doanh của doanh nghiệp
1. Chính sách, quy định của nhà nước 1.1 Tác động tích cực 1.1 Tác động tích cực
- Tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng hơn cho các doanh nghiệp
- Là nhân tố quan trọng điều hòa nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Các chính sách vĩ mô như: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ; hay các chính sách điều tiết hoạt động kinh tế như: các biện pháp ban hành về luật, quy định, các biện pháp kinh tế dựa vào lãi suất, thuế…là các chính sách có vai trò hết sức quan trọng nhằm giúp các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế.
- Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước cũng là điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Tạo ra cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Ví như việc áp dụng giá trần và giá sàn cho các sản phẩm đã tạo ra sự thống nhất trong các hoạt động của người bán và người mua.
1.2 Tác động tiêu cực
- Các chính sách, quy định không hợp lý có thể gây kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các chính sách mở cửa thị trường mặc dù có tác động tích cực đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng ở một khía cạnh nào đó nó đã tạo ra môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong
nước với các doanh nghiệp nước ngoài, dẫn tới một bộ phận doanh nghiệp nhỏ có thể bị thôn tính.
2. Một số tác động bên ngoài khác 2.1 Nhu cầu khách hàng 2.1 Nhu cầu khách hàng
- Là một trong những yếu tố chính quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Việt Nguyên company nói riêng. Nhu cầu khách hàng càng nhiều thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ được thuận lợi hơn và ngược lại hoạt động của doanh nghiệp sẽ trở nên khó khăn hơn khi nhu cầu của khách hàng ít đi.
- Nhu cầu khách hàng sẽ tạo ra sức cạnh tranh trong ngành. Nếu nhu cầu khách hàng càng cao thì khả năng đáp ứng các nhu cầu đó sẽ càng khó khăn hơn và ngược lại. Khả năng đáp ứng các nhu cầu đó là điều kiện tiên quyết trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn.
- Nhu cầu của khách hàng là một yếu tố tạo nên sự thay đổi trong nội tại của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải không ngừng thay đổi để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
2.2 Đối thủ cạnh tranh với Việt Nguyên company
Là một yếu tố có tác động hết sức quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nguyên company. Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh chính là các yếu tố Việt Nguyên company cần quan tâm đến. Các chính sách, chiến lược phát triển của đối thủ cạnh tranh là những yếu tố giúp Việt Nguyên company hiểu được khả năng của đối thủ cũng như xu hướng cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Ngoài ra sự cạnh tranh của các đối thủ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thay đổi hoàn thiện mình của Việt Nguyên company để có một sức mạnh cần thiết trên thị trường.
2.3 Các nhà cung ứng
Các nhà cung ứng cũng tạo ra những tác động nhất định đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nguyên company. Các nhà cung ứng có thể sẽ gây áp lực trong quá trình thương lượng mua bán nguyên vật liệu như: giá, số lượng,
phương pháp vận chuyển, thời điểm và thời gian vận chuyển...Tuy nhiên ở nhiều khía cạnh khác các nhà cung ứng là những đối tác đáng tin cậy, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nguyên company trở nên dễ dàng hơn.
Chương III
Định hướng phát triển của Công ty TNHH Thương Mại Xây Dựng Và Kiến Trúc Việt Nguyên trong những năm tới