2 – 3 ngày.

Nơi lưu trú: khu du lịch Bình Châu, Hồ Cốc.

Đối tượng tham quan: Tắm suối khoáng nóng, bùn khoáng Bình Châu. Tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, Vườn thú hoang dã Safari – Bình Châu bằng xe chuyên dụng, cưỡi voi, xem xiếc chim, xiếc thú. Thưởng thức buffet ngoài trời giữa cảnh thiên nhiên Chinh phục núi Tầm Bồ, Hồ Linh, tắm biển Hồ Cốc, Hồ Tràm, thể thao biển. Tìm hiểu về di tích bến Lộc An, tham quan rừng ngập mặn, câu cá trên sông Ray

+Tuyến du lịch Bình Châu – Hoà Bình – Bình Giã- Hắc Dịch

Thời gian tham quan: 2 - 3 ngày.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch huyện xuyên mộc (tỉnh bà rịa – vũng tàu) (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)