Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch huyện xuyên mộc (tỉnh bà rịa – vũng tàu) (Trang 68)

2.3.1. Thực trạng phát triển du lịch 2.3.1.1. Lao động trong ngành du lịch

- Số lượng

Lực lượng lao động ngành du lịch tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nói chung và Bình Châu –Phước Bửu nói riêng không ngừng gia tăng cùng với sự phát triển của ngành du lịch, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Số lượng lao động trong ngành du lịch của toàn tỉnh và huyện Xuyên Mộc

(Đơn vị tính: người) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Toàn tỉnh 4.800 5.330 5.863 6.449 7.086 8.086

H. Xuyên Mộc 336 373 410 451 496 541

(Nguồn: Sở du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu ) Ở huyện Xuyên Mộc lao động du lịch khoảng 541 người tập trung ở 13 khu du lịch, nhà nghỉ. Trong đó khu du lịch sinh thái Bình Châu có 214 người (chiếm 39,55%), khu du lịch Hồ Tràm Beach Resort có 90 người, khu du lịch Hồng Phúc có 65 người, ….

Sự gia tăng về số lượng lao động trong ngành du lịch đã phản ánh xu hướng phát triển của ngành. Đây là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên thực tế vào các dịp lễ ,tết ( cao điểm ), xảy ra tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng

- Chất lượng lao động trong ngành

Hiện nay Việt Nam có khoảng 1 triệu người làm trong ngành du lịch chiếm 2% lao động cả nước. Trong đó có khoảng 53% dưới sơ cấp, 18% sơ cấp, 15% trung cấp, 12% cao đẳng và đại học, 0,2% trên đại học. Trong ngành du lịch có 750 ngàn người chưa qua đào tạo, chỉ làm việc gián tiếp. Làm việc trực tiếp có khoảng 250 ngàn người làm trong các công ty lữ hành, đưa đón khách, khách sạn, công ty hoạt động du lịch. Trong nhóm làm việc trực tiếp chỉ có 42% được đào tạo về du

lịch, 38% người từ ngành khác chuyển sang và 20% không qua đào tạo (có thể trình độ PTTH chuyển sang làm việc

Nhìn chung chất lượng nguồn lao động trong ngành du lịch tỉnh không ngừng được nâng cao.Tuy nhiên, số lao động có trình độ cao như đại học và trên đại học chỉ chiếm khoảng 12%. Chất lượng lao động du lịch ở huyện Xuyên Mộc còn thấp: Nhiều lao động trực tiếp chưa được bồi dưỡng về chuyên môn; Lao động gián tiếp trong khách sạn chưa được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về du lịch; 50% bộ phận quản lí, giám sát, điều hành trong lĩnh vực du lịch lữ hành chưa qua đào tạo về du lịch; Tỉ lệ lao động không biết ngoại ngữ khá cao; Ngoài hướng dẫn viên du lịch, các nghề khác chưa được trang bị kiến thức về du lịch.

Bảng 2.7:Trình độ đào tạo lao động trong ngành du lịch huyện Xuyên Mộc

(Đơn vị tính: người)

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Đại học và trên Đại học 40 45 49 54 60 65

Cao đẳng và Trung cấp 67 75 82 90 99 108

Công nhân kỹ thuật 145 160 176 194 213 233

Lao động khác 84 93 103 113 124 135

Tổng 336 373 410 451 496 541

Muốn tăng doanh thu và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch cần nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng quản lý của khách sạn, các khu du lịch...

2.3.1.2. Cơ sở vật chất- kĩ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch.

- Phương tiện vận chuyển

Hiện tại du khách đến huyện Xuyên Mộc chủ yếu bằng đường bộ. Trong thời gian qua huyện đã nâng cấp hệ thống giao thông, đổi mới phương tiện vận chuyển.

Phương tiện vận chuyển hành khách bằng đường bộ hiện nay hầu hết bằng loại xe 47- 52 ghế.

- Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú bao gồm nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch,…Đây là hoạt động kinh doanh có doanh thu chiếm tỉ trọng cao nhất trong doanh thu du lịch nhưng hiện nay phát triển còn khá chậm. Năm 2007 có trên 13 cơ sở du lịch, nhà nghỉ đang kinh doanh phục vụ du khách với khoảng 375 phòng cùng với các khu vui chơi và nhà hàng đáp ứng lượng khách khá lớn (Danh mục các cơ sở du lịch ở phụ lục)

Đã có một số khu du lịch mới được xây dựng, đạt chất lượng cao như khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, Hồ Tràm Beach Resort, Hồng Phúc, Thủy Hoàng, sông Ray TPC…Mỗi năm các khu du lịch này phục vụ hàng trăm ngàn lượt khách đến tắm biển, nghỉ dưỡng.

Các nhà nghỉ vẫn còn thiếu các tiện nghi ăn uống, vui chơi giải trí, thường phục vụ khách du lịch đi lẻ, khách du lịch ba lô và khách trong nước.

- Các tiện nghi ăn uống

Trong thời gian qua, các tiện nghi ăn uống ít phát triển. Trong một số khu du lịch có nhà hàng đặc sản Âu – Á, diện tích rộng, phục vụ tiệc, hội nghị- hội thảo,…chất lượng cao. Còn lại các nhà hàng có qui mô nhỏ, chất lượng trung bình. Số nhà hàng, quán ăn ở huyện còn ít, qui mô nhỏ, thực đơn không phong phú. Các tiện nghi ăn uống tại các điểm thăm quan và vui chơi giải trí còn thiếu, chưa có phố ẩm thực đặc sắc để thu hút du khách, chỉ nổi lên là khu du lịch Bình Châu có các món ăn kết hợp bài thuốc chữa bệnh. Trong tương lai nhu cầu về các nhà hàng, quán ăn càng cao, đòi hỏi chất lượng hoàn hảo.

- Cơ sở vui chơi giả trí, văn hóa, thể dục thể thao

Số cơ sở vui chơi giải trí, thể dục thể thao của huyện rất ít, qui mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương và khách du lịch. Huyện có 13 trung tâm văn hóa và tụ điểm sinh hoạt văn hóa thiếu nhi xã/ thị trấn, 1 trung tâm văn hóa huyện, 100% xã có nơi sinh hoạt văn hóa, 2 đền liệt sĩ, bia chiến công. Các hoạt động văn hóa chủ yếu là đọc báo, xem phim, câu lạc bộ năng khiếu, biểu

diễn văn nghệ,…chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân địa phương. Các cơ sở này chỉ phục vụ cho người dân địa phương, chưa đủ qui mô phục vụ khách du lịch nghỉ tại huyện.

Hệ thống quán bar, vũ trường, rạp hát, câu lạc bộ vui chơi giải trí, hội triển lãm, các dịch vụ masage, thể dục thẩm mỹ…chưa phát triển. Các hệ thống cơ sở hạ tầng này, về cơ bản vẫn hoạt động trong các khu nhà nghỉ, khách sạn, resort với qui mô, chất lượng phục vụ còn nhiều hạn chế.

- Mua sắm hàng hóa và lưu niệm

Thời gian qua, hàng hóa và quà lưu niệm chủ yếu là từ TP. Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,…Huyện có chợ Phước Bửu với qui mô nhỏ, các cửa hàng tư nhân với các mặt hàng lưu niệm không đặc sắc. Chưa có một trung tâm mua sắm lớn, đầy đủ hàng hóa trong và ngoài nước, các mặt hàng lưu niệm đặc trưng của địa phương để phục vụ du khách.

2.3.1.3. Vốn đầu tư phát triển du lịch

Trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, các dự án du lịch tập trung ở các xã Phước Thuận , Bông Trang , Bưng Riềng, Bình Châu và thị trấn Phước Bửu với các loại hình du lịch chủ yếu: nghỉ dưỡng biển, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp, thể thao biển, tham quan vườn thú hoang dã, … với quy mô từ nhỏ đến lớn, chất lượng cao cấp.

Tính đến tháng 5/2008 trên toàn huyện có 5 nhóm dự án quy hoạch, trong đó: khu du lịch Bến Cát – Hồ Tràm 425ha (đã lấp đầy 100%), khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, khu du lịch và dân cư Láng Hàng – Bình Châu 330ha, khu du lịch Rừng Phòng Hộ 1693ha, khu du lịch Thác Hòa Bình 224ha (mới phê duyệt). Với tổng số vốn đầu tư đạt 5520,88 tỷ đồng.

Bảng 2.8:Phân loại dự án du lịch theo đơn vị hành chính tỉnh STT Đơn vị hành chính Số dự án Diện tích (ha) Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) 1 Toàn tỉnh 122 3 099,54 21 554,58 2 Vũng Tàu 28 711,72 9675,62 3 Long Điền 10 116,21 1 330,75 4 Đất Đỏ 23 336,32 3 088,64 5 Tân Thành 3 30,96 716,55 6 Côn Đảo 2 19,60 1222,14 7 Xuyên Mộc 56 1 884,73 5 520,88

(Nguồn: Sở văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) Bảng số liệu trên cho thấy du lịch của huyện có vai trò rất quan trọng, chiếm tỷ lệ cao về diện tích, số dự án và tổng số vốn đầu tư của du lịch tỉnh. Tuy nhiên hầu hết các dự án của huyện nhỏ, số vốn đầu tư trung bình một dự án của huyện là 85,59 tỷ đồng/1 dự án, thấp hơn (chỉ bằng ½) của toàn tỉnh (176,68 tỷ đồng/1 dự án). Tuy nhiên, huyện có các dự án qui mô cấp quốc gia, quốc tế: khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm (157ha – 4,2 tỷ USD đang triển khai thi công, san lấp mặt bằng, xây hàng rào và trồng cây xanh), vườn thú hoang dã Safari – Bình Châu (500ha – 500 triệu USD đã phê duyệt QHCT 1/2000)…

Trong tương lai, khi các dự án du lịch hòan thành sẽ tạo nên sự phát triển đột phá cho ngành du lịch huyện Xuyên Mộc và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay, các dự án lớn đều đang trong giai đoạn đang triển khai nên doanh thu từ du lịch của huyện chưa cao. Dự báo sẽ tăng vọt từ năm 2015.

Tuy nhiên nhìn chung tình hình triển khai các dự án vẫn còn chậm, do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, chuyển đổi đất rừng, đất nông nghiệp thành đất du lịch, dự án chỉnh sửa nhiều lần, chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức đến tiến độ triển khai dự án. Mối quan hệ giữa nhà đầu tư với các ngành các cấp chưa chặt chẽ, việc liên hệ với chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn (do không có văn phòng đại diện tại địa phương).

2.3.1.4. Khách du lịch

- Số lượng khách

Bước vào thế kỷ XX, cùng với sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, khách du lịch đến huyện tăng rất nhanh. Năm 2002, toàn huyện đón 358 176 lượt khách, năm 2011 là 1087 280 lượt, tăng gấp 3 lần so với năm 2002, trong đó khách nội địa tăng 3,0 lần, đặc biệt khách quốc tế tăng 19,1 lần.

Bảng 2.9:Hiện trạng khách du lịch huyện Xuyên Mộc giai đoạn 2002-2011 Năm Lượt khách (lượt) (*) Tốc độ tăng (So với năm trước) (%) Trong đó Khách quốc tế (lượt) (*) Tốc độ tăng (So với năm trước) (%) Khách nội địa (lượt) (*) Tốc độ tăng (So với năm trước) (%) 2002 358 176 4 980 353 196 2003 382 000 6,65 5 864 17,75 376 136 6,49 2004 427 112 11,80 6 820 16,3 420 292 11,74 2005 501 920 17,51 8 351 22,45 493 569 17,43 2006 558 000 11,12 11 000 31,72 547 000 10,83 2007 659 700 18,22 28 400 158,18 631 300 15,41 2008 790 000 19,75 32 000 12,68 758 000 20,06 2009 824 635 4,38 34 562 8,00 790 073 4,23 2010 910 000 10,35 38 940 12,67 871 060 10,25 2011 1 087 280 19,48 45 634 17,19 1 054 366 21,04 TB giai đoạn 11,36 32,9 13,5

(* Số liệu do phòng văn hóa thể thao và du lịch huyện Xuyên Mộc cung cấp ) Tốc độ tăng cả khách du lịch quốc tế và nội địa không đều qua các năm, nhưng năm sau luôn có số khách cao hơn năm trước. Trung bình tốc độ tăng khách

du lịch giai đoạn 2002-2011 là 11,36%, đặc biệt tốc độ tăng khách du lịch quốc tế của huyện giai đoạn này cao hơn gấp 2 lần so với tốc độ tăng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

- Cơ cấu khách

Khách du lịch đến huyện Xuyên Mộc chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế chiếm tỷ lệ còn quá ít, trung bình chiếm khoảng 2,82% trong tổng số lượt khách. Tuy nhiên, cơ cấu khách đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ khách quốc tế nhưng tốc độ chậm. Năm 2002, tỷ lệ khách du lịch quốc tế chiếm 1,4% tổng số khách thì đến năm 2010 tỷ lệ này tăng lên 4,3%

1.4 1.5 1.6 1.7 2 4.3 4.1 4.2 4.3 3.1 93% 94% 95% 96% 97% 98% 99% 100% 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Quốc tế Nội địa

Hình 2.2:Biểu đồ cơ cấu khách du lịch huyện Xuyên Mộc giai đoạn 2002-2010

Khách du lịch quốc tế đến huyện chủ yếu là từ thành phố Vũng Tàu và phụ cận bằng đường bộ. Mục đích chủ yếu du lịch nghỉ mát, tắm biển, du lịch sinh thái rừng và điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng.

Khách nội địa đến huyện chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long (chiếm 70% tổng số khách nội địa), còn lại là các tỉnh khác trong nước. Đặc biệt thời gian gần đây lượng khách du lịch ở các tỉnh phía Bắc đến huyện ngày càng tăng. Loại hình du lịch phổ biến và được lựa chọn

nhiều nhất là du lịch cuối tuần, nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, điều dưỡng chữa bệnh.

- Ngày lưu trú trung bình

Ngày lưu trú trung bình của khách năm 2010 là 1ngày, khách quốc tế là 1,2 ngày, khách nội địa là 0,8 ngày. Như vậy, bình quân ngày lưu trú trung bình của khách năm 2010 tăng 0,4 ngày so với năm 2002. Sự gia tăng ngày lưu trú đã phần nào khẳng định được sản phẩm du lịch của huyện Xuyên Mộc đã hấp dẫn du khách hơn, CSVCKT, CSHT đã được nâng cấp, đáp ứng được những nhu cầu cần thiết cho du khách.

- Mức chi tiêu trung bình

Mức chi tiêu trung bìnhcủa khách còn thấp. Năm 2010 có 910 ngàn lượt khách, ngày lưu trú trung bình 1 ngày, như vậy tổng số ngày khách là 910 ngàn ngày khách. Doanh thu du lịch là 82 tỷ đồng, mức chi tiêu trung bình là 90,110 đồng/ ngày. Cơ cấu chi tiêu 70% cho lưu trú và ăn uống, 20% cho vận chuyển, 10% cho hàng lưu niệm và các dịch vụ khác

Qua kết quả điều tra, tính xác xuất ngẫu nhiễn 60 khách du lịch ngày 28/05/2012 thì mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế cao hơn trung bình 1,5 lần so với mức chi tiêu trung bình của khách du lịch. Mức chi cao hơn của khách du lịch quốc tế do họ sử dụng dịch vụ lưu trú đắt tiền hơn, vào các nhà hàng sang trọng, cơ sở tốt, trong khi đó khách nội địa thường thuê chòi và tự chế biến hải sản.

Nhìn chung, khách du lịch đến huyện Xuyên Mộc trong những năm qua đã tăng đáng kể, nhưng mức chi tiêu còn thấp, do đó doanh thu của ngành du lịch chưa cao. Nếu chú trọng đầu tư để có sản phẩm du lịch hấp dẫn, có những mặt hàng lưu niệm hấp dẫn khách quốc tế thì doanh thu du lịch sẽ tăng cao hơn.

2.3.1.2. Doanh thu du lịch

Doanh thu từ du lịch bao gồm các khoản thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch, lệ phí tham quan, vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm,…

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2002 2004 2006 2008 2010 9.1 21.8 38.3 64.2 82

Hình 2.3: Biểu đồ doanh thu du lịch huyện Xuyên Mộc giai đoạn 2002-2010

Doanh thu du lịch của huyện nhìn chung có phát triển theo thời gian, tốc độ tăng trưởng doanh thu tăng ổn định nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có bởi thực tế chi tiêu của du khách tăng lên là do chi phí lưu trú và ăn uống cao, vé vào cổng và thăm quan, sử dụng các dịch vụ đắt tiền.

2.3.2. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc

TCLT du lịch ở huyện Xuyên Mộc bao gồm các hình thức là: điểm, khu, cụm, tuyến du lịch. Một số điểm du lịch trong địa bàn huyện đã và đang khai tác có hiệu quả, nhưng có nhiều điểm chưa được đầu tư khai thác. Huyện có khu du lịch sinh thái Bình Châu- Phước Bửu, có bốn cụm du lịch và nhiều tuyến .

2.3.2.1.Điểm du lịch

Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch của huyện còn nhiều hạn chế, các sản phẩm du lịch đơn điệu do các doanh nghiệp du lịch chủ yếu dựa vào tiềm năng lợi thế sẵn có rừng và biển để thu hút khách. Do đó chưa thu hút được lượng khách có chi tiêu cao. Doanh thu tại phần lớn các điểm du lịch trên địa bàn của huyện thấp hơn nhiều so với mức trung bình của tỉnh và chênh lệch còn quá xa

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch huyện xuyên mộc (tỉnh bà rịa – vũng tàu) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)