Khái niệm “Tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non”

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng “bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 36 - 38)

Trong lịch sử giáo dục nhân loại, những tư tưởng giáo dục về thể chất được xem là biểu hiện của tư tưởng nhân đạo, tiến bộ, không chỉ trong việc phát triển thể lực, cải tạo giống nòi mà còn đóng góp vào sự phát triển hòa cân đối của con người, tạo nên những tiền đề hỗ trợ cần thiết cho các mặt giáo dục khác. Bên cạnh đó, giáo

dục thể chất là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, sức khỏe được tăng cường, đó là cơ sở cho sự phát triển toàn diện. [25], [35], [39].

Cũng như những loại hình giáo dục khác, giáo dục thể chất là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh, với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất là một trong những hình thức tác động giáo dục có mục tiêu, nội dung và phương pháp và là hình thức tác động giáo dục rõ rệt, vốn có trong bất cứ hệ thống giáo dục nào. Trong các nền giáo dục cổ xưa nhất, giáo dục thể chất đã được xem là một trong những nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng, góp phần thực hiện cân đối và toàn vẹn mục tiêu tổng quát của giáo dục. [10]

Giáo dục thể chất là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, kéo dài tuổi thọ của con người. trong quá trình giáo dục thể chất, hình thái và chức năng các cơ quan trong cơ thể được từng bước hoàn thiện, hình thành và phát triển các tố chất thể lực, kỹ năng, kỹ xảo vận động và hệ thống tri thức chuyên môn, từ đó có vai trò đặc biệt trong việc hàn thiện năng lực vân động của con người.

Ở lứa tuổi mầm non giáo dục thể chất được coi trọng vì cơ thể của trẻ còn non nớt, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, do đó việc nuôi dưỡng chăm sóc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và việc tập luyện, rèn luyện cơ thể cần phải đặc biệt xem trọng. Cần rèn luyện tư thế vận động đúng vì có tư thế vận động đúng thì các hệ thống cơ quan mới hoạt động bình thường và tạo nên sức khỏe cho cơ thể. Bên cạnh đó, sức khỏe và sự phát triển thể lực của đứa trẻ đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự giáo dục toàn diện, vì có sưc khỏe trẻ mới có thể tích cực hoạt động, hoàn thiện các phẩm chất tâm lí, cảm thụ cái đẹp, biết được nhiều điều hay lẽ phải, nhận biết được bản chất của sự vật hiện tượng, trí tuệ phát triển, hình thành thói quen yêu lao động, trước hết từ lao động tự phục vụ… [9]

Giáo dục thể chất được hiểu như là công tác tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Một trong những nhiệm vụ chính của giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi là hoàn thiện kỹ năng các vận động cơ bản và phát triển những tố chất vận động.

Đối với lứa tuổi này, giáo viên đã có thể tiến hành tất cả các hình thức giáo dục thể chất, sử dụng toàn bộ các phương tiện giáo dục thể chất phù hợp lứa tuổi của trẻ.

Công tác tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non của giáo viên được thể hiện thông qua việc:

- Giáo viên lập kế hoạch, lồng ghép các hoạt động thể chất vào kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động thể chất cho trẻ thông qua hoạt động học, hoạt động ngoài trời, lễ hội, mọi lúc mọi nơi... Để tổ chức cho trẻ thực hiện các bài tập phát triển chung, các vận động cơ bản, các trò chơi vận động...nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống, cũng như những hiểu biết có liên quan đến những kỹ năng, kỹ xảo đó.

- Giáo viên theo dõi, đánh giá và tiếp tục nâng cao, phát triển thể chất cho trẻ.

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng “bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 36 - 38)