Nhóm TCHT giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trước-sau

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 52 - 54)

8. Đóng góp của đề tài

2.3.2. Nhóm TCHT giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trước-sau

8. Nghe thấu đoán tài

Mục đích

-Giúp trẻ nhận biết, phân biệt các hướng phía trước, phía sau của cơ thể trẻ. -Hiểu và sử dụng đúng các từ chỉ vị trí phía trước, phía sau

Chuẩn bị

Cái ghế, khăn bịt mắt, băng ghi âm tiếng kêu của mèo, chó, gà, vịt, tiếng trống, tiếng đàn, tiếng còi xe cứu thương, tiếng trẻ khóc, tiếng cười…

Luật chơi

Trẻ bịt mắt lắng nghe âm thanh, nói rõ đó là âm thanh gì và phát ra từ hướng nào của trẻ. Trẻ nói đúng sẽ được tuyên dương và trẻ có quyền chỉ 1 bạn bất kỳ ra thay mình, nếu trẻ đoán sai sẽ phải bịt mắt lại và đoán tiếp.

Cách chơi

Chơi trong lớp hoặc ngoài trời, chia trẻ thành nhóm, mỗi nhóm 10-15 trẻ, ngồi thành chữ U. Chọn 1 trẻ ngồi trên ghế ở giữa chữ U, bịt mắt trẻ lại bằng khăn. Cô mở 1 âm thanh bất kì đã thu sẵn và hỏi trẻ:

-Con nghe được âm thanh gì? -Âm thanh đó ở phía nào của con?

Giáo viên có thể thay những âm thanh trên bằng giọng của một trẻ trong lớp, trẻ phát ra chuỗi âm thanh A..A…A và trẻ bị bịt mắt phải đoán được tên, vị trí của trẻ phát ra âm thanh đó.

9. Nhanh tay thu hoạch

Mục đích

Ôn luyện khả năng xác định vị trí trước- sau của trẻ khi lấy vật bất kì làm chuẩn.

Chuẩn bị

Mô hình đồ chơi: ngôi nhà, các loại quả tròn và quả dài.

51

cái rổ phía sau ngôi nhà. Và mô tả đúng vị trí của các quả đó. • Cách chơi

Có thể chơi giờ học có chủ đích hoặc hoạt động ngoài trời. Chia trẻ ra làm 2 đội, mỗi đội 5 trẻ. Xếp thành 2 hàng dọc. Cách trẻ 1 đoạn giáo viên đặt 2 ngôi nhà, 1 cái rổ đặt phía trước ngôi nhà, 1 cái rổ đặt phía sau ngôi nhà. Những củ quả được treo trên cây cách ngôi nhà 5cm. Giáo viên nói với trẻ:

-Các con ơi, đã đến mùa thu hoạch hoa quả nhưng bác nông dân bệnh mất rồi, các con hãy hái những quả đã chín và đem về nhà giúp bác nông dân nhé.

-Lần lượt mỗi trẻ ở mỗi đội lên hái quả và để đúng vị trí quả theo yêu cầu của cô. Sau đó mô tả cho cô nghe trẻ đặt quả dạng hình dài ở đâu của ngô nhà? Qủa hình tròn đặt ở đâu của ngôi nhà? Đội nào đặt đúng và mô tả đúng vị trí đội đó chiến thắng.

10. Gió thổi, gió thổi

Mục đích

-Luyện trẻ xác định vị trí trước-sau khi lấy người khác làm chuẩn. -Hiểu và diễn đạt đúng các từ chỉ vị trí: phía trước-phía sau. •Chuẩn bị: Một khoảng không gian rộng

Luật chơi: Làm theo yêu cầu “Gió thổi”, làm sai sẽ bị phạt nhảy lò cò. •Cách chơi

Chơi ngoài trời. Giáo viên cho trẻ đứng vòng tròn, cô đứng trong vòng tròn làm người quản trò, khi cô nói “gió thổi, gió thổi”, trẻ sẽ trả lời “thổi gì , thổi gì?”. Cô đưa ra yêu cầu và trẻ làm theo, nếu trẻ làm sai sẽ bị phạt.Ví dụ:

-Gió thổi, gió thổi (Cô) -Thổi gì? Thổi gì? (trẻ)

-Thổi bạn Linh đứng phía trước cô. (Bạn Linh phải chạy đến và đứng trước cô) -Gió thổi gió thổi

-Thổi gì? Thổi gì?

-Thổi bạn Bình đứng phía sau cô. -Gió thổi, gió thổi

52

-Thổi các bạn nam đứng phía sau các bạn nữ

Giáo viên có thể nói ngược lại: thổi bạn nữ đứng trước bạn nam. Giáo viên yêu cầu trẻ mô tả lại vị trí bạn nào đứng trước bạn nào, bạn nào đứng sau bạn nào. Tiếp tục chơi, giáo viên có thể thổi 1 vài cái khác rồi sau đó chen các từ chỉ vị trí trước-sau vào để trẻ không bị nhàm chán, cụ thể:

-Thổi bạn nam đứng 1 chân (các bạn nam phải co 1 chân lên, nếu cô chưa nói thổi gì tiếp theo mà chân co lên chạm đất sẽ bị phạt)

-Thổi bạn Hằng lấy đôi dép đặt phía trước cô, lấy chiếc lá đặt phía sau cô.

11. Họa sĩ tí hon

Mục đích

-Nhận biết vị trí trước - sau trên mặt phẳng của đối tượng.

-Hiểu và diễn đạt được từ chỉ vị trí trước-sau của đối tượng trên mặt phẳng. • Chuẩn bị

-3 bức tranh lớn bằng giấy rô-ki, ở giữa mỗi bức tranh có 1 ngôi nhà. -Các bức tranh nhỏ có hình hàng rào, cây, hoa, rau, xích đu

Luật chơi: Đặt đồ vật thích hợp vào vị trí trước hay sau của ngôi nhà, mô tả vị trí của đồ vật ấy.

Cách chơi

Chơi trong góc học tập, theo từng nhóm nhỏ. Cô phát mỗi nhóm trẻ một bức tranh lớn có hình ngôi nhà ở giữa bức tranh. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là lựa chọn đồ vật thích hợp để đặt vào phía trước ngôi nhà trong bức tranh và phía sau ngôi nhà trong bức tranh. Giáo viên quan sát trẻ chơi, yêu cầu trẻ nói vị trí của các đồ vật: “Hàng rào ở phía nào của ngôi nhà? Hàng cây con ở phía nào của ngôi nhà? Xích đu ở phía nào của ngôi nhà?”

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)