Tổ chức thử nghiệm

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường vừa học vừa làm 15 5 thành phố hồ chí minh (Trang 94 - 95)

3.4.1. Điều kiện thử nghiệm

- Thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường. Điều kiện sinh hoạt của các em tại trường cũng như công tác giáo dục không có gì thay đổi. Nhà trường không có sự đầu tư đặc biệt nào đối với nhóm thử nghiệm.

- Sự khác biệt giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm:

+ Nhóm đối chứng, điều kiện sinh hoạt học tập của các em không có gì thay đổi, các thầy cô tại trường vẫn áp dụng các phương pháp giáo dục trước đây.

+ Nhóm thử nghiệm, các em được tham gia các buổi báo cáo chuyên đề, tham dự các sinh hoạt ngoài giờ về KNLN và các em được đôn đốc, nhắc nhở thực hiện các bài tập rèn luyện KNLN.

3.4.2. Quy trình thực hiện

Thử nghiệm được tiến hành trong ba giai đoạn, từ tháng 03 đến tháng 06/2012

Giai đoạn 1: Khảo sát trước thử nghiệm

- Lựa chọn khách thể tác động trong nhóm thử nghiệm và chọn nhóm đối chứng.

- Sử dụng bảng hỏi để khảo sát mức độ KNLN của học sinh ở nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm.

- Trao đổi với thầy cô về thực trạng KNLN của học sinh và chuẩn bị các điều kiện để tiến hành thử nghiệm.

Giai đoạn 2: Tiến hành thử nghiệm

- Tổ chức báo cáo chuyên đề về KNLN có sự tham gia của một số nhà chuyên môn.

- Thầy, cô tổ chức các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp về KNLN cho học sinh. Các thầy, cô của trường đã được cung cấp kiến thức về KNGT, KNLN trước khi tổ chức các hoạt động rèn luyện cho các em.

- Tổ chức cho nhóm thử nghiệm luyện tập các bài tập rèn luyện KNLN dưới sự hướng dẫn, giám sát của các thầy, cô tại trường trong suốt thời gian thử nghiệm.

Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát sau thử nghiệm

Phân tích, đánh giá KNLN của các em học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5. So sánh mức độ KNLN của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm nhằm tìm hiểu hiệu quả của các biện pháp tác động.

3.4.3. Công cụ đánh giá sau thử nghiệm

Phương pháp chính để đánh giá hiệu quả thử nghiệm là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp với các phương pháp bổ trợ là quan sát và phỏng vấn. Phân tích kết quả thu được bằng phương pháp toán thống kê.

Các tiêu chí đánh giá KNLN của học sinh sau thử nghiệm bao gồm: nhận thức của học sinh về KNLN và mức độ biểu hiện KNLN trong quá trình giao tiếp. Đề tài tiến hành so sánh các nhóm: So sánh nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước khi thử nghiệm, so sánh nhóm đối chứng trước và sau thử nghiệm, so sánh nhóm thử nghiệm trước và sau thử nghiệm, so sánh nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm.

3.5. Phân tích kết quả nghiên cứu thử nghiệm 3.5.1. Kết quả nghiên cứu trước thử nghiệm

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường vừa học vừa làm 15 5 thành phố hồ chí minh (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)