TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Kiểm định khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của mô hình z SCORE trường hợp các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 73)

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện dựa trên việc kế thừa mô hình dự báo kiệt quệ tài chính đã đƣợc phát triển trên thế giới, đó là mô hình phân tích phân biệt Z-Score của Altman (1968, 1993, 1995) ở ba phiên bản Z, Z’, Z’’. Mẫu nghiên cứu là 50 công ty đã và đang đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của 3 mô hình, từ đó kiểm định xác suất chính xác dự báo kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã lần lƣợt xác định “mức độ dự báo chính xác” của từng mô hình, sau đó, tiến hành so sánh “mức độ dự báo chính xác” của mô hình tại thời điểm 3 năm, 2 năm và 1 năm trƣớc khi kiệt quệ xảy ra, tại thời điểm nào mô hình có “mức độ dự báo chính xác tổng thể” cao hơn sẽ đƣợc chọn là thời điểm dự báo tốt hơn. Kết quả cho thấy đã giúp cho tác giả kiểm định đƣợc mô hình dự báo kiệt quệ tài chính phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Nghiên cứu kiểm định ba mô hình chỉ số Z, Z’, Z’’ của Altman (1968, 1993, 1995) đã kết luận chỉ số Z’’ hữu ích trong đo lƣờng bất ổn có độ tin cậy là 94% trong vòng 1 năm trƣớc thời điểm doanh nghiệp kiệt quệ. Kết quả kiểm định này gần tƣơng đồng với nghiên cứu tại thị trƣờng mới nổi của Altman và các tác giả (1995, 2000), Narayanan (1999) và Grice và Ingram (2001).

Dựa trên kết quả nghiên cứu, có thể thấy mô hình đều dự báo khá chính xác tình trạng (kiệt quệ - không kiệt quệ) của các công ty trong mẫu nghiên cứu. “Mức độ dự báo chính xác tổng thể” của cả 3 thời điểm đều đạt từ trên 80% ở thời điểm dự báo là 1 năm, 2 năm, 3 năm trƣớc thời điểm kiệt quệ. Xem xét cụ thể hơn, đối với thời điểm dự báo là 3 năm trƣớc khi kiệt quệ xảy ra, mô hình phân tích phân biệt Z’’-Score của Altman (1993) là phù hợp nhất để dự báo kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam, vì có “mức độ dự báo chính xác tổng thể” cao nhất (84%). Còn đối với thời điểm dự báo là 1 năm và 2 năm trƣớc khi kiệt quệ xảy ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mô hình này có khả năng dự báo kiệt quệ tài chính với độ chính xác khá cao. Ở thời điểm dự báo là 1 năm trƣớc khi kiệt quệ xảy ra, mô hình dự báo chính xác đến 20/21

63

đạt 95% công ty trong mẫu là kiệt quệ, “mức độ dự báo chính xác kiệt quệ” là 27/29 công ty không kiệt quệ (93%) và “mức độ dự báo chính xác tổng thể” là 47/50 đạt 94%, hai năm 44/50 đạt 88%.Cuối cùng, xem xét tổng thể cả về khả năng dự báo có thể kết luận rằng mô hình Z’’-Score của Altman (1993) là mô hình tốt nhất để dự báo sớm kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Từ các kết quả trên, có thể thấy rằng nghiên cứu này góp phần chứng minh tính hữu dụng của các mô hình dự báo kiệt quệ tài chính khi chúng đƣợc áp dụng tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng giúp cho các nhà quản trị công ty, các nhà phân tích tài chính, các nhà đầu tƣ, các ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng, v.v… có thể dự báo sớm khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của công ty mình, công ty đối thủ, công ty đã và đang dự định đầu tƣ cũng nhƣ cấp tín dụng. Từ đó, giúp đƣa ra đƣợc các quyết định đúng đắn nhằm giảm thiểu rủi ro mất vốn, giảm thiểu nguy cơ xảy ra kiệt quệ tài chính và phá sản.

5.2. GỢI Ý GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG DỰ BÁO VÀ GIẢM THIỂU NGUY CƠ XẢY RA KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH

Một phần của tài liệu Kiểm định khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của mô hình z SCORE trường hợp các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)