7. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Định hướng phát triển Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp quản lý hoạt động thư viện ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
3.1.1. Định hướng phát triển Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn Gòn
Trong chiến lược phát triển Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn giai đoạn 2010 – 2020, trường đã đề ra mục tiêu: “đào tạo học sinh, sinh viên thành những công dân phát triển toàn diện: có đạo đức và tri thức; có chuyên môn và nghiệp vụ; có khả năng thích ứng và hội nhập; đáp ứng nguồn nhân lực về văn hóa, nghệ thuật, du lịch và kinh tế cho thành phố Hồ Chí Minh và cả nước”.Sứ mạng của trường là “đào tạo sinh viên thành những công dân có chuyên môn, có năng lực thực hành chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: văn hóa, nghệ thuật, du lịch và kinh tế, có tri thức, đạo đức nghề nghiệp và có khả năng thích ứng, sáng tạo trong xu thế hội nhập, cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh và cả nước”. Tầm nhìn đến năm 2015 nhà trường phấn đấu đạt chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học; năm 2020 phấn đấu trở thành một cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế với một số chuyên ngành đào tạo bằng tiếng nước ngoài [31, tr. 14].
Trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở nước ta được Đảng, Nhà nước và các cấp giáo dục rất quan tâm. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy được xúc tiến mạnh mẽ và các quan niệm đổi mới phải đầy đủ và thống nhất mọi phương pháp giảng dạy, phương pháp học, đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện học tập và thư viện. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy mang tính quyết định là: giảng viên, HSSV và điều kiện học tập. Thư viện cũng là một trong những điều kiện để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo.
Việc thực hiện sứ mạng của Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn đã và đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới cho việc tổ chức hoạt động của Thư viện, theo đó “Thư viện phải đóng vai trò quan trọng trong công tác hỗ trợ học tập và giảng dạy. Thư viện tìm cách thu hút người đọc bằng tiện ích mà công nghệ thông tin đem lại. Đó là xây dựng những cơ sở dữ liệu và tổ chức thành các nguồn tin, các chủ đề liên quan đến việc giảng
dạy và nghiên cứu của trường. Trang thiết bị của thư viện đầy đủ tạo mọi điều kiện cho cán bộ, giảng viên và HSSV học tập và nghiên cứu. Thư viện tạo ra không gian cho việc đọc sách, tự học, phòng truy cập internet, tạo điều kiện cho HSSV có thể đến thư viện học một mình, học theo nhóm, hoặc trao đổi, tọa đàm những thông tin thu nhận được từ kho tài liệu của thư viện. Thư viện sẽ giữ mối liên hệ với các khoa , các bộ môn cập nhật các thông tin về ngành đào tạo, các thông tin về tài liệu tham khảo chính của môn học, làm cơ sở cho công tác bổ sung, công tác lập thư mục danh mục tài liệu cho HSSV và cán bộ giảng viên khai thác”. [31, tr. 19].