GỢI Ý GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG DỰ BÁO VÀ GIẢM THIỂU NGUY

Một phần của tài liệu Kiểm định khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của mô hình z SCORE trường hợp các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 103)

NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Các giải pháp nâng cao khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của các DN tại Việt Nam.

Các giải pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả của việc dự báo và giải quyết tình trạng kiệt quệ tài chính gồm:

- Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của thông tin: Điều này giúp tăng cƣờng khả năng giám sát của các thể chế bên ngoài đối với DN, qua đó có tác dụng ngăn ngừa những hành động không hợp lý của ban điều hành.

- Phát triển hệ thống đánh giá, xếp hạng tín nhiệm của DN Việt Nam.

Hiện nay ở Việt Nam, thông tin về độ tin cậy tín dụng của cá nhân cũng nhƣ công ty không đƣợc chia sẻ và các tổ chức đăng ký thông tin tín dụng tƣ nhân chƣa phát triển. Nếu không có các dữ liệu về độ tin cậy tín dụng, ngân hàng sẽ rất e ngại việc cho vay, và vì thế việc tiếp cận tín dụng sẽ bị hạn chế…”. Nhƣ vậy có thể thấy việc triển khai công bố các báo cáo xếp hạng tín nhiệm DN ở Việt Nam sẽ giúp nhiều cho sự phát triển của thị trƣờng tín dụng và giảm chi phí cùng với rủi ro cho các nhà đầu tƣ

64

khi tham gia thị trƣờng Việt Nam. Thông qua hệ thống này việc dự báo khả năng khánh kiệt tài chính sẽ dễ dàng hơn.

- Hoàn thiện Luật Phá sản và các văn bản có liên quan. Các đề xuất cho phần này là cần tăng cƣờng các giải pháp nâng cao tính khả thi của Luật Phá sản thông qua các quy định xử lý ngƣời đứng đầu các DNNN và quy trình, trách nhiệm của cấp chủ quản trong việc chấp thuận phá sản đối với các DNNN bị kiệt quệ tài chính không thể phục hồi. Cần phải đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý một vụ phá sản. Nâng cao giá trị thu hồi thực tế. Để làm đƣợc việc này cần phải tiếp tục cải cách hành chính, bổ sung các hƣớng dẫn cần thiết cũng nhƣ cần sự vận hành hiệu quả của một thị trƣờng thứ cấp cho việc thanh lý các tài sản của các DN bị kiệt quệ tài chính đến mức phải xử lý phá sản. Ngoài ra cần sớm ban hành quy định hƣớng dẫn thủ tục phá sản cho một loại hình DN đặc thù là các TCTD, vốn rất nhạy cảm với lòng tin.

- Ban hành các quy định hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của DATC, một định chế chuyên về mua bán, xử lý nợ tồn đọng. Trong đó quan trọng nhất là về lâu dài hoạt động mua bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng cần đƣợc xây dựng thành bộ luật riêng biệt nhằm tạo ra môi trƣờng pháp lý chặt chẽ và nâng cao năng lực hoạt động cho các bên trong quá trình xử lý nợ và tài sản

Một số giải pháp giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro phá sản

Từ kết quả nghiên cứu ở trên, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro phá sản, đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp thích hợp để tăng trị số của chỉ tiêu Z”. Căn cứ vào cách thức xác định Z”, để tăng trị số của chỉ tiêu, doanh nghiệp cần phải tăng tử số của từng bộ phận (tăng số vốn hoạt động thuần, tăng lợi nhuận giữ lại chƣa phân phối, tăng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay, tăng giá thị trƣờng của vốn chủ sở hữu) hoặc tìm cách giảm tổng tài sản hay giảm tổng nợ phải trả nhƣng vẫn bảo đảm quy mô kinh doanh và hiệu quả hoạt động. Từ đó, đề xuất một số giải pháp sau đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam:

- Tái cấu trúc tài sản

Để có một cơ cấu tài sản hợp lý, phù hợp với hoạt động kinh doanh, các công ty phải rà soát, xem xét lại cơ cấu tài sản, đầu tƣ, trang bị tài sản căn cứ vào yêu cầu kinh

65

doanh; đồng thời, tiến hành thanh lý hoặc nhƣợng bán những tài sản không cần dùng hay những tài sản sử dụng không có hiệu quả hay mang lại hiệu quả thấp. Việc thanh lý hay nhƣợng bán những tài sản này sẽ không ảnh hƣởng đến qui mô kinh doanh của doanh nghiệp nhƣng lại có tác dụng tăng đƣợc số vốn hoạt động thuần do khi bán sẽ thu đƣợc 1 lƣợng tiền nhất định, do vậy X1 sẽ tăng. Mặt khác, chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến lợi nhuận tăng, kéo theo tử số của X2 và X3 cũng sẽ tăng theo.

- Nâng cao chất lượng quản lý chi phí, doanhthu, kết quả

Bên cạnh việc thanh lý, nhƣợng bán những tài sản không cần dùng hoặc dùng kém hiệu quả, các công ty còn phải tìm cách tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Muốn vậy, cần nâng cao chất lƣợng quản lý chi phí, từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng và quản lý. Đồng thời, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ; tổ chức tốt công tác tiêu thụ;... để tăng cƣờng lƣợng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ, góp phần quay vòng vốn nhanh, tăng lợi nhuận. Ngoài ra, các công ty cần tính toán đến việc sử dụng lợi nhuận sau thuế, cân nhắc đến mức cổ tức chia cho cổ đông để sao cho lợi nhuận sau thuế vẫn tăng mà các nhà đầu tƣ vẫn phấn khởi, dẫn đến giá cổ phiếu tăng, kéo theo tử

số của X4 tăng.

- Đầu tư dài hạn đúng nguồn vốn

Thực tế hiện nay cho thấy có khá nhiều công ty sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tƣ dài hạn. Điều này có thể giải quyết đƣợc khó khăn về nguồn vốn trƣớc mắt nhƣng cũng lại sớm đặt doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn về tài chính khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Vì thế, trong mọi trƣờng hợp, công ty tuyệt đối không đƣợc sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tƣ dài hạn. Bên cạnh giúp công ty không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán ngắn hạn, việc sử dụng nguồn vốn đầu tƣ dài hạn đúng đắn cũng góp phần tăng số vốn hoạt động thuần, tức là góp phần tăng trị số của X1.

- Thu hồi và thanh toán công nợ kịp thời

Thu hồi công nợ kịp thời sẽ góp phần tăng đƣợc lƣợng tiền trong lƣu thông, tránh bị chiếm dụng vốn, góp phần cải thiện tình hình tài chính của công ty. Vì thế, cần thiết phải thu thập đủ thông tin về khách hàng, không tiếp tục cung ứng hàng khi khách hàng vẫn còn nợ cũ tồn đọng. Với những khách hàng mới và với những thƣơng vụ lớn

66

cần phải có những biện pháp an toàn hay phòng ngừa, nếu thấy không an toàn hoặc rủi ro mất nợ cao cần phải biết từ chối hợp đồng kinh doanh Đối với nợ phải trả, cần phải thanh toán ngay khi có điều kiện tài chính. Trong trƣờng hợp kinh doanh thuận lợi, việc tiếp cận với các khoản nợ phải trả là điều nên làm nhƣng khi gặp khó khăn trong kinh doanh, cần cân nhắc khi quyết định tăng cƣờng sử dụng nợ. Bởi vì lúc này, doanh thu và lợi nhuận giảm, thậm chí bị lỗ, nếu tăng cƣờng sử dụng nợ (sử dụng đòn bẩy tài chính), doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu gánh nặng trong thanh toán cả gốc và lãi vay khi đến hạn.

Cuối cùng, để đề phòng rủi ro trong kinh doanh do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, cần thiết phải trích lập dự phòng tài chính kịp thời. Có vậy, công ty mới hoàn toàn chủ động trong hoạt động của mình, không phụ thuộc vào bất cứ ai - kể cả ngân hàng - khi gặp rủi ro. Đồng thời, tránh đƣợc nguy cơ phải bán tài sản (một phần hay toàn bộ) để trả nợ.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Giới hạn đầu tiên của nghiên cứu là việc mẫu của nghiên cứu này chỉ gồm 50 công ty đã và đang đƣợc niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, trong khi số lƣợng công ty đã và đang đƣợc niêm yết trên cả 3 thị trƣờng HNX, HSX và UpCom lên đến gần 800 công ty. Do đó, do đó số lƣợng công ty phá sản trong mẫu đƣợc xem xét cũng không đầy đủ, không phản ánh hết đƣợc hết số lƣợng công ty phá sản đang ngày càng gia tăng trong tình hình hiện nay.

Việt Nam hiện nay vẫn chƣa có một kênh thông tin chính thức lƣu trữ và đăng tải chính xác những thông tin tài chính của các công ty. Số liệu tài chính hiện nay chủ yếu đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính đƣợc công bố rộng rãi trên trang web của các công ty chứng khoán, và một số thông tin trong đó đƣợc đƣa ra không chính xác.

Kế đến, khoảng thời gian từ khi thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động cho đến nay là chƣa đủ dài, với số công ty kiệt quệ tài chính tính đến thời điểm của nghiên cứu này chỉ đạt ở mức xấp xỉ 21 công ty và xác định 29 công ty an toàn tài chính niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh là còn hạn chế. Ngoài ra, một số thông tin tài chính quá khứ của công ty hiện nay không đƣợc công bố rộng rãi, gây khó khăn trong việc lấy dữ liệu nghiên cứu.

67

Giới hạn tiếp theo của nghiên cứu này là chỉ kế thừa kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ mô hình phân tích phân biệt của Altman. Sau đó, áp dụng mô hình này để đánh giá khả năng dự báo kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam là chƣa đa dạng để đánh giá và so sánh nhiều mô hình dự báo để đƣa ra kết quả thiết thực hơn.

Cuối cùng, giới hạn thứ ba của nghiên cứu này là việc Luật Phá sản Việt Nam mặc dù có hiệu lực từ đầu năm 2004, mặc dù Luật phá sản số 51/2014/QH13 năm 2014 đã quy định tƣơng đối đầy đủ, toàn diện về một chủ thể mới, thực hiện chức năng quản lý, thanh lý tài sản ở Việt Nam, đó là thiết chế Quản tài viên Chính có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Nên trong giai đoạn lấy mẫu (2010 - 2014), số doanh nghiệp đƣợc chấp thuận phá sản là không nhiều, điều này cũng làm ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu vì không thể tăng kích cở mẫu cho nghiên cứu.

Tóm lại, các nghiên cứu trong tƣơng lai, với mẫu nghiên cứu lớn hơn, khoảng thời gian nghiên cứu dài hơn, và số lƣợng doanh nghiệp kiệt quệ tài chính nhiều hơn, sẽ cho ra kết quả có tính tổng quát và đúng đắn hơn so với nghiên cứu này. Cùng với đó, khi Luật Phá sản mới đƣợc ban hành, với những quy định mới trong việc xác định phá sản, và cho phép doanh nghiệp đƣợc phá sản dễ dàng hơn, thì kết quả nghiên cứu cũng sẽ phù hợp hơn cho môi trƣờng kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, hƣớng nghiên cứu mở rộng của đề tài có thể là chọn cơ sở dữ liệu và các kỹ thuật thống kê phù hợp để xác định lại các hệ số, biến số và ngƣỡng phân biệt nhằm xây dựng hàm chỉ số Z tƣơng thích tối ƣu với thị trƣờng tài chính Việt Nam.

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: Tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40), tr.18, 21.

2. Hồng Anh (2009), Nhiều doanh nghiệp Nhà nước ngập trong nợ nần, VN Express, 24/7/2009.

3. Vũ Thành Tự Anh (2011), Cảnh báo nợ doanh nghiệp nhà nước, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 11 năm 2011.

4. Bộ Tài chính 2008 , Thông tƣ số 42/2008/TT- TC ngày 22/5/2008 hƣớng dẫn một số Điều của Quy chế giám sát đối với doanh nghiệp nhà nƣớc kinh doanh thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả ban hành kèm theo Quyết định số 169/2007/QĐ-TTg ngày 8/11/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ.

5. Lâm Minh Chánh (2007), Chỉ số Z: Công Cụ Phát Hiện Nguy Cơ Phá Sản và Xếp Hạng Định Mức Tín Dụng, Báo Nhịp cầu đầu tƣ số 42.

6. Vũ Thị Dậu (2009), Hoàn thiện và phát triển thị trường tín dụng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, số 25 (2009), tr.18-19.

7. Nguyễn Minh Kiều (2007, 2008), Phân tích tài chính, Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

8. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. 9. Phan Thị Bích Nguyệt, Nợ và vấn đề phá sản của các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế số 212, 6/2008.

10.Bùi Hữu Phƣớc, Lê Thị Lanh, Lại Tiến Dĩnh, Phan Thị Nhi Hiếu (2009), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.

11.Nguyễn Thị Thu Hƣơng 2010, Vay dài hạn sự lựa chọn tối ưu trong hoạt động tài chính công ty cổ phần, Tạp chí kiểm toán số 1 năm 2010, tr.44-45.

12.Phạm Huyền (2010), Ép Vinashin tới phá sản, chủ nợ cũng trắng tay, Diễn đàn kinh tế Việt Nam, 14/12/2010.

69

13.Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê.

14.Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Liên Hoa, Từ Thị Kim Thoa, Vũ Việt Quảng (2008), Phân tích tài chính, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

15.Bùi Kim Yến, TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Thị trường tài chính, NXB Thống Kê, tr.13-390.

Tiếng Anh

16.Aktan S., 2011. Early Warning System for Bankruptcy: Bankruptcy Prediction. Universität Karlsruhe

17.Altman E. I., 1968. Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction of Corporate Bankruptcy. The Journal of Finance, 23(4), 589-609.

18.Altman E. I., 1984. A Further Empirical Investigation of the Bankruptcy Cost Question. The Journal of Finance. 39(4), 1067-1089.

19.Altman E. I, 1993. Corporate Financial Distress and Bankruptcy: A Complete Guide to Predicting and Avoiding Distress and Profiting from Bankruptcy, 2. Edition, John Wiley & Sons, Inc.

20.Altman E. I., 2000. Predicting Financial Distress of Companies, Revisiting the Z- Score and ZETA Models, web: http://pages.stern.nyu.edu/~ealtman.

21.Altman E.I., Haldeman, R.G., Narayanan, P., 1977. ZETA Analysis, A New Model to Identify Bankruptcy Risk of Corporations. Journal of Banking and Finance, 1(1), 29-54.

22.Altman E.I., Hotchkiss E., 2005. Corporate Financial Distress and Bankruptcy: Predict and Avoid Bankruptcy, Analyze and Invest in Distressed Debt. 3. Edition, John Wiley & Sons, New Jersey.

23.Altman, E.,R.Eissenbeis and J. Sinkey, Applications of Classification Procedures in Business, Banking and Finance, JAI Press, Greenwich, CT, 1981.

70

Research in Accounting: Selected Studies. Journal of Accounting Research, 5, 71 25.Beaver W. H., McNichols M. F., Rhie J. W., 2005. Have Financial Statements Become Less Informative? Evidence from the Ability of Financial Ratios to Predict Bankruptcy. Review of Accounting Studies, 10, 93-122.

26.Balcaen, S. & Ooghe, H. (2004). 35 years of studies on failure, Journal of Accounting Research, vol.4, p71-127.

27.Claessens, S., S. Djankov, J.P.H. Fan, and L.H.P. Lang (forthcoming b), When Does Corporate Diversification Matter to Productivity and Performance? Evidence from East Asia, Pacific-Basin Finance Journal.

28.Claessens, S. and L. Klapper (2002), Bankruptcy Around the World, Explaining Its Relative Use, World Bank Policy Research Working Paper 2865.

29.Chen, J.J. (2004), Determinants of capital structure of Chinese-listed companies, Journal of Business Research.

30.Deesomsak, R., Paudyal, K., Pescetto, G., (2004) The Determinants of Capital Structure: Evidence from the Asia Pacific Region, Durham Research Online.

31.Graham, J. và Harvey, C. (1999), The theory and practice of corporate finance: Evidence from the field.

32.Grice & Ingram (2001). Test of the Generalizability of Altmans Bankruptcy: Prediction Model, Journal of Business Re-search, vol.10, p.53-61.

33.Gibson, M.S. (forthcoming), Is Corporate Governance Ineffective in Emerging Markets?, Journal of Financial and Quantitative Analysis

34.Hillegeist S., Keating E., Cram D., Lundstedt K., 2004. Assessing the Probability of Bankruptcy. Review of Accounting Studies, 9(1), 5-34.

35.Kanas A., 2004. Contagion in Banking Due to BCCI’s Failure: Evidence from National Equity Indices. International Journal of Finance and Economics, 9(3), 245- 255

36.Karels G. V. and Prakash A. P., 1987. Multivariate Normality and Forecasting of Business Bankruptcy. Journal of Business Finance and Accounting, 14(4), 573-593.

Một phần của tài liệu Kiểm định khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của mô hình z SCORE trường hợp các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)