Căn cứ vào những cơ sở khoa học (xem chương 1), cơ sở thực tiễn (xem chương 2) và hệ thống các nguyên tắc tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ như đã nêu trên, chúng tôi đã đề xuất những biện pháp tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi như sau:
1. Linh hoạt sử dụng Bộ chuẩn phù hợp với điều kiện thực tế
Các đơn vị mầm non tùy theo điều kiện thực tế của địa phương để có biện pháp áp dụng Bộ Chuẩn cho phù hợp. Các đơn vị mầm non thuộc tỉnh, thành phố có điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi, đội ngũ GVMN có điều kiện nâng cao chuyên môn nên chất lượng CSGD trẻ tốt hơn. Đối với các đơn vị mầm non thuộc huyện xã, vùng núi, vùng sâu vùng xa; về điều kiên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ GVMN chưa đáp ứng yêu cầu về cả số lượng lẫn chất lượng, phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, đây chính là các lý do dẫn đến chất lượng CSGD trẻ chưa được đảm bảo. Vì thế cần có sự linh hoạt trong việc áp dụng Bộ chuẩn PTTENT, tránh vận dụng một cách máy móc mù quáng, tạo áp lực cho GVMN cũng như áp lực, đòi hỏi quá cao ở bản thân trẻ.
Bên cạnh đó, cùng trong 1 nhóm lớp, khả năng năng lực của mỗi trẻ cũng có sự khác nhau, vì thế giáo viên cần có sự linh hoạt vận dụng, tránh sự đánh giá trẻ 1 cách cào bằng, không cố gượng ép đòi hỏi tất cả trẻ phải đạt chuẩn.
Giáo viên có thể sàng lọc và bỏ ra một số nội dung chỉ số thuộc CPTTC không phù hợp với trẻ trong nhóm lớp.
2. Lập kế hoạch sử dụng Bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi trong kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần một cách khoa học cụ thể, rõ ràng
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành với mục đích hỗ trợ thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1, vì thế giáo viên cần sử dụng Bộ chuẩn một cách phù hợp trong việcthực hiện chương trình giáo dục mầm non, bắt đầu bằng việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ, cụ thể là kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần.
2.1. Lập kế hoạch năm học
Kế hoạch hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở mỗi khối lớp nằm trong cấu thành kế hoạch hoạt động giáo dục hàng năm, quý, tháng…của nhà trường. Trong quy trình lập kế hoạch “2 xuống, 1 lên” (Giám hiệu đưa chỉ tiêu hướng dẫn xuống lớp, lớp xây dựng chỉ tiêu trình lên, Giám hiệu duyệt kế hoạch ban hành xuống lớp) thì giáo viên có vai trò quan trọng thể hiện chỉ tiêu kế hoạch sát với thực tế. Giáo viên cần có sự nghiên cứu sắp xếp linh hoạt khi kết hợp nội dung chương trình Giáo dục mầm non của Bộ ban hành năm 2009 với Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi dựa trên đặc điểm tình hình thực tế của nhóm lớp mình để phân bố đều nội dung cần cung cấp cho trẻ trong năm học. Cân đối lượng kiến thức và kĩ năng trong nội dung chương trình với nội dung các chuẩn thuộc lĩnh vực thể chất thuộc Bộ chuẩn. Nếu trong nội dung chương trình GDMN và nội dung chuẩn phát triển thể chất có cùng một kiến thức, kĩ năng cần cung cấp cho trẻ, giáo viên có thể lựa chọn nội dung bên nào cụ thể hơn để thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ. Tuy nhiên giáo viên cần có sự ghi chú đâu là nội dung chương trình GDMN, đâu là nội dung Bộ chuẩn để tránh việc bỏ sót nội dung. Với nội dung Bộ chuẩn, giáo viên nên có bước lượng giá trẻ đầu năm nhằm nắm được đặc điểm tình hình hình nhóm lớp mình đồng thời đối với những chỉ số trẻ đã đạt giáo viên có thể bỏ qua và không đưa vào kế hoạch tổ chức rèn luyện, đánh giá trong năm học tuy nhiên vẫn có kế hoạch ôn luyện củng cố phù hợp.
2.2. Lập kế hoạch tháng
Sự chuyển tải các kiến thức kĩ năng cần cung cấp cho trẻ từ kế hoạch năm học sang kế hoạch tháng đòi hỏi giáo viên phải rải đều. Dựa trên kế hoạch dự kiến năm học, mỗi tháng giáo viên cụ thể hóa thành kế hoạch nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động trong tháng cho phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của nhóm lớp và điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương. Đặc biệt, đối với nội dung chuẩn lĩnh vực phát triển thể chất thuộc Bộ chuẩn giáo viên cần có sự xác định và phân biệt giữa chỉ số mới và chỉ số cũ chưa đạt, chỉ số cũ đã đạt để có biện pháp tổ chức phù hợp với mỗi loại chỉ số.
2.3. Kế hoạch tuần
Kế hoạch tuần là sự thể hiện cụ thể các hoạt động cần tổ chức cho trẻ trong khoảng thời gian 1 tuần. Trong kế hoạch tuần, giáo viên cần thể hiện rõ các nội dung kiến thức kĩ năng sẽ cung cấp cho trẻ, và hoạt động thể hiện các nội dung đó, thời điểm, hình thức tổ chức hướng dẫn. Trong kế hoạch tuần, giáo viên cũng cần có sự ghi chú để phân biệt được những chỉ số nào trong chuẩn phát triển thể chất mình cần tổ chức rèn luyện cho trẻ, đặc biệt là giữa chỉ số mới và cũ.
3. Xây dựng các bộ công cụ theo dõi đánh giá phù hợp với trẻ
Bộ công cụ chính là sự thể hiện các dấu hiệu nhận biết hay còn gọi là các minh chứng để theo dõi và đánh giá trẻ, để biết được trẻ đã đạt được các nội dung chỉ số thuộc chuẩn hay chưa, ngoài ra giáo viên cần đề ra được các phương tiện, các cách thực hiện, các phương pháp. Dựa vào minh chứng của mỗi chỉ số và phương pháp đã chọn để theo dõi, đánh giá sự phát triển trẻ. Sau khi theo dõi đánh giá nội chung chuẩn trên trẻ, giáo viên sẽ nắm được sự phát triển của mỗi trẻ đạt ở mức độ nào. Với những chỉ số đã đạt, giáo viên nên củng cố rèn luyện và nâng cao thêm cho trẻ; với những chỉ số chưa đạt, giáo viên cần tổ chức rèn luyện lại cho trẻ, ngoài ra giáo viên cần linh hoạt điều chỉnh bộ công cụ theo dõi, đánh giá các chỉ số cũ chưa đạt cho phù hợp với thời điểm tổ chức theo dõi, đánh giá lại.
4. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động một cách tự nhiên khi theo dõi, đánh giá trẻ
Giáo viên cần có biện pháp theo dõi đánh giá ngầm trẻ để tránh tình trạng trẻ mất tự nhiên, bị gò ép.
Tuyệt đối không đưa trẻ ra khỏi bối cảnh trẻ đang hoạt động để đánh giá, cần trang bị và hỗ trợ các điều kiện, môi trường thuận lợi cho trẻ hoạt động khi tiến hành đánh giá đối với mọi đối tượng trẻ như nhau, để mỗi trẻ đều có cơ hội thể hiện tốt nhất sự phát triển của mình.
5. Tăng cường, nâng cao công tác tuyên truyền về Bộ chuẩn đến phụ huynh trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Đối với ngành học mầm non, phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về
nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. Ngoài ra, với sự ra đời của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi như là một phương tiện thuận lợi để nâng cao sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường vì Bộ chuẩn chính là căn cứ để xây dựng tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Giáo viên thực hiện công tác tuyên truyền về nội dung chăm sóc giáo dục trẻ, nội dung Bộ chuẩn thông qua bảng tin dành cho các bậc phụ huynh, ngoài ra có thể sử dụng các tờ bướm, thư ngỏ để kêu gọi sự phối hợp của phụ huynh. Mời phụ huynh tham gia các chuyên đề do trường tổ chức, tham gia cùng trẻ trong các dịp lễ hội.
Kêu gọi phụ huynh kết hợp với nhà trường để cùng theo dõi đánh giá trẻ ở những chỉ số mà khó có thể theo dõi khi ở trên lớp. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của bé khi ở nhà, những thuận lợi và khó khăn khi theo dõi các chỉ số thuộc chuẩn phát triển thể chất.
Tiểu kết chương 2
1. Sự ra đời của Bộ chuẩn là một phương tiện nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Hiện Bộ chuẩn đã được áp dụng đại trà trên nhiều đơn vị trường mầm non công lập lẫn tư thục. Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên cho thấy đa số giáo viên đều có nhận thức đúng đắn và phù hợp đối với việc áp dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Tuy nhiên qua việc phân tích kế hoạch và tiến hành quan sát dự giờ việc giáo viên tổ chức rèn luyện, theo dõi và đánh giá nội dung chuẩn phát triển thể chất, cho thấy việc áp dụng Chuẩn của giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Việc triển khai các chỉ số vào kế hoạch chăm sóc giáo dục vẫn còn một số chỉ số bị bỏ sót. Một số giáo viên còn chưa có cách ghi chú cụ thể nội dung Chuẩn trong kế hoạch tháng và tuần dẫn đến khó nhận biết đâu là nội dung của Bộ chuẩn, đâu là nội dung được triển khai từ chương trình khung.
3. Ở một số đơn vị mầm non, vẫn còn tình trạng giáo viên sử dụng cùng kế hoạch giáo dục lẫn kế hoạch áp dụng Bộ chuẩn, điều này không phù hợp thực tế vì mỗi lớp có đặc điểm riêng, đòi hỏi giáo viên cần có sự linh hoạt điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình của nhóm lớp mình. Về phương pháp tổ chức hoạt động phát triển thể chất, ở một số giáo viên chưa có thủ thuật tạo sự sinh động, hứng thú cho trẻ, chưa chú trọng sử dụng biện pháp tạo tình huống bất ngờ, trò chơi và thi đua xen kẽ cá nhân, nhóm nhỏ tập thể để kích thích trẻ tích cực hoạt động.
4. Một số cơ sở mầm non còn thiếu phòng chức năng tổ chức cho trẻ hoạt động phát triển thể chất và một số trang thiết bị cần thiết, điều đó dẫn đến khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức rèn luyện, theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ, điều này tập trung ở đa số các đơn vị mầm non ngoại thành và các đơn vị mầm non tư thục, đây cũng là vấn đề cần quan tâm và khắc phục.
5. Kết quả khảo sát ý kiến từ cán bộ quản lý trường mầm non cho thấy đa số Ban giám hiệu đều có sự quan tâm trong việc áp dụng Bộ chuẩn vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trên thực tế đối với một số đơn vị trường mầm non, vấn đề áp dụng Bộ chuẩn vẫn còn mang tính hình thức, chưa được sự quan tâm đúng mực và
và sự chỉ đạo phù hợp từ Ban giám hiệu, nhất là đối với một số đơn vị mầm non tư thục ở các vùng ngoại thành. Ban giám hiệu trường chưa chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho giờ học thể dục, chưa quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, chủ yếu là thiên về khâu chăm sóc, chưa thật sự chú ý đến chất lượng giáo dục trẻ.
6. Kết quả điều tra phiếu hỏi cho thấy giữa trường mầm non và phụ huynh có sự kết hợp với nhau trong việc rèn luyện, theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ, tuy nhiên qua phỏng vấn nhanh giáo viên lại cho thấy mức độ hỗ trợ từ phía gia đình chưa cao, sự phối kết hợp chưa chặt chẽ và còn mang tính hình thức. Vì thế đòi hỏi cần có sự quan tâm đúng mực hơn trong công tác tuyên truyền Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi và kêu gọi sự hợp tác của phụ huynh nhằm tạo sự liên kết và thống nhất giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng trên đây cho thấy còn có nhiều vấn đề liên quan đến việc áp dụng và tổ chức áp dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, đặc biệt là để tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi”. Đây chính là những cơ sở thực tiễn xây dựng các biện pháp hỗ trợ giáo viên trong việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” để tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi”, thực hiện mục đích nghiên cứu (mục 2.1.1) là “Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ giáo viên trong việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” để tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn về đề tài nghiên cứu đã rút ra các kết luận sau:
1.1. Thể lực là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển tất cả các mặt còn lại của trẻ. Quan tâm đến điều này, đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về tổ chức hoạt động phát triển thể chất trong trường mầm non, có các nghiên cứu về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi nhưviệc xây dựng bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi, những khó khăn khi áp dụng chuẩn phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non, tuy nhiên cho đến nay vẫn
chưa có nhiều nghiên cứu về việc áp dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo.
1.2. Áp dụng chuẩn thể chất trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi có nghĩa là đưa chuẩn phát triển thể chất vào trong kế hoạch chăm sóc giáo dục một cách phù hợp,tiến hành tổ chức cung cấp và rèn luyện các kiến thức kỹ năng nhằm phát triển thể chất cho trẻ, theo dõi và đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ, đồng thời có biện pháp phối kết hợp với phụ huynh trong việc theo dõi và rèn luyện trẻ. Đây chính là cơ sở để tiến hành khảo sát thực trạng áp dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi và xây dựng các biện pháp hỗ trợ giáo viên sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ .
1.3. Trên cơ sở lí luận và kết quả khảo sát thực tiễn bước đầu đã đề xuất 5 biện pháp áp dụng chuẩn phát triển thể chất trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi là:
- Linh hoạt sử dụng Bộ chuẩn phù hợp với điều kiện thực tế;
- Lập kế hoạch sử dụng Bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi một cách khoa học cụ thể, rõ ràng;
- Xây dựng các bộ công cụ theo dõi đánh giá phù hợp với trẻ;
- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động một cách tự nhiên khi theo dõi, đánh giá trẻ;
- Tăng cường, nâng cao công tác tuyên truyền về Bộ chuẩn đến phụ huynh trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
2. KIẾN NGHỊ
Một là, các cấp quản lí giáo dục mầm non như cấp Bộ, Sở, Phòng giáo dục cần chú trọng hơn nữa đến công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ