Nhóm TCHT giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trên-dưới

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 47 - 52)

8. Đóng góp của đề tài

2.3.1. Nhóm TCHT giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trên-dưới

1. Tặng quà

Mục đích

-Củng cố biểu tượng trên-dưới khi lấy bản thân làm chuẩn.

-Phát triển kỹ năng quan sát, sử dụng được từ chỉ vị trí “trên-dưới” khi lấy bản thân làm chuẩn.

Chuẩn bị

Giầy, dép, nơ, lược cài tóc, nón, cây dù, tóc giả, kẹp

Luật chơi: Đặt đồ vật và gọi tên vị trí đặt đồ vật đó trên cơ thể • Cách chơi

Có thể chơi theo nhóm, mỗi nhóm 5-10 trẻ. GVMN tổ chức hướng dẫn trẻ bày các gian hàng bán giầy dép, nón, nơ, kẹp tóc, cây dù. Một số trẻ đóng vai người bán

46

hàng, sổ trẻ còn lại đóng vai khách hàng. Mỗi trẻ bắt buộc phải mua 2 món hàng: 1 món hàng sử dụng cho đôi chân, 1 món hàng sử dụng cho đầu, giáo viên hỏi trẻ và yêu cầu trẻ:

-Con mua được gì?

-Con hãy đặt đồ dùng vào đúng vị trí trên cơ thể của con

2. Người quản lý tí hon

Mục đích

-Củng cố biểu tượng KG trên-dưới khi lấy vật bất kì làm chuẩn.

-Hiểu và sử dụng đúng các từ chỉ vị trí KG trên-dưới khi lấy vật bất kì làm chuẩn.

Chuẩn bị : Bình hoa, giỏ rác, khăn trải bàn

Luật chơi: Phục vụ phải sắp xếp các vật đúng theo quy định của nhà hàng, phục vụ nào đặt sai sẽ bị mất việc (mất lượt chơi). Phục vụ nào làm đúng yêu cầu sẽ được tuyên dương.

Cách chơi

Chơi theo nhóm và chơi ở góc, mỗi nhóm 5-10 trẻ. Một trẻ đóng vai là người quản lý nhà hàng, các trẻ còn lại sẽ đóng vai phục vụ. Giáo viên đóng vai người phục vụ hướng dẫn trẻ chơi lần 1, sau đó trẻ có thể tự chơi với nhau. Xin chào các bạn, tôi là quản lý của nhà hàng. Hôm nay hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách bày trí bàn ăn để chào đón khách. Các bạn làm theo yêu cầu của tôi:

-Hãy trải khăn bàn trên mặt bàn, trải thật ngay ngắn. -Đặt bình hoa trên khăn bàn đã trải.

-Giỏ rác phải đặt phía dưới cái bàn.

Đặt xong các vật, người quản lý hỏi lại nhân viên phục vụ: -Đặt khăn trải bản ở đâu?

-Đặt bình hoa ở đâu? -Giỏ rác được đặt ở đâu?

GVMN cho trẻ khác đóng vai là người quản lý và tiếp tục chơi.

47

Mục đích

-Củng cố biểu tượng KG trên-dưới của vật bất kì làm chuẩn

-Hiểu và diễn đạt đúng các từ chỉ vị trí KG trên-dưới khi lấy vật bất kì làm chuẩn.

Chuẩn bị

Mô hình các con vật: con bò, con trâu, tê giác, hươu cao cổ, hà mã, con heo, ngựa, dê, nai, con bò sữa, các rổ xanh, màu vàng.

Luật chơi: Tìm con vật trên đầu có sừng và dưới chân có móng bỏ vào rổ màu xanh, con vật nào trên đầu không có sừng và dưới chân có móng bỏ vào rổ màu vàng. Nhóm nào tìm đúng và nhanh sẽ thắng.

Cách chơi

Chơi theo nhóm, mỗi nhóm 5-7 trẻ, có thể chơi ở góc học tập hoặc giờ hoạt động có chủ đích. Giáo viên phổ biến luật chơi và cho trẻ bắt đầu chơi, cô lại gần và hỏi từng nhóm trẻ:

-Sừng của con bò ở đâu? -Móng của con heo ở đâu?

4. Ai nhanh hơn

Mục đích

- Luyện trẻ xác định vị trí trên-dưới của các đối tượng bất kỳ

- Hiểu và sử dụng đúng các từ chỉ vị trí KG trên-dưới khi lấy vật bất kỳ làm chuẩn.

Chuẩn bị

2 tấm bảng, 1 rổ ở phía trên tấm bảng, 1 rổ ở phía dưới tấm bảng, những thẻ bài có hình con vật và hình bông hoa.

Luật chơi: Nhặt hình con vật đặt vào rổ phía trên tấm bảng, hình bông hoa thì đặt vào rổ ở phía dưới tấm bảng. Đội nào chiến thắng sẽ được 7-8 bông hoa điểm 10, đội nào thua sẽ nhảy lò cò.

Cách chơi

Chơi ngoài trời, chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội 7-8 trẻ. Trong vòng 1 bài hát lần lượt mỗi trẻ ở mỗi đội vượt qua chướng ngại vật đến lấy 1 thẻ bài và đặt vào rổ thích

48

hợp trên tấm bảng theo yêu cầu của luật chơi. Khi bài hát kết thúc đội nào có nhiều thẻ bài hơn sẽ chiến thắng.

5. Nhà thiết kế tài ba

Mục đích

- Luyện xác định vị trí không gian trên-dưới khi lấy người khác làm chuẩn.

- Hiểu và sử dụng chính xác các từ chỉ vị trí trên-dưới khi lấy người khác làm chuẩn.

Chuẩn bị

Kéo, keo dán, bút chì, giấy bìa kiếng, các vật liệu dùng để trang trí, tô màu, nón và giầy của trẻ.

Luật chơi: Nhà thiết kế phải đặt nón và giầy đúng vị trí trên cơ thể của người mẫu, và mô tả lại bằng lời.

Cách chơi

Có thể chơi trong góc chơi (góc tạo hình), hoặc chơi ở hoạt động có chủ đích. Nhóm trẻ 5-10 trẻ (5 trẻ đóng vai là nhà thiết kế, 5 trẻ còn lại là người mẫu).Cô nói với trẻ: “Các bạn ơi, hôm nay cô mời 5 nhà thiết kế thời trang nổi tiếng đến thăm lớp chúng ta. Đây là những nhà thiết kế nón và giầy nổi tiếng khắp thế giới. Các bạn có muốn xem 5 nhà thiết kế trổ tài không?”. Cô phát cho mỗi trẻ nón và đôi giầy, sau đó trẻ sẽ trang trí nón và giầy bằng các nguyên vật liệu mở. Nhà thiết kế đặt nón và giầy đúng vị trí trên cơ thể của người mẫu. Giáo viên hỏi trẻ:

- Con sẽ đặt nón ở đâu trên cơ thể người mẫu? - Đôi giầy con sẽ đặt ở đâu trên cơ thể người mẫu?

Sau đó, nhóm người mẫu trình diễn cho lớp xem. Có thể cho nhóm trẻ thay nhau làm nhà thiết kế và người mẫu sau đó tiếp tục chơi.

6. Người bí ẩn

Mục đích

- Luyện khả năng xác định vị trí không gian trên – dưới khi lấy người khác làm chuẩn.

- Hiểu và sử dụng đúng các từ chỉ vị trí trên-dưới khi lấy người khác làm chuẩn. • Chuẩn bị: Sân chơi rộng, thoáng mát

49

Luật chơi: Tìm đúng người bí ẩn theo yêu cầu

Cách chơi: Chơi ngoài trời, giáo viên cho trẻ đứng vòng tròn, chọn 1 trẻ bất kỳ, cô nói thầm vào tai trẻ đặc điểm của người mà cô muốn tìm. Giáo viên bắt nhịp 1 bài hát bất kỳ cho lớp hát, bài hát kết thúc mà trẻ vẫn chưa tìm ra người bí ẩn sẽ bị mất lượt chơi, nếu trẻ tìm ra người bí ẩn thì người bí ẩn sẽ tiếp tục tìm người bí ẩn khác theo yêu cầu. Giáo viên có thể yêu cầu trẻ:

- Tìm cho cô bạn trên đầu có kẹp tóc, dưới chân mang giầy màu hồng. - Tìm cho cô bạn trên đầu có nơ cài tóc, dưới chân mang dép màu xanh . Nếu trẻ tìm được giáo viên hỏi trẻ:

- Trên đầu bạn có gì? Dưới chân bạn có gì?

Trẻ tìm đúng và trả lời đúng sẽ được vỗ tay hoan hô.

7. Bé tinh mắt

Mục đích

- Luyện trẻ xác định vị trí không gian trên –dưới của các đối tượng trên mặt phẳng

- Hiểu và sử dụng đúng các từ chỉ vị trí trên-dưới các vật trên mặt phẳng

Chuẩn bị: Các bức tranh có hình về sự vật xung quanh trẻ, ở giữa mỗi bức tranh có hình ngôi nhà.

Luật chơi: trẻ phải xác định đúng vị trí của vật mà giáo viên mô tả trong bức tranh và mô tả lại vị trí của vật bằng lời nói. Trẻ hoặc nhóm trẻ nào tìm được nhanh nhất các bức tranh đúng theo yêu cầu và mô tả lại đúng vị trí của vật đó sẽ thắng.

- Cách chơi: Chơi trong góc học tập, hoặc giờ hoạt động có chủ đích. Giáo viên chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 5-6 trẻ. Cô phát cho mỗi trẻ hoặc mỗi nhóm 1 rổ đựng các bức tranh. Cô yêu cầu trẻ tìm tranh :

- Ông mặt trời ở phía trên bức tranh, hàng cây ở phía dưới bức tranh

- Bông hoa màu xanh và màu vàng ở phía trên bức tranh. Bông hoa màu đỏ và bông hoa màu cam ở phía dưới bức tranh.

- Quả đu đủ, quả xoài ở phía trên bức tranh, quả bưởi quả cam ở phía dưới bức tranh.

50

Giáo viên yêu cầu trẻ mô tả lại vị trí của các vật trong bức tranh

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)