Các yếu tố cấu thành thư viện trường cao đẳng, đại học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động thư viện ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch sài gòn (Trang 26 - 29)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.Các yếu tố cấu thành thư viện trường cao đẳng, đại học

1.3.2.1. Vốn tài liệu

Đây là yếu tố đầu tiên để hình thành thư viện, vốn tài liệu là tài sản quý giá, là tiềm lực, là sức mạnh và niềm tự hào của thư viện. Số lượng và chất lượng của vốn tài liệu thể hiện tầm cỡ và quy mô của một thư viện. Vốn tài liệu có phong phú thì sẽ lôi cuốn độc giả đến với thư viện ngày một nhiều. Các thư viện Quốc hội Mỹ, thư viện Quốc gia Anh, Pháp, Nga… nổi tiếng trên thế giới vì có vốn tài liệu hàng chục triệu bản, có nhiều sách cổ rất quý giá.

Vốn tài liệu còn là di sản văn hóa, là kho tri thức của dân tộc, là thước đo trình độ phát triển về mọi mặt của mỗi nước. Trên bình diện quốc tế vốn tài liệu là kho tri

thức của toàn nhân loại.

Vì vậy, mỗi thư viện muốn hoạt động tốt, trước hết phải có vốn sách dồi dào, phong phú, có nhiều sách hay, nội dung sách báo phải phù hợp với trình độ và đáp ứng với nhu cầu, yêu cầu bạn đọc.

Vốn tài liệu vừa là đối tượng sử dụng của bạn đọc vừa là đối tượng làm việc của cán bộ thư viện. Vốn tài liệu được xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi thư viện.

1.3.2.2. Cán bộ thư viện

Cán bộ thư viện là người trực tiếp phục vụ bạn đọc và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thư viện. Họ là linh hồn của thư viện. Vốn tài liệu có phát huy được vai trò, tác dụng hay không, tác dụng của cơ sở vật chất có được khai thác triệt để hay không, kết quả phục vụ bạn đọc có cao hay không, trước hết phụ thuộc vào trình độ và lòng nhiệt tình của cán bộ thư viện.

Người cán bộ thư viện cần phải phấn đấu theo những yêu cầu sau:

- Về tri thức: có vốn tri thức sâu, rộng để hiểu được nội dung sách, đánh giá được sách để chọn lọc bổ sung, tuyên truyền giới thiệu sách với bạn đọc, hướng dẫn người đọc sử dụng sách báo, giúp bạn đọc lĩnh hội nội dung tri thức và giá trị nghệ thuật. Đồng thời có hiểu biết về chuyên môn, thành thạo các khâu nghiệp vụ.

- Về tình cảm: có lòng yêu sách, ham đọc sách, thiết tha với việc đọc của quần chúng nhân dân, lấy kết quả đọc của bạn đọc làm niềm vui, tâm huyết với nghề, tận tâm với người đọc.

- Về kỹ năng: có kỹ năng nói và viết để tuyên truyền sách, để vận động quần chúng đọc sách, biết tổ chức các sinh hoạt thư viện, thu hút đông đảo nhân dân đến đọc sách thư viện.

- Về tác phong: phải là người có văn hóa trong giao tiếp ứng xử, phải thể hiện vẻ đẹp về tình cảm và tâm hồn, phải là tấm gương về tác phong, lối sống văn hóa trước bạn đọc.

1.3.2.3. Người đọc

Người đọc là người sử dụng vốn sách báo của thư viện để học tập, nghiên cứu và giải trí. Họ là đối tượng phục vụ của thư viện, do vậy, họ cũng chi phối mọi hoạt động của thư viện. Thỏa mãn nhiều nhất nhu cầu về sách báo của bạn đọc là mục tiêu phấn đấu của mỗi thư viện. Tất cả các công việc khác như xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm

trang thiết bị, bổ sung sách báo, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thư viện, áp dụng công nghệ mới hiện đại… đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc. Kết quả phục vụ bạn đọc, kết quả đọc sách của họ là niềm vui, là lý tưởng phấn đấu của tất cả cán bộ thư viện.

1.3.2.4. Cơ sở vật chất – kỹ thuật

Cơ sở vật chất của thư viện bao gồm sách báo, nhà cửa, bàn ghế, giá sách, các đồ dùng thiết bị khác… Nếu cơ sở vật chất tốt, sách báo sẽ được bảo quản lâu dài, bạn đọc được đọc sách trong môi trường tiện nghi, thoải mái, thư viện hấp dẫn với bạn đọc, cán bộ thư viện làm việc nhẹ nhàng, năng suất lao động cao, tăng thêm lòng yêu nghề.

Cơ sở vật chất của thư viện phải đạt yêu cầu phù hợp với công tác chuyên môn, có tính thẩm mỹ và ngày càng hiện đại cả về trụ sở cũng như trang thiết bị.

Một thư viện với các phương tiện hiện đại sẽ cung cấp những dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của bạn đọc, vì thế uy tín của thư viện được nâng cao trong lòng bạn đọc cũng như đối với toàn xã hội. Bên cạnh đó cơ sở vật chất – kỹ thuật tốt còn giúp cán bộ thư viện tự hào hơn về nghề nghiệp, từ đó tạo điều kiện cho học say mê và sáng tạo hơn trong công việc của mình.

Như vậy, thư viện được tạo thành từ 4 yếu tố cơ bản: vốn tài liệu (VTL), cán bộ thư viện (CBTV), bạn đọc (BĐ), cơ sở vật chất kỹ thuật và giữa chúng có mối quan hệ, tác động chặt chẽ với nhau mà thiếu một trong các yếu tố đó sẽ không còn là một thư viện.

Sơ đồ 1.3. Mô hình quan hệ giữa các yếu tố của thư viện

Việc phân tích các mối quan hệ giữa các yếu tố của thư viện theo mô hình trên có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng, chẳng hạn, khi ta tác động vào yếu tố nào, ví dụ như tăng vốn tài liệu sẽ lập tức ảnh hưởng tới các yếu tố khác (tăng người xử lý, tăng

Thư viện

VTL

CSVC

CBT

diện tích bảo quản, tăng bạn đọc…).

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động thư viện ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch sài gòn (Trang 26 - 29)