“Bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ”

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng “bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 33 - 34)

Bộ công cụ theo dõi dõi sự phát triển của trẻ bao gồm các phương pháp theo dõi sự phát triển của trẻ, các phương pháp giáo viên thường sử dụng để thu thập thông tin, theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi là kiểm tra trực tiếp, quan sát tự nhiên, phỏng vấn- trò chuyện và phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; các phương tiện sử dụng trong các phương pháp theo dõi (các đồ dùng, đồ chơi, học hiệu liên quan); bảng theo dõi sự phát triển của nhóm, lớp. [7]

Các công cụ đánh giá cũng có thể là phiếu điều tra, phiếu quan sát, bài tập đánh giá, trắc nghiệm do giáo viên tự soạn, trắc nghiệm khách quan chuẩn hóa. Công cụ đo lường và đánh giá sự phát triển của trẻ do giáo viên hoặc do các chuyên gia xây dựng.

Bất cứ công cụ đo lường nào dù đơn giản như quan sát trẻ, bảng hỏi (phiếu điều tra), bảng kiểm kê hay phức tạp hơn như trắc nghiệm chuẩn hóa đều được xây dựng trên những nguyên tắc của nó, trước tiên phải kể đến mối liên hệ với nguyên tắc đánh giá sự phát triển tâm lý của trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng. Khi đánh giá sự phát triển của trẻ, người đánh giá cần thận trọng trong việc đưa ra quyết định về kết quả đánh giá. Sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung và một lĩnh vực nào đó nói riêng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và sự biểu hiện của một hành vi nào đó ở trẻ có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, chính vì vậy trong đánh giá, cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Đánh giá trẻ trong mối quan hệ biện chứng, đánh giá trẻ trong môi trường gần với môi trường sống của trẻ, đánh giá trẻ trong họat động, đánh giá trong sự phát triển và đánh giá phù hợp với lứa tuổi của trẻ. [1]

Cán bộ quản lý cũng có thể cùng giáo viên xây dựng Bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ. Cán bộ quản lý cần xác định những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển của trẻ, làm căn cứ để định hướng, xây dựng, điều chỉnh kế hoạch chung của nhà trường, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, bồi dưỡng cho giáo viên về việc thiết kế và sử dụng bộ công cụ cho phù hợp với đặc điểm nhóm lớp. Giáo viên sử dụng bộ công cụ để ghi chép lại và theo dõi sự phát triển của cá nhân, nhóm trẻ để lập và điều chỉnh kế hoạch giáo dục; đồng thời sử dụng làm thông tin để trao đổi, báo cáo với phụ huynh. [7]

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng “bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 33 - 34)