7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2.2 Cơ chế chính sách của Lào áp dụng trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc
Pa Sắc về thúc đẩy xuất khẩu gạo.
Nhằm hỗ trợ và khuyến khích sản xuất gạo để xuất khẩu trên địa bản tỉnh Chăm Pa Sắc, Ủy ban nhân dân tỉnh đã triển khai cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đề ra từng giai đoạn và chỉ định những công việc cần phải làm đó là:
43
sản xuất kinh doanh và xuất khẩu gạo cả khu vực hành chính nhà nƣớc về mặt pháp lý thâm nhập thị trƣờng và điều kiện thuận lợi khác có thể có.
- Chuyển thành dự án chƣơng trình sản xuất xuất khẩu gạo có trọng điểm tập trung khuyến khích một mặt hàng nào đó trở thành hàng xuất khẩu chính nhƣ: Gạo, cà phê, chè, điều, cao su, đậu, khoai sắn... và kết hợp với các mặt hàng xuất khẩu khác có mức độ và quy mô nhất định và bền vững.
Căn cứ vào các chính sách, nghị định của nhà nƣớc Lào nhƣ: Ngày 10/10/2001 Chính phủ đã ban hành nghị định số 205/2001/NĐ-CP quy định về Quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động xuất nhập khẩu; Sắc lệnh của Thủ tƣớng Chính phủ số 24/2006/SL-TTg ngày 12/9/2006 quy định về tạo điều kiện thuận lợi cho xuất- nhập khẩu và lƣu thông hàng hoá trong nƣớc: Luật doanh nghiệp số 11/2005 có hiệu lực thi hành ngày 9/11/2005, Nghị quyết của Thủ tƣớng Chính phủ số 15/2006/NQ-TTg ngày 4/2/2006 quy định về cạnh tranh thƣơng mại.
Hiện nay, tỉnh Chăm Pa Sắc đã áp dụng một số chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng đólà:
2.2.2.1 Chính sách thương nhân
Từ khi ban hành đến nay phù hộp với thực tiễn phát triển đất nƣớc và xu thế mới phát triển của thế giới hai luật này đã đƣợc sửa đổi bổ xung một số điều năm 1994 và 2006 hai luật đầu tƣ này đã có tác dụng tích cực tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút đƣợc một lƣợng vốn đầu tƣ khá lớn, đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng xuất khẩu gạo của tỉnh Chăm Pa Sắc trong những năm qua tỷ lệ phần trăm trong tổng giá trị vốn đầu tƣ đã tăng từ 3,85% của GDP năm 2010 lên tới 19,88% của GDP năm 2014 trong đó vốn đầu tƣ của nhân dân của các doanh nghiệp và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) chiếm 27%. Đạt đƣợc kết quả trên là do môi trƣờng pháp lý ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi, tạo môi trƣờng ổn định và nâng cao niềm tin đối với nhân dân, làm cho các doanh nghiệp yên tâm làm ăn chín chắn và đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.
Năm 2010 toàn quốc đã xoá bỏ độc quyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc kinh tế trong đó có cả khu vực kinh tế nhƣ nhân dân đƣợc tham gia xuất khẩu. Do đó, số lƣợng các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh cũng đã tăng lên nhanh chóng, hoạt động xuất khẩu trở nên sôi động, tính cạnh tranh đã đòi hỏi các doanh nghiệp phải vƣơn lên. Nhƣng điều đó có tác
44
động tích cực tới sự phát triển xuất khẩu. Những quy định thủ tục còn rƣờm rà đã từng bƣớc đƣợc bãi bỏ, cải cách và hoàn thiện theo cơ chế một cửa.
2.2.2.2 Chính sách xuất khẩu
Theo Nghị định số 205/2001/NĐ-CP ngày 11/10/2001 quy định về quản lý các mặt hàng xuất khẩu. Theo đó tất cả các loại hàng hoá trừ hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu đều đƣợc xuất khẩu. Mọi thƣơng nhân theo quy định của pháp luật đều đƣợc quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, ngoài việc xuất khẩu sản phẩm của mình cũng đƣợc xuất khẩu các loại hàng hoá khác, trừ hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu và một số loại hàng do Bộ Công - thƣơng quy định cho từng thời kỳ.
Công tác điều hành xuất khẩu của Chính phủ cũng từng bƣớc đƣợc đổi mới. Hàng năm cơ chế điều hành xuất khẩu chỉ đƣa ra mục tiêu và các biện pháp lớn, các mặt hàng cần kiểm soát thông qua hạn ngạch, quota, danh mục hàng cấm xuất khẩu và các mặt hàng chịu sự quản lý chuyên ngành. Đến nay, các mặt hàng có hạn ngạch xuất khẩu hầu nhƣ đã giảm tới mức tối thiểu.
2.2.2.3 Chính sách phát triển thị trường
Với chính sách thâm nhập thị trƣờng tƣơng đối mạnh dạn hàng hoá nông sản trong đó có gạo của tỉnh đã có chỗ đứng tại một số nƣớc trong khu vực đó là: Việt Nam, Thái Lan.
Thực hiện chính sách mở cửa thị trƣờng xuất khẩu gạo của tỉnh đƣợc mở rộng theo hƣớng đa phƣơng hoá đa dạng hoá. Bên cạnh hệ thống thị trƣờng xuất khẩu truyền thống, nhiều thị trƣờng mới mở ra ẩn chứa nhiều tiềm năng trong lĩnh vực xuất khẩu lúa gạo.
Tuy nhiên chính sách phát triển trên thị trƣờng, tổ chức thu thập và xử lý thông tin đã có những tiến bộ đáng kể nhƣng còn rải rác, chậm thời gian, thiếu hệ thống từ cơ sở vật chất đến phƣơng thức tổ chức, nghèo nàn về nội dung chƣa thực sự trở thành một công cụ mạnh để chỉ đạo hƣớng dẫn sản xuất do thiếu thông tin về thị trƣờng nên sản xuất lúng túng trong việc quyết định đầu tƣ loại cây trồng cũng nhƣ quy mô. Thị trƣờng chƣa thực sự hƣớng dẫn sản xuất chƣa có tác động tích cực đổi mới cơ cấu sản xuất theo hƣớng nhu cầu của thị trƣờng. Công tác tổ chức dự báo thị trƣờng thu thập xử lý thông tin chậm về thời gian, mức độ tin cậy không cao, trên thực tế chƣa trở thành công cụ mạnh hƣớng dẫn sản xuất.
45
Để sản xuất đạt hiệu quả cao cần đầu tƣ vào những lĩnh vực thị trƣờng thực sự có nhu cầu. Ngƣời sản xuất đòi hỏi phải có nhu cầu thƣờng xuyên về thông tin thị trƣờng tiêu thụ để quyết định đầu tƣ sản xuất hợp lý. Tuy vậy ngƣời sản xuất không thể tự giải quyết vấn đề này cho mình mà đòi hỏi có sự hỗ trợ của nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Chính sách tự do lƣu thông hàng hoá và phát triển thị trƣờng đã phát huy đƣợc sức mạnh của thành phần kinh tế tham gia sản xuất lƣu thông tiêu thụ hàng hoá trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá thực hiện chính sách mở cửa thị trƣờng đƣợc hội nhập và phát triển theo hƣớng đa phƣơng hoá, đa dạng hoá. Bên cạnh những thị trƣờng xuất khẩu. Tuy lĩnh vực tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu chƣa đạt đƣợc kết quả mong muốn nhƣng bƣớc đầu đã định hƣớng cho ngƣời sản xuất tập trung và những hàng hoá có ƣu thế.
2.2.2.4 Chính sách ruộng đất
Thực hiện theo chính sách của Chính phủ Lào thì tỉnh đã tạo ra sự ƣu tiên hàng đầu cho ngƣời dân để tạo ra động lực khuyến khích nông dân phát triển sản xuất làm cho ngƣời dân gắn bó với ruộng đất hơn, yên tâm đầu tƣ sản xuất cải tạo và bảo vệ đất đai đƣợc giao. Từ đó nhờ chính sách ruộng đất mà sẽ làm cho các loại sản phẩm lúa gạo của tỉnh không ngừng tăng về diện tích năng suất sản lƣợng… Bên cạnh những tác động tích cực đó việc giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, manh mún, phân tán gây khó khăn cho quá trình tích tụ tập trung đầu tƣ cho sản xuất theo tiêu chuẩn hàng hoá. Sự chậm trễ trong việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân một mặt làm quá chậm quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất mặt khác làm xuất hiện những khó khăn cho các nhà đầu tƣ trong việc thu gom đất. Việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân chƣa thực sự yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất có xu hƣớng khai thác đất có tính chất bóc lột nhằm kiếm lợi trƣớc mắt.
2.2.2.5 Chính sách đầu tư
Để tạo đà phát triển đối với các mặt hàng lúa gạo xuất khẩu rất cần có các chính sách đầu tƣ, tín dụng thích hợp cho quá trình kinh doanh nhằm chuyển hoá các yếu tố lợi thế nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng.
46
Trong lĩnh vực nông nghiệp chính sách đầu tƣ cho nông nghiệp và nông thôn tiếp tục đƣợc điều chỉnh theo hƣớng đầu tƣ tập trung cắt giảm các khâu đầu tƣ kém hiệu quả hoặc chƣa bức xúc. Điểm mới trong chính sách đầu tƣ của tỉnh ở giai đoạn này là các khâu đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nƣớc đã có thêm nhiều nguồn vốn khác đƣợc huy động vào khu vực nông nghiệp và nông thôn.
2.2.2.6 Chính sách khuyến nông chuyển giao công nghệ sản xuất
Để chuyển sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật chất lƣợng và tiêu chuẩn tỉnh không ngừng cải thiện, nâng cao về mặt kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm sản xuất nhu cầu cung cấp thông tin về khoa học công nghệ đối với sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Trong thời gian ngắn chính sách khuyến nông đã đƣợc triển khai rộng rãi, mạng lƣới khuyến nông đã đƣợc hình thành từ thị trấn tới các địa phƣơng. Triển khai công tác khuyến nông có tác dụng thoả mãn nhu cầu to lớn của hộ nông dân muốn chuyển sang sản xuất hàng hoá cần đƣợc hỗ trợ hƣớng dẫn kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất.
2.2.2.7 Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu
Công tác quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động xuất khẩu ngày càng đƣợc cải tiến và hoàn thiện theo hƣớng khuyến khích xuất khẩu. Bƣớc vào thời kỳ đổi mới chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã mở đƣờng cho các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hoá. Phong trào sản xuất hƣớng thị trƣờng, hƣớng ngoại ngày càng phát triển.
Bƣớc đổi mới đầu tiên về chính sách xuất khẩu là đổi mới quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà nƣớc đã mạnh dạn thay đổi quan niệm về Nhà nƣớc độc quyền ngoại thƣơng. Đến nay, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đã đƣợc mở rộng cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện đã đƣợc quy định nhà nƣớc chỉ ban hành chính sách biện pháp và thực hiện quản lý thông qua hành lang pháp lý.
Tuy cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều bƣớc cải tiến tạo môi trƣờng thƣơng mại thông thoáng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu song vẫn còn một số hạn chế sau:
Việc quản lý điều hành xuất khẩu còn hạn chế và kém hiệu quả đặc biệt là quản lý hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh, Lực lƣợng làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới công an biên phòng, hải quan, thuế vụ quản lý thị trƣờng… đông nhƣng thiếu sự chỉ đạo thống nhất trong khi đó việc chỉ đạo
47
điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc của Trung ƣơng chƣa sát. Uỷ ban nhân dân tỉnh chƣa đƣợc giao chỉ đạo điều hành chung và phân cấp quản lý thống nhất các lĩnh vực hoạt động này.
Cơ chế quản lý xuất khẩu chƣa tác động tích cực đến việc hình thành kênh lƣu thông xuất khẩu. Nhìn chung, các doanh nghiệp chƣa quan tâm tới sự vận động của hàng hoá từ sản xuất đến xuất khẩu qua đó chủ động tổ chức nguồn hàng tổ chức bảo quản chế biến nâng cao giá trị hàng hoá của sản phẩm. Đồng thời thông qua đó đảm bảo lợi ích cho ngƣời sản xuất ngƣời xuất khẩu. Còn thiếu những quy định về tổ chức liên kết trong hoạt động xuất khẩu nên còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh ép cấp, ép giá. Gây thiệt hại lợi ích kinh tế cho ngƣời kinh doanh mất cơ hội xuất khẩu.