Sử dụng Chuẩn phát triển thể chất trong tổ chức hoạt động phát triển thể

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng “bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 45 - 48)

chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi

Sử dụng chuẩn phát triển thể chất (PTTC) trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi là việc giáo viên đưa các nội dung chỉ số thuộc CPTTC vào kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ để rèn luyện, theo dõi và đánh giá trẻ.

Cụ thể là giáo viên sử dụng 26 chỉ số của 6 chuẩn lĩnh vực thể chất thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi kết hợp với nội dung giáo dục phát triển thể chất trong chương trình khung hiện hành để xây dựng kế hoạch chăm sóc- giáo dục cho trẻ ở nhóm lớp.

Giáo viên linh hoạt lựa chọn và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở nhóm lớp, đồng thời phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cơ sở nơi mình công tác. Từ nội dung các chỉ số đã chọn lựa, giáo viên thiết kế các hoạt động phù hợp với chủ đề để tổ chức cho trẻ hoạt động như hoạt động học, hoạt động vui chơi trong lớp, chơi ngoài trời và các hoạt động khác trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

Khi tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ, dựa vào kế hoạch đã đề ra, giáo viên cần chuẩn bị môi trường giáo dục, cơ sở vật chất thuận lợi để cho trẻ hoạt động, giáo viên sử dụng các biện pháp, phương pháp phù hợp với trẻ ở nhóm lớp để tổ chức rèn luyện các kiến thức, kỹ năng nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Đồng thời giáo viên có sự theo dõi và ghi nhận, đánh giá mức độ phát triển của trẻ so với Chuẩn phát triển chung của trẻ em năm tuổi bằng các bộ công cụ mà giáo viên đã xây dựng.

Bên cạnh đó, giáo viên cần tuyên truyền nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi đến phụ huynh nhằm nâng cao nhận thức cho phụ huynh về sự phát triển của trẻ em, đồng thời kêu gọi và hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ giáo viên trong việc theo dõi, rèn luyện cho trẻ thêm khi ở nhà, tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Sau khi đã tiến hành rèn luyện, theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ, giáo viên căn cứ vào bảng tổng hợp theo dõi sự phát triển của nhóm, lớp để có sự xem

xét và điều chỉnh kế hoạch giáo dục tiếp theo: đối với những chỉ số có trên 70% trẻ thực hiện được giáo viên nên tạo điều kiện để rèn luyện trẻ mọi lúc, mọi nơi trong quá trình giáo dục, chú ý tạo điều kiện hơn cho những trẻ chưa đạt; đối với những chỉ số có số trẻ đạt dưới 70% thì giáo viên tiếp tục đưa vào mục tiêu giáo dục của chủ đề tiếp theo để rèn luyện, đồng thời giáo viên phải có sự điều chỉnh lại các hoạt động, bộ công cụ theo dõi, đánh giá trẻ cho phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.

Tiểu kết chương 1

1.Có một số công trình của các nước trên thế giới đã nghiên cứu và đưa đưa ra bộ chuẩn phát triển của trẻ em ở các lứa tuổi cho nước của mình, trong đó có độ tuổi mầm non, điển hình là Mỹ và Singapore. Bên cạnh các nghiên cứu về chuẩn phát triển thể chất thuộc bộ chuẩn phát triển trẻ em, vấn đề sức khỏe thể chất và vận động ở trẻ em cũng được sự quan tâm của các nhà khoa học và tâm lý học khác như Howard Gardner, Thomas Armstrong, Maria Montessory…

2. Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi vào năm 2007, thể hiện những kết quả mong đợi của trẻ cuối độ tuổi 5-6. Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu về việc xây dựng bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi, trong đó có nguyên cứu về việc xây dựng bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 tuổi, những khó khăn khi áp dụng chuẩn phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non, tổ chức giờ thể dục theo nguyên tắc vòng tròn và đánh giá sự chuẩn bị về thể lực, khả năng vận động của trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi... Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào nói về thực trạng sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo.

3. Tổ chức tốt các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển thể lực, có những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sẽ là điều kiện thuận lợi để trẻ sẵn sàng với sự thay đổi cuộc sống, thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày, với môi trường học tập khi trẻ bước vào các bậc học sau này.

4. Việc sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo được thể hiện qua việc giáo viên lựa chọn nội dung các

chỉ số thuộc chuẩn phát triển thể chất đưa vào kế hoạch CS-GD trẻ, tiến hành tổ chức cung cấp và rèn luyện các kiến thức kỹ năng nhằm phát triển thể chất cho trẻ, theo dõi và đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ, trên cơ sở đó có sự điều chỉnh kế hoạch đã đề ra cho phù hợp với trẻ hơn, hợp tác với phụ huynh trong việc theo dõi và rèn luyện trẻ khi ở nhà.

5. Đây chính là những cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc khảo sát thực trạng sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, trên cơ sở đó để đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp hỗ trợ giáo viên sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.

Chương 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHUẨN PHÁT TRIỂN

THỂ CHẤT TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

2.1. Tổ chức khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” và nội dung của lĩnh vực phát triển thể chất trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi

1. Tìm hiểu ý kiến cán bộ quản lý về việc sử dụng Bộ chuẩn và công tác bồi dưỡng giáo viên sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

2. Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về mục đích sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi”,nội dung các chỉ số của lĩnh vực phát triển thể chất trong Bộ chuẩn.

3. Phân tích hồ sơ, sổ sách giáo viên về kế hoạch sử dụng Bộ chuẩn trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ.

4. Quan sát việc rèn luyện, theo dõi và đánh giá trẻ các chỉ số thuộc chuẩn phát triển thể chất của giáo viên.

5. Tìm hiểu mức độ hiểu biết của phụ huynh về việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi; sự phối kết hợp giữa phụ huynh với giáo viên trong việc theo dõi, đánh giá trẻ các nội dung chuẩn phát triển thể chất.

6. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ giáo viên sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” để tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng “bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)