Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường vừa học vừa làm 15 5 thành phố hồ chí minh (Trang 54)

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 2.2.1.1. Mục đích

Xác lập cơ sở phương pháp luận cho quy trình và phương pháp nghiên cứu của đề tài.

2.2.1.2. Nội dung

- Khái quát, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KNGT bạn bè, xác định khái niệm công cụ trong việc nghiên cứu thực trạng KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5.

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá các công trình nghiên cứu từ trước làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu đề tài.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.2.2.1. Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 ở các mặt nhận thức, biểu hiện.

- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện KNGT bạn bè của học sinh.

- Những biện pháp nhằm nâng cao KNGT bạn bè cho học sinh.

2.2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phối hợp các phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp quan trọng nhất. Các phương pháp nghiên cứu còn lại là phương pháp bổ sung, hỗ trợ.

a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

 Mục đích:

- Thu thập thông tin về bản thân khách thể nghiên cứu.

- Điều tra nhận thức, tự đánh giá và mức độ biểu hiện của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 đối với kỹ năng giao tiếp bạn bè, nguyên nhân của thực trạng kỹ năng và biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp bạn bè cho học sinh.

 Cách tiến hành: quy trình phát phiếu điều tra gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Dựa trên những biểu hiện của thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè, cơ sở lý luận của đề tài, người nghiên cứu đưa ra bảng thăm dò mở nhằm trưng cầu ý kiến của khách thể nghiên cứu về KNGT bạn bè. Sau đó phân tích và xử lý câu hỏi mở. Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra câu hỏi mở kết hợp với lý luận về KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS chúng tôi xây dựng phiếu thăm dò ý kiến chính thức.

- Giai đoạn 2: Phát phiếu thăm dò chính thức nhằm đánh giá thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5.

Gồm có 2 bảng hỏi:

Bảng hỏi thứ nhất, dành cho khách thể nghiên cứu chính của đề tài, gồm 2 phần:

Phần A những thông tin chung về học sinh: giới tính, khoảng thời gian học ở trường, kết quả học tập năm học qua, hoàn cảnh gia đình.

Phần B gồm 15 câu hỏi

- Câu 1: Khảo sát mức độ quan tâm của các em đối với KNGT bạn bè được chia thành 5 mức độ: Hoàn toàn không thích (1 điểm), không thích (2 điểm), bình thường (3 điểm), thích (4 điểm), rất thích (5 điểm).

- Câu 2, 3: Tìm hiểu nhận thức về tầm quan trọng của KNGT bạn bè được chia thành 5 mức độ: Hoàn toàn không quan trọng (1 điểm), không quan trọng (2 điểm), bình thường (3 điểm), quan trọng (4 điểm), rất quan trọng (5 điểm).

- Câu 4: Tìm hiểu hiểu biết của các em về KNGT bạn bè được chia thành 5 mức độ: Hoàn toàn không biết (1 điểm), không biết (2 điểm), biết ít (3 điểm), biết nhiều (4 điểm), biết rất nhiều (5 điểm).

- Câu 5,6 : Tìm hiểu hiểu biết của các em về các kỹ năng bộ phận của KNGT bạn bè, được chia thành 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý (1 điểm), không đồng ý (2 điểm), phân vân (3 điểm), đồng ý (4 điểm), rất đồng ý (5 điểm).

- Câu 7: Tìm hiểu mức độ quan tâm rèn luyện KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5, được chia thành 5 mức độ: Không bao giờ (1 điểm), ít khi (2 điểm), thỉnh thoảng (3 điểm), thường xuyên (4 điểm), rất thường xuyên (5 điểm).

- Câu 8: Tìm hiểu sự tự đánh giá của các em học sinh về các kỹ năng bộ phận của KNGT bạn bè. Có 5 mức độ: Rất thấp (1 điểm), thấp (2 điểm), trung bình (3 điểm), cao (4 điểm), rất cao (5 điểm).

- Câu 9, 10, 11: Tìm hiểu biểu hiện của các em về kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết xung đột.

Cách cho điểm

- Mỗi câu có 5 mức độ lựa chọn: Rất thường xuyên (5 điểm), thường xuyên (4 điểm), thỉnh thoảng (3 điểm), ít khi (2 điểm), không bao giờ (1điểm).

- Riêng đối với các câu có ý nghĩa tiêu cực: 9.8, 9.9, 10.2, 10.5, 10.9, 11.5, 11.7 số điểm cho ngược lại để phù hợp với thang đo.

Thang đánh giá

+ Mức rất cao: 4,51- 5 điểm: thực hiện đầy đủ, thành thạo các kỹ năng. + Mức cao: 3,51 – 4,5 điểm: thực hiện khá đầy đủ, chính xác các kỹ năng. + Mức trung bình: 2,51- 3,5 điểm: thực hiện tương đối đầy đủ, chính xác các kỹ năng.

+ Mức thấp: 1,51 – 2,5 điểm: thực hiện đầy đủ, chính xác phần lớn các kỹ năng.

+ Mức rất thấp: 1 – 1,5 điểm: hầu như không thực hiện các kỹ năng.

- Câu 12: Tìm hiểu cách ứng xử của các em trong các tình huống giao tiếp ứng với 3 kỹ năng: làm quen, lắng nghe, giải quyết xung đột. Mỗi tình huống có 4 phương án trả lời.

Thang đánh giá câu 12:mức cao (3-4 điểm), trung bình (2- 3điểm), thấp (dưới 2 điểm).

- Câu 13: Tìm hiểu những khó khăn các em gặp phải trong quá trình giao tiếp với bạn bè.

- Câu 14: Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp của các em.

- Câu 15: Tìm hiều những biện pháp nhằm nâng cao KNGT bạn bè cho các em.

Cách cho điểm câu 13, 14, 15

Mỗi câu có 5 mức độ lựa chọn: Hoàn toàn không đồng ý (1 điểm), không đồng ý (2 điểm), phân vân (3 điểm), đồng ý (4 điểm), rất đồng ý (5 điểm).

Thang đánh giá

- Mức cao: 4- 5 điểm - Mức khá cao: 3-3,99 điểm - Mức trung bình: 2- 2,99 điểm - Mức thấp: dưới 2 điểm

Bảng hỏi thứ hai, dành cho khách thể nghiên cứu bổ trợ của đề tài là ban giám hiệu, các thầy cô tại trường. Bảng hỏi này được thiết kế gồm các câu hỏi mở nhằm thu thập ý kiến của các thầy, cô về thực trạng, nhận thức, biểu hiện KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS tại trường VHVL 15-5.

Kết quả thu được từ bảng hỏi là cơ sở để xác định thực trạng KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5, đồng thời tìm hiểu được phần nào về những khó khăn, nguyên nhân, từ đó đề xuất biện pháp nâng cao KNGT bạn bè cho học sinh.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn học sinh, các thầy cô và Ban giám hiệu nhà trường nhằm bổ sung số liệu cho các phương pháp khác để góp phần làm rõ thực trạng KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường Vừa học vừa làm 15-5.

2.2.3. Phương pháp quan sát

Quan sát các biểu hiện giao tiếp bạn bè của thiếu niên trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trong các buổi sinh hoạt tập thể, giáo dục chuyên đề tại trường.

2.2.4. Phương pháp toán thống kê

Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để tính tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn và tiến hành kiểm nghiệm T- Test với mức ý nghĩa 95% để làm rõ sự khác biệt về một số biểu hiện của KNGT giữa các biến số khác nhau.

2.3 . Thống kê về khách thể nghiên cứu

Bảng 2.1a. Phân bố về giới tính, thời gian học tập

THỜI GIAN HỌC

GIỚI TÍNH

< 1 năm < 2 năm < 3 năm < 4 năm Số lượng Tỷ lệ %

Nam 15 18 18 8 59 59

Nữ 12 16 7 6 41 41

Tổng 27 34 25 14 100 100

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.1a, thời gian học tập của các em học sinh lứa tuổi THCS trường 15-5 tập trung ở khoảng thời gian 1-3 năm (86 em chiểm tỷ lệ 86%), số lượng các em học đến 4 năm là rất ít (14 em chiếm 14%).

Về giới tính, tỷ lệ nam cao hơn nữ. Nam chiếm đến 59%, tỷ lệ học sinh THCS nữ là 41%. Điều này là do đặc thù của trường, phần lớn các em lang thang là nam nên học sinh nam được đưa vào trường chiếm tỷ lệ cao hơn nữ.

Khảo sát về kết quả học tập được thể hiện ở bảng 2.1b. Năm học vừa qua có đến 44 % học sinh có học lực trung bình; 39% học sinh khá, giỏi; 17% học sinh yếu. Bên cạnh học tri thức phổ thông các em còn được tham gia các lớp làm bánh,

nấu ăn, vi tính, trang điểm và một loạt các hoạt động hướng nghiệp do nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện.

Bảng 2.1b. Phân bố về kết quả học tập STT Kết quả học tập Tần số Tỷ lệ % 1 Giỏi 14 14 2 Khá 25 25 3 Trung bình 44 44 4 Yếu 17 17

Về hoàn cảnh gia đình, phần lớn các em sống và học tập tại trường VHVL 15-5 là những em có hoàn cảnh gia đình hết sức đặc biệt. Trong đó có đến 36% học sinh sống trong những gia đình nghèo khó, không có điều kiện học tập, tự đi kiếm sống ngoài đường phố được đưa vào trường để học tập. Các em có gia đình không hạnh phúc nên bỏ nhà đi lang thang được đưa vào trường cũng chiếm tỷ lệ cao 29%. Các em còn lại là những em không biết cha, mẹ mình là ai, bị mồ côi cha mẹ và những hoàn cảnh đặc biệt khác.

Bảng 2.2. Hoàn cảnh gia đình của học sinh lứa tuổi THCS

trường Vừa học-vừa làm 15-5

STT Hoàn cảnh gia đình Tần số Tỷ lệ

%

1 Gia đình quá nghèo phải tự đi kiếm sống ngoài đường phố 36 36 2 Gia đình không hạnh phúc nên em bỏ nhà đi lang thang 29 29 3 Cha mẹ mất sớm nên em không có nơi nương tựa 14 14

4 Không biết cha mẹ em là ai 11 11

5 Khác 10 10

Tổng 100 100

2.4.Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5

2.4.1. Nhận thức của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 về KNGT bạn bè

2.4.1.1. Mức độ hiểu biết chung về KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5

Nhằm tìm hiểu mức độ hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 chúng tôi đưa ra hệ thống 3 kỹ năng nằm trong nhóm các KNGT. Khi mở đầu cuộc giao tiếp chắc chắn sẽ có quá trình làm quen; diễn tiến cuộc giao tiếp đòi hỏi phải lắng nghe; trong quá trình giao tiếp cũng sẻ xảy ra những mâu thuẫn, xung đột. Do đó, đề tài nghiên cứu KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 ở 3 kỹ năng: kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết xung đột.

Bảng 2.3a. Mức độ hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 về KNGT bạn bè

STT Mức độ Tần số Tỷ lệ%

1 Hoàn toàn không biết 18 18

2 Không biết 29 29 3 Biết ít 34 34 4 Biết nhiều 12 12 5 Biết rất nhiều 7 7 Điểm trung bình = 2,51

Kết quả khảo sát ở bảng 3.2 cho thấy 34 % học sinh chọn mức biết ít; 29% học sinh chọn mức không biết về kỹ năng giao tiếp bạn bè. Tỷ lệ học sinh hoàn toàn không biết về kỹ năng giao tiếp 18%. Số lượng học sinh lựa chọn biết nhiều và biết rất nhiều về kỹ năng giao tiếp bạn bè là 19, chiếm 19%. Tỷ lệ học sinh chọn biết nhiều và biết rất nhiều về KNGT bạn bè là rất thấp, điều này thể hiện học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 chưa được nhà trường trang bị kiến thức, các em cũng chưa tự tìm hiểu về KNGT bạn bè.

Như vậy, với điểm trung bình là 2,51 thì mức độ hiểu biết của học sinh về kỹ năng giao tiếp bạn bè chỉ ở mức trung bình. Đề tài tiến hành khảo sát hiểu biết của học sinh về khái niệm kỹ năng giao tiếp để làm rõ hơn nhận thức của các em về kỹ năng này. Nhận thức chính xác về khái niệm KNGT bạn bè giúp các em định hướng rèn luyện kỹ năng một cách đúng đắn. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.3b.

Bảng 2.3b. Mức độ hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 về KNGT bạn bè

Nội dung ĐTB ĐLC

Kỹ năng giao tiếp bạn bèlà năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức về quá trình giao tiếp, sử dụng hiệu quả và phối hợp hài hòa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để đạt mục đích trong giao tiếp với bạn bè.

2,69 1,051

Hiểu biết của các em về khái niệm kỹ năng giao tiếp bạn bè cũng chỉ ở mức trung bình với ĐTB = 2,69, hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát nhận thức về KNGT bạn bè ở trên. Đặc điểm tâm lý học sinh lứa tuổi THCS với hoạt động chủ đạo là giao tiếp, giao tiếp ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 là những em có hoàn cảnh rất đặc biệt. Sự thành thạo trong kỹ năng giao tiếp bạn bè sẽ giúp các em xây dựng được những mối quan hệ bền lâu cũng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và học tập, phát triển nhân cách toàn diện. Nhưng với mức độ hiểu biết về kỹ năng giao tiếp bạn bè chỉ đạt mức trung bình, điều này sẽ tác động rất nhiều đến tính tự giác, tích cực của học sinh trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp bạn bè dẫn đến hiệu quả không cao.

Như vậy, mức độ hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 về KNGT bạn bè đạt mức trung bình.

2.4.1.2. Mức độ hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 đối với các kỹ năng bộ phận của KNGT bạn bè

Nhằm tìm hiểu sâu hơn về mức độ hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 về từng KNGT bạn bè chúng tôi đưa ra hệ thống gồm 3 kỹ năng

cơ bản và đề nghị học sinh đánh giá theo 5 mức độ biểu hiện. Dưới đây là kết quả tự đánh giá về mức độ hiểu biết của học sinh đối với các kỹ năng bộ phận của KNGT.

Bảng 2.4a. Mức độ hiểu biết của HS lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 đối với các kỹ năng bộ phận của KNGT

STT Kỹ năng giao tiếp ĐT

B ĐLC Thứ hạng

1 KN làm quen 2,73 1,118 2

2 KN lắng nghe 2,39 1,067 3

3 KN giải quyết xung đột 2,99 1,031 1

Điểm trung bình= 2,70

Biểu đồ 2.1. Mức độ hiểu biết của học sinh đối với các kỹ năng bộ phận KNGT bạn bè

Kết quả ở bảng 2.4a cho thấy ĐTB của từng kỹ năng giao tiếp do học sinh tự đánh giá từ 2,73 đến 2,99, điểm trung bình chung của 3 kỹ năng là 2,70. Kết quả này tương đương với kết quả ở trên về mức độ hiểu biết chung của học sinh về kỹ năng giao tiếp. Như vậy, nhận thức về các kỹ năng bộ phận KNGT bạn bè của học sinh chỉ ở mức trung bình.

Đối với các kỹ năng bộ phận của KNGT bạn bè, kỹ năng giải quyết xung đột được học sinh chọn có ĐTB cao nhất 2,99. Kế đến là kỹ năng làm quen với ĐTB là 2,73. Kỹ năng lắng nghe được học sinh lựa chọn có ĐTB thấp nhất 2,39. Mức độ lựa chọn của học sinh đối với các kỹ năng này chỉ ở mức trung bình, học sinh có hiểu biết về các kỹ năng này chưa đầy đủ, sâu sắc. Để tìm hiểu sâu hơn về nhận thức của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 đối với các kỹ năng bộ phận KNGT bạn bè, các em được khảo sát các nội dung thể hiện ở bảng 2.4b.

Bảng 2.4b. Mức độ hiểu biết của HS lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 đối với các kỹ năng của KNGT

STT Nội dung ĐTB ĐLC

Kỹ năng làm quen

1 Kỹ năng làm quen là khả năng nhận diện tâm lý của

người khác thông qua việc đối tượng tự giới thiệu. 2,56 1,054 2 Các bước cụ thể của kỹ năng làm quen: tìm hiểu đối

tượng, chuẩn bị tâm thế, bắt đầu làm quen, hoàn tất quá trình làm quen.

2,51 1,273

Kỹ năng lắng nghe

3 Kỹ năng lắng nghe là khả năng hiểu được nội dung lời

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường vừa học vừa làm 15 5 thành phố hồ chí minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)