2.4.1. Lựa chọn các phương án phát triển
Dự báo mức tăng trưởng du lịch huyện Xuyên Mộc được tính toán theo 2 phương án. Phương án 1, được tính toán trên cơ sở tốc độ phát triển của du lịch sẽ tăng cao. Phương án này được đặt trong bối cảnh các điều kiện hết sức thuận lợi, phát triển mạnh tạo điều kiện cho ngành dịch vụ, du lịch phát triển mạnh mẽ. Các nguồn vốn được huy động thuận lợi. Phương án 2, được tính toán trên cơ sở tốc độ phát triển của du lịch thấp hơn phương án 1. Trong 2 phương án thì phương án 2 được đánh giá khả thi hơn phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
2.4.2. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu
2.4.2.1. Khách du lịch
- Dự báo về số lượng khách
Trong giai đoạn 2002-2011, trung bình mỗi năm lượng khách tăng 11,36%,khách quốc tế tăng 17,25 (không tính năm 2007), khách nội địa tăng 13,5 %. Dự báo trong tương lai khách du lịch đến huyện Xuyên Mộc tăng cao hơn mức trung bình hiện nay từ 5 đến 7%. Trong thực tiễn, khi điểm du lịch nghỉ dưỡng phức hợp Hồ Tràm được đưa vào khai thác và một số điểm du lịch tiềm năng đang xây dựng đi vào hoạt động thì mức tăng thấp nhất của du khách đến Xuyên Mộc sẽ cao hơn so với mức tăng trưởng hiện tại là 3%; mức trung bình cao hơn mức tăng hiện tại 5%; mức cao, cao hơn hiện tại 7% . Vậy, tốc độ tăng trưởng trung bình năm trong giai đoạn tới sẽ là: tổng lượt khách tăng 26,36%, khách quốc tế 23,25%, khách nội địa 18,5%. Với cơ sở đó, số khách trong năm 2015 và 2020 như bảng 3
Bảng 2.13: Dự báo khách du lịch đến Xuyên Mộc năm 2015 và 2020 Khách du lịch Đơn vị tính 2015 2020
Tổng số Ngàn lượt 1887 3 740
Khách quốc tế Ngàn lượt 92 241
Khách nội địa Ngàn lượt 1795 3 508
- Dự báo về khách lưu trú
Trong giai đoạn 2002-2011 thời gian lưu trú của khách trung bình 1,5 ngày, khách quốc tế là 1,7 ngày, khách nội địa là 1,2 ngày. Giai đoạn tới du lịch Xuyên Mộc có sự đầu tư về CSHT, CSVCKT và có thêm một số điểm du lịch mới, số ngày lưu trú sẽ tăng thêm. dự báo số ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế năm 2015 là 2 ngày, nội địa là 1,5 ngày, năm 2020 khách quốc tế là 3 ngày, khách nội địa 2,0 ngày.
Bảng 2.14: Dự báo khách lưu trú ở Xuyên Mộc các năm 2015-2020 Khách du lịch Đơn vị tính 2015 2020
Quốc tế
Tổng số lượt khách Ngàn lượt 92 241
Ngày lưu trú trung bình Ngày 2.0 3.0
Tổng số ngày khách Ngàn ngày 184 723
Nội địa
Tổng số lượt khách Ngàn lượt 1 795 3 508
Ngày lưu trú trung bình Ngày 1.5 2.0
Tổng số ngày khách Ngàn ngày 2 693 7016
Tổng tất cả ngày khách Ngàn ngày 2877 7739
(Tính toán của tác giả dựa vào năm 2010 của phòng văn hóa và du lịch huyện) - Dự báo mức chi tiêu bình quân của khách
Mức chi tiêu trung bình của khách năm 2010 là 90 110 đồng/ngày. Trong những năm tới, kinh tế huyện Xuyên Mộc phát triển, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ của các loại hình dịch vụ, thì mức chi tiêu trung bình tăng thấp nhất là 5%/năm, trung bình tăng khoảng 7%, cao tăng khoảng 10%. Luận văn mạnh dạn lựa chọn mức tăng cao nhất bởi khi xây dựng xong điểm du lịch nghỉ dưỡng phức hợp và các công trình du lịch khác, kinh tế huyện sẽ có những bước chuyển biến đáng kể, đã chú trọng phát triển một số nghề chế biến hải sản để phục vụ khách du lịch và cùng với lượng khách tăng, giá cả sẽ tăng.
Bảng 2.15: Dự báo mức chi tiêu trung bình của khách du lịch năm 2015 và 2020
(Đơn vị: đồng)
Năm 2015 2020
Mức chi tiêu trung bình của khách quốc tế 1 200 000 3 100 000 Mức chi tiêu trung bình của khách nội địa 200 000 531 000 Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch 264 000 771 000
(Tính toán của tác giả dựa vào năm 2010 của phòng văn hóa và du lịch huyện)
2.4.2.2. Doanh thu từ du lịch
Doanh thu du lịch Xuyên Mộc trong thời gian tới chắc chắn có sự gia tăng đáng kể, nhất là khi các điểm du lịch đang được đầu tư đi vào hoạt động. Trong giai đoạn từ 2002 đến 2011 tốc độ gia tăng trung bình doanh thu du lịch là 18,5%, Trong những năm tới, dự báo doanh thu thấp nhất phải đạt bằng mức tăng trưởng hiện có. Luận văn xây dựng các phương án thấp, trung bình, cao. Phương án thấp lấy mức tăng trưởng bằng mức hiện có, phương án trung bình sẽ tăng thêm 10%, phương án cao tăng thêm 20% so với mức tăng trưởng hiện tại. Với phương án lựa chọn ấy, dự báo doanh thu du lịch Xuyên Mộc được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 2.16: Dự báo doanh thu từ du lịch huyện Xuyên Mộc năm 2015 và 2020
Đơn vị tính: tỷ đồng
Loại doanh thu 2015 2020
Doanh thu từ du lịch quốc tế 221 2,241.3
Doanh thu từ du lịch nội địa 538 3,725.5
Tổng doanh thu 759 5,966.8
(Tính toán của tác giả dựa vào năm 2010 của phòng văn hóa và du lịch huyện)
2.4.2.3. Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch Xuyên Mộc giai đoạn 2010-2020
Trong những năm qua ngành du lịch Xuyên Mộc có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Dựa vào tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2002 - 2010 và thực trạng phát triển kinh tế, dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ nói chung và của ngành du lịch như sau:
Bảng 2.17: Dự báo nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch và các ngành dịch vụ huyện Xuyên Mộc đến năm 2020
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2006-2010 2011-2015 2016-2020
Nhịp độ tăng trưởng GDP của huyện (1) 18 27 26 Nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch và các
ngành dịch vụ (1)
19,5 35 32,5
Nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch của huyện (2)
36 52,5 34
Nguồn: (1) UBND huyện Xuyên Mộc
(2) Dự báo của Phân viện QHĐTNT Miền Nam
2.4.2.4. Nhu cầu phòng lưu trú
Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến huyện Xuyên Mộc từ nay đến năm 2020, vấn đề dự báo và đầu tư xây dựng khách sạn, cơ sở lưu trú là yêu cầu rất quan trọng. Số lượng phòng khách sạn được tính toán theo công thức sau (*):
Số lượt khách x số ngày lưu trú
Số phòng cần có = --- (365 ngày x (Công suất sử dụng x (Số giường trung bình trong năm) phòng trung bình năm) trong một phòng ) Số giường trung bình trong một phòng hiện nay của hệ thống khách sạn, nhà nghỉ ở Bà Rịa - Vũng Tàu là 1,5 - l,8 đối với phòng quốc tế và là 2 – 4 đối với phòng nội địa.
Mặt khác, hiện nay du khách chuộng loại hình du lịch khám phá, thích cùng sinh hoạt, ăn, ở với người dân địa phương. Trong thời gian tới, số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiện nghi phong phú và các dịch vụ cao cấp. Xây dựng các khu vui chơi giải trí độc đáo, hấp dẫn nhằm thu hút khách. Như vậy số giường trong 1 phòng là 1,5 đối với phòng quốc tế và 4 đối với phòng nội địa.
Bảng 2.18: Dự báo công suất sử dụng phòng trung bình năm giai đoạn
Đơn vị tính: %
Loại phòng lưu trú 2015 2020
Quốc tế 65 70
Nội địa 70 75
(Nguồn: Dự báo của Phân viện QHĐTNT Miền Nam)
Bảng 2.19: Số phòng lưu trú của huyện Xuyên Mộc đến năm 2020
( Đơn vị tính: phòng)
Nhu cầu phòng lưu trú 2015 2020
Quốc tế 516 1888
Nội địa 2635 6408
Tổng cộng 3151 8296
(Tính theo công thức (*))
2.4.2.5. Nhu cầu lao động
Dự kiến nhu cầu lao động bình quân ở 1 phòng lưu trú giai đoạn 2006 – 2010 là 0,8 lao động trực tiếp và 1,5 lao động gián tiếp/lao động trực tiếp; giai đoạn 2011–2020 là 1 lao động trực tiếp và 1,8 lao động gián tiếp/lao động trực tiếp [15].
Bảng 2.20: Dự báo nhu cầu lao động du lịch huyện Xuyên Mộc năm 2015 và 2020
Đơn vị tính: người
Loại lao động 2015 2020
Lao động trực tiếp 3151 1888
Lao động gián tiếp 5672 14933
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH H. XUYÊN MỘC
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Những căn cứ để đưa ra định hướng
3.1.1. Các định hướng phát triển du lịch quốc gia và vùng
Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển trong Chiến lược đến 2020, tầm nhìn 2030 thể hiện kỳ vọng phấn đấu của toàn ngành Du lịch. Đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và thân thiện môi trường. Mục tiêu cụ thể của chiến lược đặt ra là tốc độ tăng trưởng của ngành Du lịch bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 11,5 đến 12% năm.
Để ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững, Tổng cục Du lịch đã xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển du lịch giai đoạn 2010- 2020, tầm nhìn 2030 cùng nhiều đề án phát triển du lịch, trong đó có Đề án phát triển du lịch biển, đảo giai đoạn 2011-2020. Chiến lược quốc gia về phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020 coi du lịch biển là loại hình chủ đạo cần ưu tiên phát triển bên cạnh du lịch văn hóa và du lịch sinh thái cộng đồng. Theo đó, đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% GDP cả nước, trong đó du lịch biển là khâu đột phá thứ 4 sẽ có mức đóng góp khoảng 14-15% GDP của nền kinh tế biển quốc gia.
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ, có sức hút kinh tế và du lịch lớn nhất trong toàn vùng và cả nước. Trung tâm du lịch Vũng Tàu – Long Hải – Côn Đảo là một trong những trung tâm ưu tiên phát triển du lịch của Việt Nam.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trung tâm TP. Hồ Chí Minh và phụ cận đến 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xem TP. Vũng Tàu nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch TP. Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu đồng thời là tam giác trọng điểm trong Vùng KTTĐPN, có hành lang đường xuyên Á, đường Hồ Chí Minh, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng biển Vũng Tàu, Côn Đảo nối với hải phận quốc
tế, các tuyến đường thủy đi đồng bằng sông Cửu Long và tiểu vùng sông Mêkông. Đây là không gian phát triển kinh tế và du lịch sôi động nhất trong của khu vực phía Nam và cả nước, mở hướng phát triển ra phía biển Đông.
3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã đặt ra nhiều mục tiêu chiến lược về sản phẩm du lịch, chiến lược về thị trường, về đầu tư du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, chiến lược đào tạo - giáo dục du lịch và chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch nhằm đưa ngành Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu hội nhập và phát triển, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam.
Bà Rịa-Vũng Tàu Năm 2010, năm bản lề kết thúc giai đoạn 1 của chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu, ngành du lịch tiếp tục duy trì chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh về nguồn tài nguyên của mình, đó là các loại hình du lịch đặc trưng như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái rừng - biển - đảo, du lịch văn hóa kết hợp thể thao biển… Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đang phát triển loại hình du lịch thương mại - hội nghị - hội thảo, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, cũng như tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch nhằm thu hút và kéo dài ngày lưu trú của khách tại tỉnh. Một số các sự kiện văn hóa - du lịch đang dần trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu như Khai hội VH-DL (tổ chức định kỳ vào Tết nguyên đán) với nghi lễ bắn súng thần công, Festival diều quốc tế.
Bà Rịa-Vũng Tàu cũng thực hiện chiến lược xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương trong và ngoài nước thông qua hội chợ - triển lãm với quy mô quốc gia, quốc tế (Hội chợ quốc tế ITE) để tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường du lịch, trong đó chú trọng đẩy mạnh khai thác thị trường tiềm năng như Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu, Úc và ASEAN.
Trên nền tảng hệ thống tài nguyên du lịch, Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch như phân loại, đánh giá, quản
lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên nhằm bảo vệ duy trì, phát huy tiềm năng du lịch, phát triển du lịch bền vững.
Ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu kiên trì thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra trong năm bản lề năm 2010, định hướng đến năm 2020, với hy vọng sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
3.1.3. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội huyện Xuyên Mộc
Quy họach tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Xuyên Mộc thời kỳ 2006 – 2015, định hướng đến năm 2020 đã xác định các mục tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân (2006 – 2010) là: 10,1%/năm, giai đoạn (2011-2015) là 10%/ năm, giai đoạn 2016-2020 là 9,8%/ năm.
- Cơ cấu kinh tế (Tính theo giá thực tế): Tăng nhanh tỷ trọng thương mại - dịch vụ, du lịch và công nghiệp để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng Thương mại dịch vụ – Nông Lâm nghiệp - Công nghiệp-TTCN.
Trong nội bộ ngành thương mại - dịch vụ thì phát triển mạnh thương mại, nhà hàng, khách sạn, các ngành bưu chính viễn thông, vận chuyển, dịch vụ y tế, bảo hiểm, đào tạo nguồn nhân lực, dịch vụ tài chính, ngân hàng. Củng cố các chợ đầu mối: Thị trấn Phước Bửu, Hòa Bình, Hòa Hiệp, Bình Châu. Triển khai trung tâm thương mại của huyện tại thị trấn Phước Bửu. Khai thác tốt lợi thế kinh tế biển và tiềm năng phát triển du lịch, xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
3.1.4. Thực trạng phát triển du lịch huyện Xuyên Mộc
Với kết quả của chương 2, luận văn nhận thấy Xuyên Mộc là địa bàn thực sự giàu tiềm năng phát triển du lịch. Thời gian qua số lượng các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ cao nhất trong tỉnh, đặc biệt có những dự án lớn tầm quốc gia, quốc tế, là minh chứng hùng hồn cho tiềm năng to lớn để phát triển du lịch của huyện. Mặc dù tốc độ tăng số lượng khách và doanh thu chưa cao nhưng ngành du lịch huyện đã và đang có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Các điểm du lịch đang được hiện đại hóa, một số điểm mới đang khẩn trương xây dựng để sớm đưa vào khai thác đồng loạt và tạo nên sự thống nhất.
3.2. Định hướng tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch huyện 3.2.1. Những định hướng chính 3.2.1. Những định hướng chính
Phát triển mạnh ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, ổn định và hiệu quả, trong đó kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong phát triển và điều tiết quản lý.
Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với tổ chức quản lý, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt phải giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá, bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển du lịch bền vững.
3.2.2. Định hướng tổ chức kinh doanh
Sự phát triển du lịch phải được coi là nhiệm vụ chung của tất cả các ngành,