Không giống nhƣ phân tích phân biệt - chỉ xác định đƣợc công ty là kiệt quệ hay không kiệt quệ, phân tích logit còn có thể xác định đƣợc xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính của công ty. Các hệ số của mô hình phân tích logit đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp “hợp lý cực đại” (maximum likelihood). Phân tích logit sử dụng hàm số xác suất tích lũy logistic để dự báo kiệt quệ tài chính. Kết quả của hàm số có giá trị trong khoảng 0 và 1, đó là xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính, có dạng nhƣ phƣơng trình sau:
(2.1) Trong đó:
Βi (i = 1, 2, …, n) = hệ số,
xi (i = 1, 2, …, n) = biến độc lập, tỷ số tài chính.
Nhà nghiên cứu đầu tiên sử dụng phân tích logit trong dự báo kiệt quệ tài chính là Ohlson (1980). Ohlson phê bình phƣơng pháp phân tích phân biệt đa biến (DA) vì các giới hạn nhƣ đòi hỏi sự giống nhau của ma trận hiệp phƣơng sai giữa nhóm công ty kiệt quệ và nhóm công ty không kiệt quệ, đồng thời, cũng đòi hỏi các biến có phân phối chuẩn. So với phân tích phân biệt (DA), lợi thế của phân tích logit là thoát khỏi
21
các giả định về phân phối chuẩn và ma trận hiệp phƣơng sai. Ông cũng chỉ trích điểm số Z-Score từ phƣơng pháp phân tích phân biệt không cung cấp thông tin về xác suất xảy ra kiệt quệ của một công ty, mà chỉ cho biết một công ty là kiệt quệ hay không kiệt quệ. Để khắc phục vấn đề này, ông sử dụng phân tích logit để ƣớc lƣợng xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính.
Ohlson trích xuất dữ liệu các công ty kiệt quệ tài chính từ báo cáo tài chính 10-K2
. Ông lấy 105 công ty phá sản và 2058 công ty không phá sản trong thời kỳ 1970 đến 1976. Các chỉ số dự báo của nghiên cứu đƣợc chọn lựa từ các nghiên cứu trƣớc đó. Mô hình của Ohlson có 9 biến, đó là:
(2.2)
Trong đó:
SIZE: log của tổng tài sản/chỉ số giảm phát GNP, TLTA: tổng nợ chia tổng tài sản,
WCTA: vốn luân chuyển chia tổng tài sản, CLCA: nợ ngắn hạn chia tài sản ngắn hạn,
OENEG: bằng 1 nếu tổng nợ lớn hơn tổng tài sản, bằng 0 nếu ngƣợc lại, NITA: thu nhập ròng chia tổng tài sản,
FUTL: dòng tiền hoạt động chia tổng nợ,
INTWO: bằng 1 nếu thu nhập ròng là âm trong 2 năm, bằng 0 nếu ngƣợc lại, CHIN: = (NIt – NIt-1)/([NIt] + [NIt-1]), trong đó NIt là thu nhập ròng kỳ gần nhất. Biến này nhằm mục đích đo lƣờng sự thay đổi trong thu nhập ròng.
Tổng thể, Ohlson xây dựng 3 mô hình: mô hình dự báo trƣớc 1 năm, mô hình 2 dự báo trƣớc 2 năm và mô hình 3 dự báo trƣớc 1 năm hoặc 2 năm.
2
Báo cáo tài chính 10-K là báo cáo chi tiết về tình hình tài chính hàng năm của các công ty đại chúng dựa theo quy định của Ủy ban chứng khoán quốc gia Hoa Kỳ (SEC). Trong đó, báo cáo phải có đầy đủ các thông tin chi tiết về: lịch sử công ty, cơ cấu tổ chức, vốn chủ sở hữu, số lƣợng cổ phần, các công ty con, v.v…
22