Phân tích kết quả nghiên cứu thử nghiệm

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường vừa học vừa làm 15 5 thành phố hồ chí minh (Trang 95 - 113)

Bảng 3.1. So sánh mức độ nhận thức về KNLN của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm

TT Nội dung Nhóm đối chứng Nhóm thử nghiệm Mức ý nghĩa

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Khái niệm KNLN 2,2 0,422 1,9 1,197 0,464 2 Các kỹ năng cụ thể của KNLN 2,1 1,370 2,0 0,816 0,646 3 Quy trình lắng nghe 2,5 0,527 3,1 0,316 0,845 Điểm trung bình 2,267 0,66 2,33 0,586 0,815

Kết quả nghiên cứu trước thử nghiệm cho thấy không có sự khác biệt về KNLN giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm.

Kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy gần như không có sự chênh lệch về mức độ nhận thức kỹ năng lắng nghe của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm. Điểm trung bình của nhóm đối chứng là 2,267 và của nhóm thử nghiệm là 2,33. Hơn nữa, khi tiến hành kiểm nghiệm T-test với sig = 0,815 > 0,05 không cho thấy sự khác biệt về mặt thống kê giữa 2 nhóm. Có thể kết luận nhận thức về kỹ năng lắng nghe của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm là tương đồng trước khi tiến hành thử nghiệm.

Bảng 3.2. So sánh mức độ biểu hiện KNLN của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm

Nội dung Nhóm đối chứng Nhóm thử nghiệm

Mức ý nghĩa

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

0,08 Kỹ năng lắng nghe 3,24 0,177 2,9 0,23

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm có sự tương đồng về KNLN. ĐTB của nhóm đối chứng là 3,24, nhóm thực nghiệm 2,9 không có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 nhóm. Kiểm nghiệm T-test với P = 0,08 > 0,05 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa 2 nhóm về biểu hiện KNLN.

Đánh giá biểu hiện của KNLN ở hai nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm qua ĐTB chung không có sự chênh lệch đáng kể giữa hai nhóm. Kết quả so sánh từng biểu hiện cụ thể của KNLN ở 2 nhóm đối chứng và thử nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3 cho thấy cả 2 nhóm có các biểu hiện “Có thể phản hồi thích hợp với những nội dung mà người nói chia sẻ”, “Cắt ngang lời người nói”, “Giả vờ chú ý”, “Bẻ ngón tay, chống cằm, vặn mình” có điểm trung bình từ 3,1 đến 4,2 cho thấy học sinh thường xuyên có những biểu hiện này trong giao tiếp bạn bè. Đồng thời ở cả 2 nhóm thì các biểu hiện “Có những cử chỉ: gật đầu, mỉm cười…khi

lắng nghe”, “Giữ im lặng khi cần thiết” có điểm trung bình 1,8 đến 2,5, điều này chứng tỏ học sinh chỉ thỉnh thoảng thể hiện các biểu hiện này trong giao tiếp với bạn bè. Có 5 biểu hiện học sinh ở 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm lựa chọn có điểm số tương đồng nhau, sự chênh lệch là không đáng kể. Chứng tỏ cả 2 nhóm biểu hiện những yếu tố này trong lắng nghe ở mức độ ngang nhau.

Tiến hành kiểm nghiệm T- test cho kết quả hầu hết các biểu hiện đều không có sự khác biệt về mặt thống kê. Điều này cho thấy giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm có sự tương đương về mức độ biểu hiện KNLN trong giao tiếp bạn bè ở từng biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên có 4 biểu hiện cho p < 0,05, nhưng sự khác biệt này không xuất phát từ hiệu quả của tác động thử nghiệm.

Bảng 3.3. So sánh mức độ biểu hiện KNLN của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm ở từng

biểu hiện cụ thể

STT Nội dung Nhóm chứng đối Nhóm nghiệm thử Mý ức nghĩa

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Có thể phản hồi thích hợp với những

nội dung mà người nói chia sẻ 4,0 0,667 4,2 0,632 0,5 2 Cắt ngang lời người nói* 3,1 0,568 4,2 0,632 0,001 3 Có những cử chỉ: gật đầu, mỉm

cười…khi lắng nghe 2,1 0,994 2,5 1,434 0,478 4 Có thể diễn đạt lại ý đồ của người

nói 3,1 0,316 1,7 0,483 0,000 5 Giả vờ chú ý* 3,6 0,699 4,2 0,422 0,32 6 Đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề 3,8 0,422 2,5 0,527 0,000 7 Giữ im lặng khi cần thiết 1,8 0,422 2,0 0,943 0,548 8 Biểu hiện bằng cử chỉ hành vi (Bẻ ngón tay, chống cằm, vặn mình…) khi chăm chú lắng nghe người khác nói

3,5 0,527 4,1 0,568 0,025

9 Suy nghĩ lan man khi đang lắng nghe

người khác nói* 4,4 0,516 2,7 0,823 0,000

Như vậy, kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học để đánh giá hiệu quả của những biện pháp thực nghiệm nhằm nâng cao KNLN của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5. Nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm được chọn ngẫu nhiên

nhưng vẫn có sự tương đồng về mức độ biểu hiện KNLN. Kết quả khảo sát trước thử nghiệm đảm bảo các điều kiện khoa học và kết quả thu được sau thử nghiệm có giá trị về mặt khoa học.

Biểu đồ 3.1. Mức độ KNLN của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm

3.5.2. Kết quả nghiên cứu sau thử nghiệm

a. So sánh mức độ nhận thức KNLN của học sinh ở nhóm đối chứng trước và sau thử nghiệm

Bảng 3.4. So sánh mức độ nhận thức KNLN của học sinh ở nhóm đối chứng trước và sau thử nghiệm

TT Nội dung Trước thử nghiệm Sau nghiệm thử Mức ý nghĩa

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Khái niệm KNLN 2,2 0,422 2,15 0,371 0,782 2 Các kỹ năng cụ thể của KNLN 2,1 1,370 1,91 1,109 0,737 3 Quy trình lắng nghe 2,5 0,527 2,35 0,377 0,474 Điểm trung bình 2,267 0,66 2,13 0,49 0,626

Trước thử nghiệm, điểm trung bình nhóm đối chứng = 2,267 và sau thử nghiệm là 2,13; như vậy điểm trung bình có sự chênh lệch không đáng kể. Kiểm nghiệm T- test cho thấy không có khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình ở thời điểm trước và sau thử nghiệm. Ở từng yếu tố cụ thể cũng không thấy sự gia tăng về nhận thức, kiểm nghiệm T-test không thấy khác biệt. Có thể kết luận, ở thời điểm trước

và sau thử nghiệm, nhận thức về kỹ năng lắng nghe của nhóm thử nghiệm không có sự thay đổi.

Bảng 3.5. So sánh mức độ biểu hiện KNLN của học sinh ở nhóm đối chứng trước và sau thử nghiệm

Nội dung Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm

Mức ý nghĩa

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

0,018 Kỹ năng lắng nghe 3,24 0,177 3,35 0,195

Kết quả thống kê ở bảng 3.5 cho thấy hầu như không có sự thay đổi đáng kể nào về mức độ biểu hiện KNLN của học sinh nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm. Điểm trung bình trước thử nghiệm 3,24; sau thử nghiệm 3,35, mức độ biểu hiện KNLN vẫn là trung bình. Kiểm nghiệm T- test không cho thấy sự khác biệt ý nghĩa của nhóm đối chứng trước và sau thử nghiệm.

Bảng 3.6. So sánh mức độ biểu hiện KNLN của học sinh ở nhóm đối chứng trước và sau thử nghiệm ở từng biểu hiện cụ thể

STT Nội dung Trước nghiệm thử Sau nghiệm thử Mý ức nghĩa ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Có thể phản hồi thích hợp với những

nội dung mà người nói chia sẻ 4,0 0,667 4,2 0,632 0,5 2 Cắt ngang lời người nói * 3,1 0,568 3,1 0,568 1,000 3 Có những cử chỉ: gật đầu, mỉm

cười…khi lắng nghe 2,1 0,994 2,6 1,350 0,358 4 Có thể diễn đạt lại ý đồ của người

nói 3,1 0,316 3,3 0,483 0,288

5 Giả vờ chú ý * 3,6 0,699 3,6 0,699 1,000

6 Đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề 3,8 0,422 3,8 0,422 1,000 7 Giữ im lặng khi cần thiết 1,8 0,422 2,4 0,843 0,59 8 Biểu hiện bằng cử chỉ hành vi (Bẻ ngón

tay, chống cằm, vặn mình…) khi chăm

chú lắng nghe người khác nói 3,5 0,527 3,5 0,527 1,000 9 Suy nghĩ lan man khi đang lắng nghe

Bảng 3.6 cho thấy ở một vài biểu hiện có sự tăng nhẹ, đó là các biểu hiện 1,3,4,8,10. Có thể sự gia tăng này do các em đã có kinh nghiệm từ lần trả lời bảng thăm dò ý kiến lần trước và khi gặp lại các em thực hiện tốt hơn. Hoặc có thể bảng hỏi đã tác động phần nào đến một vài biểu hiện của các em. Kiểm nghiệm T-test ở từng biểu hiện đều cho kết quả p > 0,05, có nghĩa không có sự khác biệt đáng kể trong từng biểu hiện cụ thể của nhóm đối chứng trước và sau thử nghiệm.

Kết quả nghiên cứu trên nhóm đối chứng có thể khẳng định phương pháp giáo dục của các thầy cô tại trường 15-5 thường áp dụng chưa có hiệu quả cao trong việc nâng cao KNLN cho các em. Qua khảo sát thì các buổi sinh hoạt về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp tại trường chỉ dừng lại ở những nội dung khái quát, chưa đi sâu khai thác từng kỹ năng bộ phận giúp các em phát triển toàn diện kỹ năng. Kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng bộ phận rất quan trọng nhưng khó rèn luyện đòi hỏi phải có sự huấn luyện riêng biệt.

b. So sánh mức độ nhận thức KNLN của học sinh ở nhóm thử nghiệm trước và sau thử nghiệm

Bảng 3.7. So sánh mức độ nhận thức KNLN của học sinh ở nhóm thử nghiệm trước và sau thử nghiệm

T T Nội dung Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm Mức ý nghĩa ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Khái niệm KNLN 1,9 1,197 3,98 0,33 0,000 2 Các kỹ năng cụ thể của KNLN 2,0 0,816 4,3 0,314 0,000 3 Quy trình lắng nghe 3,1 0,316 4,4 0,213 0,000 Điểm trung bình 2,33 0,586 4,22 0,15 0,000

Bảng 3.7 cho thấy ở thời điểm sau thực nghiệm, nhóm thực nghiệm có sự gia tăng đáng kể về mặt điểm số với ĐTB = 4,22 là điểm số ở mức cao, trong khi thời điểm trước thử nghiệm là 2,33 chỉ ở mức trung bình. Kiểm nghiệm T-test cũng cho thấy sự khác biệt về mặt thống kê ĐTB của thời điểm trước và sau thử nghiệm. Ở

từng yếu tố cụ thể, nhận thức của học sinh cũng tăng lên rõ rệt, thể hiện sự tiến bộ so với thời điểm trước thử nghiệm. Như vậy, nhóm thử nghiệm đã có sự tăng lên về mặt nhận thức đối với kỹ năng lắng nghe theo hướng tích cực sau khi tiến hành các hoạt động thử nghiệm.

Bảng 3.8. So sánh mức độ biểu hiện KNLN của học sinh ở nhóm thử nghiệm trước và sau thử nghiệm

Nội dung Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Mức ý nghĩa

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

0,000 Kỹ năng lắng nghe 2,9 0,23 4,0 0,147

Khi tiến hành so sánh kết quả của nhóm thử nghiệm trước và sau thử nghiệm có sự khác biệt. Kết quả thể hiện ở bảng 3.8. Điểm trung bình của nhóm thử nghiệm ở thời điểm trước thử nghiệm là 2,9 và ở thời điểm sau thử nghiệm là 4,0. Mức độ biểu hiện KNLN của nhóm thử nghiệm tăng từ mức trung bình lên mức khá. Điểm trung bình sau thực nghiệm tăng 1,1 điểm so với điểm trung bình trước thử nghiệm là đáng kể cho thấy có sự thay đổi về mức độ biểu hiện KNLN. Hơn nữa, khi kiểm nghiệm T- test thì có sự khác biệt về mặt thống kê của điểm trung bình trước và sau thử nghiệm.

Như vậy, các biện pháp tác động đã nâng cao được nhận thức về KNLN cho học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5.

Bảng 3.9 cho thấy các biểu hiện “Có thể phản hồi thích hợp với những nội dung mà người nói chia sẻ”, “Có những cử chỉ gật đầu, mỉm cười…khi lắng nghe”, “Có thể diễn đạt lai ý đồ người nói”, “Đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề”, “Giữ im lặng khi cần thiết” có sự gia tăng đáng kể về điểm số. Kỹ năng lắng nghe của học sinh ở nhóm thử nghiệm đã được cải thiện đáng ở từng biểu hiện cụ thể. Tiến hành kiểm nghiệm T-test cho thấy có sự khác biệt ở nhóm đối chứng ở các biểu hiện này ở thời điểm trước và sau thử nghiệm.

Như vậy, kết quả thử nghiệm cho thấy nếu áp dụng các biện pháp tác động một cách phù hợp với những bài tập cụ thể thì có thể nâng cao mức độ biểu hiện kỹ năng lắng nghe của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5.

Bảng 3.9. So sánh mức độ biểu hiện KNLN của học sinh ở nhóm thử nghiệm trước và sau thử nghiệm ở từng biểu hiện cụ thể

STT Nội dung Trước nghiệm thử Sau nghiệm thử Mý ức nghĩa

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Có thể phản hồi thích hợp với những

nội dung mà người nói chia sẻ 4,0 0,667 4,9 0,483 0,000 2 Cắt ngang lời người nói* 3,1 0,568 3,4 0,516 0,449 3 Có những cử chỉ: gật đầu, mỉm

cười…khi lắng nghe 2,1 0,994 4,2 0,632 0,003 4 Có thể diễn đạt lại ý đồ của người nói 3,1 0,316 4,8 0,816 0,002

5 Giả vờ chú ý* 3,6 0,699 3,5 0,527 0,177

6 Đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề 3,8 0,422 4,5 0,816 0,001 7 Giữ im lặng khi cần thiết 1,8 0,422 4,4 0,843 0,000 8 Biểu hiện bằng cử chỉ hành vi (Bẻ

ngón tay, chống cằm, vặn mình…) khi chăm chú lắng nghe người khác nói

3,5 0,527 3,4 0,699 0,306

9 Suy nghĩ lan man khi đang lắng nghe

người khác nói* 4,4 0,516 3,1 1,101 0,370

c. So sánh mức độ KNLN của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm

Trước khi tiến hành thử nghiệm cả 2 nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm có điểm số trung bình về nhận thức và mức độ biểu hiện KNLN là tương đồng với nhau. Nhận thức, biểu hiện KNLN của học sinh ở 2 nhóm đều ở mức trung bình. Khi tiến hành thử nghiệm các em ở nhóm thử nghiệm sẽ được tham gia một số hoạt động giáo dục nhằm nâng cao KNLN.

Kết quả so sánh nhận thức về KNLN của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm ở thời điểm sau thử nghiệm đã cho thấy có sự khác biệt đáng kể. Ở thời điểm sau thử nghiệm, điểm trung bình đánh giá nhận thức của nhóm đối chứng là 2,13 ở mức

rất thấp, còn nhóm thực nghiệm là 4,22 ở mức cao. Sự chênh lệch về mức độ nhận thức là rất lớn. Đồng thời, kiểm nghiệm T-test cho thấy có sự khác biệt về nhận thức KNLN giữa 2 nhóm ở thời điểm sau thử nghiệm.

Bảng 3.10. So sánh mức độ nhận thức KNLN của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm

TT

Nội dung Nhóm đối chứng Nhóm thử nghiệm Mức ý ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC nghĩa

1 Khái niệm KNLN 2,15 0,371 4,0 0,33 0,000

2 Các kỹ năng cụ thể

của KNLN 1,91 1,109 4,3 0,314 0,000

3 Quy trình lắng nghe 2,35 0,377 4,4 0,213 0,000

Điểm trung bình 2,13 0,49 4,22 0,15 0,000

Tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau thời gian thử nghiệm để đánh giá sự khác biệt giữa 2 nhóm này sau khi thử nghiệm các biện pháp tác động. Đây là cơ sở quan trọng nhất để có thể kết luận về tính hiệu quả của các biện pháp thử nghiệm. Nếu mức độ biểu hiện KNLN của học sinh ở nhóm thử nghiệm tăng lên một cách có ý nghĩa về mặt thống kê so với nhóm đối chứng thì có kết luận các biện pháp thử nghiệm có hiệu quả.

Bảng 3.11. So sánh mức độ biểu hiện KNLN của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm

Nội dung Nhóm đối chứng Nhóm thử nghiệm Mức ý nghĩa

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 0,000

Kỹ năng lắng nghe 3,35 0,195 4,0 0,147

So sánh điểm trung bình sau thử nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm cho thấy có sự khác biệt đáng kể về mức độ biểu hiện KNLN. Ở thời điểm sau thử nghiệm, ĐTB của nhóm thử nghiệm là 4,0 ở mức cao, trong khi nhóm đối chứng là 3,35 ở mức trung bình; có sự chênh lệch đáng kể. Kết quả kiểm nghiệm T-

test thì mức ý nghĩa với p = 0,00 < 0,05 cho thấy có sự khác biệt về mặt ý nghĩa về biểu hiện KNLN ở 2 nhóm đối chứng và thử nghiệm ở thời điểm sau thử nghiệm.

Bảng 3.12 thể hiện kết quả mức độ biểu hiện KNLN của nhóm đối chứng và

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường vừa học vừa làm 15 5 thành phố hồ chí minh (Trang 95 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)