Những khó khăn của các em học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 trong

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường vừa học vừa làm 15 5 thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 82)

Qua phân tích thực trạng KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 cho thấy các em biểu hiện ở mức trung bình. Điều đó cho thấy các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp hiện tại của nhà trường chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Để tìm hiểu các em đã gặp những khó khăn nào trong quá trình giao tiếp, làm cơ sở để đề xuất giải pháp, đề tài đã thực hiện khảo sát với kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 2.16. Những khó khăn của các em học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 trong quá trình rèn luyện KNGT bạn bè

TT Biểu hiện ĐTB Thứ hạng

1 Không tự tin khi làm quen với một bạn lạ 3,78 1 2 Thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể 3,68 2 3 Nắm bắt được nội dung câu chuyện khi giao tiếp 3,12 6 4 Nói về những vấn đề quan tâm của mình nhiều hơn 3,52 3 5 Lúng túng khi giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong

giao tiếp 3,34 5

6 Khi gặp mâu thuẫn với bạn bè thường dẫn đến xung đột 3,09 7 7 Chủ động đề xuất, phát biểu ý kiến của mình 3,43 4

8 Khó khăn khác 2,08 8

Kết quả khảo sát cho thấy khó khăn lớn nhất của các em là “Không tự tin khi làm quen với một bạn lạ” (ĐTB=3,78), “Thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể” (ĐTB=3,68). Qua trao đổi thì các em cho rằng rất khó khăn khi tiếp xúc với một bạn mới, hoặc khi tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường phối hợp với các đơn vị bên ngoài tổ chức. Điều này phụ thuộc vào sự mặc cảm về hoàn cảnh gia đình của các em. Tiếp đến, các em gặp khó khăn trong “Nói về những vấn đề quan tâm của mình nhiều hơn” (ĐTB= 3,52) khi giao tiếp với bạn, chưa có sự điều hòa giữa hành động nói và lắng nghe. Các em cũng cho rằng mình còn thiếu tự tin khi “Chủ động đề xuất, phát biểu ý kiến của mình” (ĐTB=3,43). Những khó khăn “Nắm bắt được nội dung câu chuyện khi giao tiếp”, “Khi gặp mâu thuẫn với bạn bè thường dẫn đến xung đột”, “Khó khăn khác” được các em lựa chọn ở mức thấp.

Qua câu hỏi mở cho thấy một số ít em giao tiếp với các bạn quen qua internet, qua những cuộc đi chơi, hoạt động ngoại khóa. Phần lớn các em chọn giao tiếp với các bạn cùng trường, cùng giới vì đây là những đối tượng cùng hoàn cảnh dễ chia sẻ, cảm thông. Chứng tỏ các em vẫn thường giao tiếp với những nhóm bạn có cùng hoạt động chung, gần gũi với các em.

Nếu gặp vấn đề trăn trở cần ý kiến nhiều người, em thường chia sẻ với các bạn cùng lớp, gặp chuyện buồn hay rắc rối thì tâm sự với bạn thân, những vấn đề đơn giản thì tự giải quyết” [N.T.T.H, 13 tuổi].

Em thường xuyên nói chuyện với bạn thân thôi, còn các bạn cùng lớp thì lâu lâu mới nói” [T.T.T.G, 12 tuổi].

Quan hệ bạn bè là một phần quan trọng đối với học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5. Nhưng không phải bạn nào các em cũng dễ dàng giao tiếp, các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc trò chuyện, tâm sự với bạn. Các em thường ít chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống của mình với bạn bè, rắc rối lắm thì cũng chỉ trao đổi với bạn thân, chuyện đơn giản thì tự giải quyết.

Qua trao đổi với các thầy, cô giáo đều cho rằng các em khá nhút nhát trong các buổi sinh hoạt với học sinh các trường khác. Các em thường tụ tập thành nhóm những bạn cùng trường, ít hòa nhập với các hoạt động tập thể. Học sinh thường hay trao đổi, trò chuyện với các bạn thân thiết trong những giờ ra chơi, trong giờ ăn.

Tóm lại, học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 còn thiếu sự tự tin, cởi mở trong giao tiếp với bạn bè đặc biệt là những bạn không thân.

2.6. Nguyên nhân của thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường Vừa học- vừa làm 15-5

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường vừa học vừa làm 15 5 thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)