Dự báo nhu cầu và hoạch định sản xuất của Công ty

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thương mại xây dựng và kiến trúc việt nguyên trong những năm qua (Trang 36 - 38)

Trong những năm tới dự báo thị trường chính của Việt Nguyên vẫn sẽ là các tỉnh thành Miền Bắc và một số ở Miền Trung. Nhu cầu khách hàng chủ yếu là sản xuất và trang trí nội ngoại thất, tư vấn thiết kế, thi công xây lắp, mở rộng kinh doanh, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, xây dựng hạ tầng đô thị, xây dựng dân dụng, công nghiệp. Do đặc thù của ngành kinh doanh nên quá trình dự báo nhu cầu chỉ tập trung vào dự báo nhu cầu trong ngắn hạn cụ thể là nhu cầu thị trường trong khoảng thời gian 1 – 2 năm. Khi xác định được nhu cầu thị trường cũng đồng nghĩa với ta đã xác định được tương đối nhu cầu về năng lực sản xuất của Công ty, để từ đó có thể hoạch định năng lực sản xuất của Công ty. Khi xác định nhu cầu thị trường thì Việt Nguyên đã dựa trên nhiều yếu tố cụ thể như: tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty( các công trình đã và đang hoàn thành, các công trình đang trong giai đoạn ký kết hợp đồng...), hay xu hướng thị hiếu của khách hàng( xu hướng phong cách Phương Tây, xu hướng phong cách Nhật Bản, Hàn Quốc...), ngoài ra có thể là đặc điểm về cơ sở hạ tầng vật chất hiện tại của thị trường mục tiêu...

Dự báo nhu cầu của Công ty có liên quan đến các bước sau: - Ước lượng chung cho một loại sản phẩm hay dịch vụ riêng biệt.

- Thị phần (phần trăm của tổng nhu cầu) cho từng công ty được ước lượng. - Thị phần được nhân với tổng nhu cầu để đạt được số dự báo nhu cầu cho từng công ty.

- Nhu cầu cho sản phẩm hoặc dịch vụ được chuyển thành nhu cầu về năng lực sản xuất.

Sau khi đã dự báo nhu cầu thị trường – dự báo năng lực sản xuất của Công ty cần đáp ứng với nhu cầu thị trường, thì Công ty tiến hành hoạch định năng lực sản xuất của Công ty. Tuy nhiên có nhiều lý do dẫn tới năng lực sản xuất không nhất thiết phải bằng với số lượng nhu cầu sản phẩm hay dịch vụ được dự báo:

- Nguồn vốn không đầy đủ và các nguồn lực khác không phải lúc nào cũng luôn sẵn có một cách hiệu quả để thỏa mãn tất cả các nhu cầu.

- Vì tính không chắc chắn của dự báo và nhu cầu liên kết năng lực sản xuất với chiến lược tác nghiệp cho sự ưu tiên cạnh tranh.

Các quyết định về hoạch định năng lực sản xuất của Công ty thường bao gồm các hoạt động sau:

- Ước lượng năng lực cho máy móc thiết bị hiện tại.

- Dự báo nhu cầu về năng lực sản xuất trong tương lai cho tất cả sản phẩm hoặc dịch vụ.

- Chỉ rõ và phân tích nguồn cung cấp để đáp ứng nhu cầu năng lực sản xuất trong tương lai.

- Lựa chọn nguồn năng lực sản xuất thích hợp.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thương mại xây dựng và kiến trúc việt nguyên trong những năm qua (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)