Mô tả chi tiết về mô hình Z-Score của Altman và cách xác định giá trị các biến số của mô hình sẽ đƣợc trình bày dƣới đây.
Mô hình Altman Z-Score dành cho công ty đại chúng:
Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5
Để đánh giá khả năng phá sản của các công ty, chỉ số Z của chúng đƣợc so sánh với các mức điểm đƣợc xác định trƣớc nhƣ dƣới đây:
Z<1.81: Phásản, 1.81<Z<2.99:Khôngrõràng2.99<Z: Lànhmạnh
Mô hình Altman Z-Score áp dụng cho các công ty tư nhân:
Z’ = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3+0.420X4 + 0.998X5
Các điểm ngƣỡng cho chỉ số Z’ này nhƣ sau:
Phá sản Z’<1.23, Không rõ ràng 1.23<Z’<2.90, Lành mạnh 2.90<Z’
Mô hình Alman Z-Score áp dụng cho hầu hết cho các loại hình DN:
Z’’ = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4
Điểm ngƣỡng cho mô hình này nhƣ sau:
Phá sản: Z’’<1.1, Không rõ ràng : 1.1 <Z’’<2.6, Lành mạnh: 2.6<Z’’
Với các biến đƣợc định nghĩa nhƣ sau8:
X1: Vốn lƣu động/ Tổng tài sản
Hệ số X1 là công cụ đo lƣờng độ thanh khoản ròng của tài sản tƣơng ứng với tổng vốn. Vốn lƣu động đƣợc định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn
39
hạn. Trong biến X1, tính thanh khoản và đặc điểm về kích thƣớc đƣợc cân nhắc rõ nét. X2 : Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản
Hệ số X2 thể hiện mức thặng dƣ phát sinh từ quá trình hoạt động. Nó phụ thuộc vào sự vận động thông qua tái cấu trúc và chính sách cổ tức. Hệ số X2 cao đồng nghĩa công ty có thể tài trợ tài sản bằng lợi nhuận giữ lại và không phải sử dụng nhiều nợ.
X3: Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay/ Tổng tài sản
Hệ số X3 phản ánh khả năng sinh lợi cơ bản của một công ty, độc lâp với thuế và đòn bẩy tài chính. Vì sự sinh tồn của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng sinh lợi trên tài sản nên hệ số này thƣờng xuất hiện trong các nghiên cứu về thất bại doanh nghiệp (Balcaen và Ooghe, 2004).
X4 : Giá trị của sổ sách vốn chủ sở hữu/ Tổng nợ (Trong mô hình Z’ và mô hình Z” thì giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu đổi thành giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu tác giả ký hiệu (X4A ))
Hệ số X4 đo mức độ có thể sụt giảm về mặt giá trị của tài sản trƣớc khi vƣợt quá tài sản và công ty mất khả năng thanh toán. Nếu hệ số này lớn chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào huy động vốn bằng vay nợ, hàm ý rằng mức độ rủi ro phá sản thấp.
X5: Tổng doanh thu/ Tổng tài sản
Điểm số Z của mô hình sẽ là điểm số để xác định một công ty là kiệt quệ hay không kiệt quệ. Điểm Z-score của mỗi công ty sẽ đƣợc xác định tại thời điểm 1 năm, 2 năm, 3 năm trƣớc khi kiệt quệ xảy ra.
Dựa trên nghiên cứu của Altman (1968), điểm cắt (cutoff) của mô hình trên có giá trị là 2,675. Theo đó, công ty có Z-score ≤ 2,675 sẽ đƣợc dự báo là kiệt quệ, ngƣợc lại, công ty có Z-score > 2,675 sẽ đƣợc dự báo là không kiệt quệ. Kết quả dự báo này đƣợc gọi là “kết quả dự báo lý thuyết” theo Z-Score.
So sánh “kết quả dự báo lý thuyết” ở thời điểm 1 năm, 2 năm, 3 năm trƣớc kiệt quệ xảy ra với “kết quả thực tế” (đƣợc xác định tại bƣớc chọn mẫu), tác giả sẽ xác định đƣợc “mức độ dự báo chính xác”. Dựa trên “mức độ dự báo chính xác”, tác giả sẽ
8
40
đánh giá đƣợc khả năng dự báo của mô hình Altman.