7. Phương pháp nghiên cứu
2.3.5. Thực trạng quản lý hoạt động phục vụ bạn đọc
Trong thực tiễn hoạt động của Thư viện trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn cho thấy hoạt động phục vụ bạn đọc có rất nhiều vai trò khác nhau:
- Công tác phục vụ bạn đọc giúp cho CBNV, GV và HSSV có tư cách pháp nhân trong việc sử dụng thư viện và các dịch vụ thông tin thư viện thông qua việc đăng ký làm thẻ.
- Công tác phục vụ bạn đọc giúp CBNV, GV và HSSV biết cách sử dụng thư viện. Đối với những bạn đọc mới lần đầu làm thẻ tại thư viện, thư viện thường tổ chức các lớp đào tạo, nhằm giới thiệu cho bạn đọc về thư viện, các dịch vụ thư viện, đăng ký mượn trả tài liệu…
- Thông qua hoạt động phục vụ bạn đọc, thư viện cũng giúp bạn đọc có được phương pháp đọc sách có hiệu quả: đọc có chọn lọc, có ghi chép, có kế hoạch, có hệ thống… Nhờ đó thực hiện được mục đích tự học tập, tự nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Bảng 2.11. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt độmg phục vụ bạn đọc
Nội dung
Đánh giá của CBQL, NV, GV Đánh giá của SV Mức TH Mức HQ Mức TH Mức HQ ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Cấp thẻ bạn đọc, đổi thẻ bạn đọc 3.03 0.49 2.50 0.53 2.91 0.71 2.30 0.64 Thống kê số lượng bạn đọc, thống kê lượt bạn đọc 3.13 0.65 2.28 0.72 2.96 0.85 2.08 0.74
Thống kê số lượng tài liệu cho mượn
3.20 0.56 2.36 0.70 2.89 0.93 2.16 0.74 Hướng dẫn bạn đọc 2.96 0.48 2.31 0.71 2.85 0.71 2.12 0.74
sử dụng có hiệu quả nguồn tư liệu thông tin Tổ chức giới thiệu sách mới, biện pháp khuyến khích, thu hút bạn đọc 2.85 0.53 2.16 0.71 2.72 0.76 2.01 0.67 Công tác thống kê phân loại nhu cầu bạn đọc
3.15 0.51 2.20 0.63 2.80 0.96 2.11 0.69
Giải quyết các xung đột giữa CBTV với bạn đọc
3.03 0.45 2.37 0.70 2.64 0.95 2.20 0.72
- Kết quả điều tra trên bảng 2.11 thực trạng quản lý công tác phục vụ bạn đọc của thư viện nhà trường cho thấy: công việc “cấp thẻ, đổi thẻ thư viện” đã được thực hiện thường xuyên (ĐTB mức thực hiện = 3.03 và 2.91). Những năm trước, nhà trường đã phối hợp với Ngân hàng Agribank chi nhánh An Phú làm thẻ ATM liên kết thẻ sinh viên, thẻ thư viện thường hay bị chậm trễ, có những lúc sinh viên phải chờ đợi hàng tháng là do việc in phôi thẻ phải lệ thuộc quyền quyết định ở Ngân hàng Agribank Trung ương ngoài Hà Nội. Nhưng hiện nay nhà trường đã đưa quy trình chụp hình, in và cấp thẻ cho Phòng Công tác Sinh viên quản lý và thực hiện thì công việc này luôn được giám sát, đôn đốc thực hiện để bạn đọc được cấp thẻ nhanh chóng.
- Ở nội dung “Thống kê số lượng bạn đọc, thống kê lượt bạn đọc”, Thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL thực hiện khá thường xuyên (ĐTB = 3.13 và 2.96) nhưng việc quản lý hiện nay vẫn còn làm theo phương pháp thủ công, bằng cách hàng ngày CBTV phải đếm “Phiếu yêu cầu” để tìm ra số lượt bạn đọc. Còn số lượng bạn đọc thì bộ phận cấp thẻ có thể thông báo được thông qua việc quản lý cấp phát thẻ bạn đọc. Như vậy, việc quản lý số lượt bạn đọc hàng ngày này chưa đảm bảo khoa học, chính xác, vì chỉ thông qua việc đếm phiếu và ghi lại, mức hiệu quả đạt ở mức trung bình (ĐTB = 2.28 và 2.08). Vì vậy số liệu này nhiều lúc chưa thực sự đáng tin cậy…
- Việc quản lý “thống kê số lượng tài liệu cho mượn” cũng ở tình trạng tương tự, nội dung này được thực hiện thường xuyên (ĐTB = 3.20 và 2.89), tuy nhiên phải làm thủ công và đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức, vì hiện tại cũng chỉ thông qua
các thông tin về tên sách, tác giả... ghi trên ”Phiếu yêu cầu”, CBTV mới có thể cung cấp số liệu được. Để khẳng định được sách, tài liệu nào bạn đọc hay mượn đọc tại chỗ thì mới chỉ dừng lại ở mức độ định tính, chưa có định lượng chính xác được, do vậy cũng ảnh hưởng nhiều đến việc bổ sung sách đảm bảo tốt hiệu quả sử dụng sách. (ĐTB mức hiệu quả = 2.36 và 2.16) .
- Việc quản lý công tác “hướng dẫn bạn đọc sử dụng có hiệu quả nguồn tư liệu thông tin” (ĐTB mức hiệu quả = 2.31 và 2.12) cũng đã có nhiều cố gắng tuy nhiên cũng ở mức trung bình. Công việc tư vấn cho bạn đọc các loại sách cũng đã được chú trọng hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do tâm lý ngại việc, công việc này đòi hỏi phải cố gắng, tận tình nhiều hơn nữa.
- Qua kết quả thăm dò cho thấy, quản lý công tác “tổ chức giới thiệu sách mới, biện pháp khuyến khích, thu hút bạn đọc” (ĐTB mức hiệu quả = 2.16 và 2.01) hiện nay chưa được tốt, một phần do nhận thức của cán bộ thư viện về công tác này còn hạn chế, e ngại, một phần do sách có trong thư viện nhà trường hiện nay cũng chưa được phong phú về các thể loại, mặt khác cũng chưa tìm ra được các biện pháp khuyến khích, thu hút bạn đọc...
- Quản lý việc “thống kê nhu cầu của bạn đọc” cũng chỉ ở mức trung bình (ĐTB mức hiệu quả = 2.20 và 2.11), mặc dù đã quản lý bằng cách ghi chép lại những nhu cầu sách cần thiết của bạn đọc vào sổ ghi chép riêng, nhưng nhiều khi “ Bạn đọc cứ hỏi” và CBTV thì cứ trả lời “Không có”, thiếu sự quan tâm đến nhu cầu của bạn đọc. Do vậy, công việc này đòi hỏi phải có sự khắc phục để tìm ra biện pháp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc.
- Qua kết quả thăm dò thể hiện việc “giải quyết các xung đột giữa cán bộ thư viện với bạn đọc” được đánh giá thực hiện thường xuyên (ĐTB mức thực hiện = 3.03 và 2.64). Xung đột giữa cán bộ thư viện với bạn đọc chủ yếu xảy ra trong quá trình đáp ứng các yêu cầu đọc và thông tin của người sử dụng thư viện. Thực tế, cho thấy bất cứ một vấn đề gì cũng có thể trở thành nguyên cớ của các cuộc xung đột. Phần lớn cán bộ thư viện nhận thức đúng và được vì nếu khi mâu thuẩn phát sinh mà được cán bộ thư viện giải quyết một cách êm thấm thì xung đột không xảy ra, quan hệ giữa cán bộ thư viện và bạn đọc ngày càng tốt đẹp, người tới sử dụng thư viện ngày càng đông, ngược lại thì hậu quả là cả hai bên đều thiệt hại.
nữa vì thực tế cho thấy, bản chất của các xung đột giữa cán bộ thư viện và bạn đọc thì phần lớn các cuộc xung đột đều có nguyên nhân từ phía thư viện và cán bộ thư viện.