VHVL 15-5
Bảng 2.21.Biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp bạn bè cho học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5
TT Biện pháp ĐTB Thứ
hạng Về phía học sinh
1 Học sinh đọc nhiều sách, vở, báo chí về kỹ năng giao tiếp bạn bè
3,38 5
2 Học sinh tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp bạn bè qua Internet 3,52 2 3 Nhiệt tình tham gia các sinh hoạt ngoại khóa, tập thể của nhà
trường 3,5 3
4 Học sinh tự tổ chức các câu lạc bộ về kỹ năng giao tiếp bạn bè 3,49 4 5 Tham dự các buổi chuyên đề về kỹ năng giao tiếp bạn bè của
nhà trường và các tổ chức bên ngoài 3,24 6 6 Trao đổi với bạn bè để rèn luyện kỹ năng giao tiếp bạn bè 3,6 1 7 Thường xuyên thực hành các bài tập về kỹ năng giao tiếp bạn bè 3,2 7
8 Biện pháp khác………. 3,18 8
Về phía nhà trường
9 Thường xuyên tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề về kỹ năng
giao tiếp bạn bè cho học sinh 4,08 4
10 Tổ chức các buổi thảo luận về kỹ năng giao tiếp bạn bè giữa học
sinh với nhau 4,0 5
11 Lồng ghép nội dung kỹ năng giao tiếp bạn bè trong chương
trình giảng dạy môn giáo dục công dân 3,8 7 12 Trang bị kiến thức về kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ giáo viên,
cán bộ giáo dục của nhà trường 3,9 6
13 Tổ chức cho học sinh giao lưu với các trường khác 3,2 8 14 Tổ chức cho các em tham gia một số lớp học về kỹ năng giao
tiếp của các tổ chức Đoàn, Hội 4,2 2
15 Mời chuyên viên nói chuyện về kỹ năng giao tiếp bạn bè 4,5 1 16 Trang bị sách, báo về kỹ năng giao tiếp bạn bè 4,1 3
17 Biện pháp khác……… 3,1 9
Quá trình hình thành kỹ năng chịu sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Các nhân tố này cần phải có sự thống nhất, phối hợp hài hòa trong đó nhà trường đóng vai trò nòng cốt. Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp bạn bè cho học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5. Để có cơ sở tiến hành các biện pháp tác động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp bạn bè cho các em, đề tài tiến hành khảo sát học sinh về các biện pháp nhằm nâng cao KNGT bạn bè. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.21.
Các em học sinh đánh giá cao vai trò của nhà trường trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho các em học sinh. Cụ thể, các biện pháp được các em lựa chọn với điểm số khá cao. Có đến 5 biện pháp về phía nhà trường có điểm trung bình từ 4 trở lên, đây là điểm số ở mức cao. “Mời chuyên viên nói chuyện về kỹ năng giao tiếp bạn bè” là biện pháp được các em đánh giá cao nhất, tiếp đến là “Tổ chức cho các em tham gia một số lớp học về kỹ năng giao tiếp của các tổ chức Đoàn, Hội”, “Trang bị sách, báo về kỹ năng giao tiếp bạn bè”, “Thường xuyên tổ chức các buổi
báo cáo chuyên đề về kỹ năng giao tiếp bạn bè cho học sinh”, “Tổ chức các buổi thảo luận về kỹ năng giao tiếp bạn bè giữa học sinh với nhau”. Điều này cho thấy các em rất quan tâm các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp bạn bè cho bản thân, mong muốn có những sân chơi tập thể để được rèn luyện kỹ năng. Nhà trường còn chưa quan tâm tổ chức thường xuyên đến công tác rèn luyện KNGT bạn bè cho học sinh. Các biện pháp còn lại cũng được các em đánh giá ở mức khá cao.
Bên cạnh đó, các biện pháp về phía học sinh cũng được các em lựa chọn ở mức khá cao. Học sinh đánh giá biện pháp “Trao đổi với bạn bè để rèn luyện kỹ năng giao tiếp bạn bè” là quan trọng nhất với điểm số trung bình là 3,6; tiếp đến là “Học sinh tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp bạn bè qua Internet”; “Nhiệt tình tham gia các sinh hoạt ngoại khóa, tập thể của nhà trường”. Tuy nhiên, các biện pháp khác chỉ được lựa chọn ở mức trung bình, đó là “Học sinh tự tổ chức các câu lạc bộ về kỹ năng giao tiếp bạn bè”...Các em cũng nhận thức được vai trò của bản thân trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp bạn bè.
Như vậy, các em cho rằng cần phải học tập và rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách khoa học, có sự tham gia của các chuyên viên. Học sinh cần được cung cấp kiến thức về kỹ năng giao tiếp bạn bè đầy đủ, chính xác. Những kết quả trên là cơ sở quan trọng để lựa chọn biện pháp tác động phù hợp nhằm nâng cao KNGT bạn bè cho các em lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5.
Tiểu kết chương 2
Kết quả khảo sát thực trạng KNGT bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 cho thấy:
Hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 về KNGT bạn bè và các kỹ năng bộ phận đều ở mức trung bình. Có sự khác biệt về mức độ hiểu biết giữa học sinh nam và học sinh nữ, hiểu biết về kỹ năng lắng nghe của nữ tốt hơn nam.
Các em nhận thức rất sâu sắc về tầm quan trọng của KNGT bạn bè trong học tập, trong đời sống nên có ý thức tích cực rèn luyện KNGT bạn bè.
Mức độ biểu hiện kỹ năng giải quyết xung đột của các em ở mức khá, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng làm quen ở mức trung bình. Thấp nhất là kỹ năng lắng nghe. Các em cũng gặp phải một số khó khăn trong giao tiếp với bạn.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện KNGT bạn bè của các em, học sinh đánh giá nguyên nhân từ bản thân mình có ảnh hưởng nhiều nhất.
Các em cho rằng nhà trường cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các hoạt động nhằm nâng cao KNGT bạn bè cho các em.
Chương 3: THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG LẮNG NGHE CỦA HỌC SINH LỨA TUỔI TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRƯỜNG VỪA HỌC VỪA LÀM 15-5 TPHCM
Trên cơ sở phân tích thực trạng KNGT của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường VHVL 15-5 cho thấy biểu hiện của các em ở các kỹ năng làm quen, lắng nghe, kỹ năng giải quyết xung đột. Tuy nhiên xét về điểm trung bình theo từng thang đo của từng kỹ năng thì kỹ năng lắng nghe có điểm trung bình thấp nhất. Do vậy, chúng tôi chọn kỹ năng lắng nghe để thực hiện các biện pháp tác động.