Thực trạng quản lý công tác bổ sung phát triển vốn tài liệu

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động thư viện ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch sài gòn (Trang 59 - 61)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4. Thực trạng quản lý công tác bổ sung phát triển vốn tài liệu

Thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác bổ sung phát triển vốn tài liệu, song vẫn còn nhiều bất cập, nguyên nhân do sự phối hợp giữa các khâu trong qui trình chưa thực sự khoa học.

Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng quản lý công tác bổ sung phát triển vốn tài liệu thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn

Nội dung

Đánh giá của CBQL, NV, GV Đánh giá của SV Mức TH Mức HQ Mức TH Mức HQ ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Tuân thủ các nguyên tắc bổ sung VTL 3.17 0.70 2.42 0.59 3.00 0.89 2.23 0.66 Xây dựng qui trình bổ sung VTL 3.10 0.66 2.13 0.66 2.87 0.93 2.05 0.68

Bổ sung VTL đa ngành 3.03 0.77 2.14 0.72 2.95 0.86 1.99 0.72 Bổ sung VTL chuyên ngành 3.04 0.70 2.22 0.64 2.80 0.95 2.02 0.65 Bổ sung VTL dưới dạng tài liệu điện tử

2.04 0.56 2.08 0.67 2.05 0.61 1.94 0.68

Qua bảng 2.10, chúng ta thấy các nội dung đánh giá thực trạng việc quản lý công tác bổ sung phát triển vốn tài liệu thư viện được thực hiện khá thường xuyên ở các nội dung:

- Tuân thủ các nguyên tắc bổ sung VTL - Xây dựng qui trình bổ sung VTL - Bổ sung VTL chuyên ngành - Bổ sung VTL đa ngành

Hiện tại, Thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn mỗi khi tiến hành bổ sung VTL đều thực hiện cử CBTV mang các bảng danh mục sách lấy từ các nhà xuất bản, đại lý sách giới thiệu đến các đơn vị phòng, ban, khoa, trung tâm trong toàn trường để các đơn vị đăng ký và nhận thêm danh mục từ các đơn vị đó trực tiếp đăng ký, nhưng cũng có những đơn vị không quan tâm với công việc đăng ký này, vì nhiều khi những tên sách họ cần thì thư viện lại không bổ sung được kịp thời, hạn chế này do nhiều nguyên nhân: không tìm được hoặc không có kinh phí bổ sung… Việc quản lý bổ sung sách đa ngành cũng ở tình trạng tương tự. Đặc biệt công tác bổ sung sách chuyên ngành bộc lộ sự hạn chế rất nhiều, nhất là những ngành đào tạo đặc thù như diễn viên, đạo diễn, quay phim còn rất nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập của GV, SV nhà trường.

Cùng với việc làm tốt công tác bổ sung bằng các nguồn hiện có trên thị trường, Thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn còn có chủ trương thu thập nguồn tài liệu từ các “tủ sách gia đình” của các Thầy Cô giáo là các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học… Đây là nguồn tư liệu quí, hiếm. Trách nhiệm của CBTV là phát hiện, thuyết phục chủ sở hữu của những tư liệu đó để mua hoặc sao chụp, bổ sung vào vốn tài liệu của Thư viện Trường nhằm bảo quản, lưu giữ lâu dài và phát huy giá trị của nó. Trong tương lai với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, Thư viện Trường Cao

đẳng VHNT & DL Sài Gòn cũng cần phải bổ sung tài liệu dưới dạng thông tin điện tử để đáp ứng nhu cầu bạn đọc.

Thực trạng quản lý “việc bổ sung VTL dưới dạng tài liệu điện tử” cũng rất hạn chế (ĐTB mức hiệu quả = 2.08 và 1.94), nguyên nhân phần lớn do việc đầu tư trang thiết bị còn nghèo nàn, số lượng máy tính ít so với số lượng bạn đọc đến thư viện, kinh phí mua các tài liệu điện tử lại quá cao. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin, cần phải tìm biện pháp để xây dựng nguồn tài liệu điện tử cho thư viện.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động thư viện ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch sài gòn (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)