Nguyên nhân của thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổ

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường vừa học vừa làm 15 5 thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 86)

Với thực trạng biểu hiện mức độ KNGT bạn bè ở trên, chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5. Các nguyên nhân được sắp xếp theo 3 nhóm bao gồm nhà trường, giáo viên và bản thân học sinh. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.17.

Bảng 2.17. Các nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện KNGT bạn bè của HS lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5

STT Các nhóm nguyên nhân ảnh hưởng ĐTB Thứ hạng

1 Học sinh 3,42 1

2 Giáo viên 3,12 2

Theo bảng 2.17 thì cả 3 nhóm nguyên nhân: học sinh, giáo viên và nhà trường đều được học sinh đánh giá là ảnh hưởng ở mức khá cao (ĐTB lớn hơn 3) đến kết quả rèn luyện KNGT bạn bè của các em. Trong đó, học sinh đánh giá chính bản thân mình có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc hình thành kỹ năng giao tiếp bạn bè của họ (ĐTB = 3,42). Xếp thứ hai về mức độ ảnh hưởng theo đánh giá của học sinh là nhóm các nguyên nhân thuộc về giáo viên (ĐTB = 3,12). Cuối cùng là yếu tố nhà trường (ĐTB = 3,078).

2.6.1.Về phía nhà trường

Bảng 2.18. Các yếu tố thuộc nhà trường ảnh hưởng đến KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5

STT Yếu tố ảnh hưởng ĐTB Thứ

hạng

1 Nhà trường không có môn học về kỹ năng giao tiếp 3,08 3 2 Môn học về kỹ năng giao tiếp không dành thời gian để

thực hành 3,2 2

3 Trường không tổ chức chuyên đề về kỹ năng giao tiếp 3,24 1 4 Trường ít tổ chức các buổi ngoại khóa, sinh hoạt ngoài

giờ...để học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp 2,89 5 5 Trường không kết hợp các học tập với hoạt động rèn luyện

kỹ năng giao tiếp 2,98 4

Nhóm các yếu tố “Trường không tổ chức chuyên đề về kỹ năng giao tiếp” (ĐTB = 3,24 ), “Môn học về kỹ năng giao tiếp không dành thời gian để thực hành” (ĐTB = 3,2), “Nhà trường không có môn học về kỹ năng giao tiếp” (ĐTB = 3,08) được học sinh đánh giá là ảnh hưởng nhiều nhất đến KNGT bạn bè của các em. Điều này phù hợp với tình hình thực tế của trường 15-5, các thầy cô dành nhiều thời gian vận động sự đóng góp của các nhà hảo tâm để chăm lo cho đời sống của các em do vậy công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp còn chưa được quan tâm đúng mức.

Tiếp theo là nhóm các yếu tố “Trường không kết hợp các học tập với hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp” (ĐTB = 2,98), “Trường ít tổ chức các buổi ngoại khóa, sinh hoạt ngoài giờ...để học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp” (ĐTB = 2,89).

Như vậy, nhà trường chưa có những hoạt động thiết thực giúp các em rèn luyện KNGT bạn bè, các em chưa được học tập một cách có hệ thống KNGT bạn bè.

2.6.2 Về phía giáo viên

Bảng 2.19. Các yếu tố thuộc về giáo viên ảnh hưởng đến KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5

STT Yếu tố ảnh hưởng ĐTB Thứ

hạng

1 Giáo viên chưa tạo cơ hội để học sinh rèn luyện kỹ năng

giao tiếp 3,39 1

2 Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa rèn luyện

được kỹ năng giao tiếp cho học sinh 3,04 3 3 Giáo viên chưa biết cách thức tổ chức các hoạt động rèn

luyện kỹ năng giao tiếp 2,97 5

4 Giáo viên chưa quan sát, theo dõi, đôn đốc…hoạt động

rèn luyện kỹ năng giao tiếp của học sinh 3,03 4 5 Giáo viên thờ ơ, thiếu nhiệt tình giúp đỡ học sinh khi họ

gặp khó khăn trong giao tiếp 3,17 2

Theo bảng 2.19 có đến 3 yếu tố được học sinh lựa chọn có ảnh hưởng ở mức khá cao. Trong đó, “Giáo viên chưa tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện KNGT bạn bè” (ĐTB=3,39) được học sinh lựa chọn nhiều nhất trong các yếu tố trên. Qua trao đổi, các em cho rằng đôi khi cũng thắc mắc về KNGT bạn bè nhưng không dám trao đổi với giáo viên, “Giáo viên thờ ơ, thiếu nhiệt tình giúp đỡ học sinh khi họ gặp khó khăn trong giao tiếp” (ĐTB=3,17) cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành KNGT bạn bè của học sinh.

“Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa rèn luyện được kỹ năng giao tiếp cho học sinh” (ĐTB=3,04) cũng được học sinh đánh giá là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện KNGT bạn bè của các em. Học sinh cho rằng nếu rèn luyện KNGT bạn bè mà không có sự theo dõi, đôn đốc thường xuyên của các thầy cô thì hiệu quả sẽ không cao, các em lựa chọn yếu tố “Giáo viên chưa quan sát, theo dõi, đôn đốc…hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp của học sinh”

(ĐTB=3,03). Cuối cùng là “Giáo viên chưa biết cách thức tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp” (ĐTB=2,97). Các em bày tỏ sự mong muốn giáo viên quan tâm hơn nữa đối với hoạt động rèn luyện KNGT bạn bè của các em.

2.6.3. Về phía học sinh

Bảng 2.20. Các yếu tố thuộc về học sinh ảnh hưởng đến KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5

STT Yếu tố ảnh hưởng ĐTB Thứ hạng

1 Học sinh không tích cực tìm hiểu về các kỹ

năng giao tiếp 3,37 6

2 Học sinh không có thời gian để tìm hiểu về kỹ

năng giao tiếp 3,51 3

3 Học sinh nhận thức không đúng về vai trò của

kỹ năng giao tiếp 2,19 8

4 Học sinh mặc cảm với bạn bè vì hoàn cảnh gia

đình của mình 3,47 5

5 Học sinh chưa quan tâm đến rèn luyện kỹ năng

giao tiếp 3,23 7

6 Học sinh không có phương pháp rèn luyện kỹ

năng giao tiếp 3,59 1

7 Học sinh chưa được học về kỹ năng giao tiếp 3,48 4 8 Học sinh chưa chú trọng thực hành kỹ năng

giao tiếp 3,53 2

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.20 cho thấy có đến 7 trên tổng số 8 yếu tố thuộc nhóm nguyên nhân phía học sinh được các em đánh giá có ảnh hưởng ở mức khá cao đến kết quả rèn luyện KNGT bạn bè của các em. Nhóm các yếu tố “Học sinh không có phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp” (ĐTB=3,59); “Học sinh chưa chú trọng thực hành kỹ năng giao tiếp” (ĐTB=3,53); “Học sinh không có thời gian để tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp” (ĐTB=3,51), “Học sinh chưa được học về kỹ năng giao tiếp” (ĐTB=3,48) là những nguyên nhân được học sinh lựa chọn nhiều nhất. Qua trao đổi với thầy cô, cho thấy sự lựa chọn của học sinh phù hợp với tình hình thực tế ở trường, các em chưa được cung cấp kiến thức về KNGT một cách

đầy đủ, bên cạnh đó các em còn phải học các môn học trong chương trình đào tạo, học nghề…nên thời gian dành cho rèn luyện KNGT rất hạn chế. Ngoài ra, “Học sinh mặc cảm với bạn bè vì hoàn cảnh gia đình của mình” (ĐTB=3,47), “Học sinh không tích cực tìm hiểu về các kỹ năng giao tiếp”( ĐTB=3,37) , “Học sinh chưa quan tâm đến rèn luyện kỹ năng giao tiếp” (ĐTB=3,23), cũng được học sinh lựa chọn là những nguyên nhân có ảnh hưởng ở mức khá cao đến hoạt động rèn luyện KNGT bạn bè của học sinh.

Xếp cuối cùng là “Học sinh nhận thức không đúng về vai trò của kỹ năng giao tiếp” (ĐTB=2,19), phù hợp với nhận thức của học sinh về vai trò của KNGT bạn bè đã được khảo sát ở phần trên.

Như vậy, học sinh đánh giá các nguyên nhân thuộc về học sinh là có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả rèn luyện KNGT bạn bè của các em. Các em chưa có phương pháp rèn luyện, thực hành KNGT cũng như những hạn chế về mặt thời gian ảnh hưởng không tốt đến kết quả rèn luyện của học sinh.

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường vừa học vừa làm 15 5 thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)