Hướng dẫn tiến trình thực hiện các TC

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 61 - 64)

8. Đóng góp của đề tài

2.4.3. Hướng dẫn tiến trình thực hiện các TC

-Giáo viên có thể dùng nhiều thủ thuật khác nhau (đưa ra đồ chơi, những câu đố trẻ tìm đồ vật trong lớp…) kết hợp với ngôn ngữ cụ thể, ngắn gọn, cử chỉ gần gũi, ân cần nhằm gây sự chú ý của trẻ và giới thiệu tên trò chơi, nội dung chơi.

-Hướng dẫn cách chơi rõ ràng dễ hiểu, sinh động, thu hút trẻ. Giáo viên có thể đề nghị một vài trẻ nhắc lại luật chơi giúp trẻ ghi nhớ và tránh qui phạm luật chơi làm ảnh hưởng đến quá trình chơi của các trẻ khác.

-Theo dõi, động viên trẻ thực hiện đúng luật chơi và giữ nhịp điệu chơi thích hợp. Giáo viên cần điều chỉnh nhịp chơi thích hợp sao cho không khí chơi sôi nổi đồng thời tránh tạo ở trẻ sự vội vàng, cẩu thả hay sự chậm chạp, lề mề.

60

-Nhận xét, đánh giá kết quả cuộc chơi hướng vào việc nhận xét, phân tích quá trình chơi của trẻ đã chơi đúng luật chưa. Giáo viên có thể cho trẻ tự nhận xét việc thực hiện luật chơi của đội mình và đội bạn sao cho trẻ nhận ra những thiếu xót cần khắc phục mà vẫn đảm bảo không khí chơi vui vẻ, không làm mất hứng thú chơi của trẻ.

-Sau khi tổ chức hướng dẫn trò chơi, trẻ đã ghi nhớ cách chơi, luật chơi thì giáo viên nên khuyến khích trẻ tự chơi với bạn.

-Khêu gợi sự hứng thú của trẻ với những lần chơi sau.

Tiểu kết chương 2

Khi thiết kế hệ thống TCHT nhằm phát triển khả năng ĐHTKG cho trẻ MG 5-6 tuổi, chúng tôi dựa vào những cơ sở định hướng sau:

- Dựa vào nội dung dạy ĐHTKG cho trẻ MG 5-6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2009.

- Dựa vào đặc điểm phát triển sự định hướng KG của trẻ MG 5-6 tuổi.

- Dựa vào thực trạng đã khảo sát với GVMN về việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng ĐHTKG cho trẻ MG 5-6 tuổi và thực trạng mức độ ĐHTKG của trẻ MG 5-6 tuổi.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành thiết kế hệ thống các TCHT nhằm phát triển khả năng ĐHTKG cho trẻ 5-6 tuổi theo các nhóm sau:

+ Nhóm TC giúp trẻ định hướng trên - dưới + Nhóm TC giúp trẻ định hướng trước - sau + Nhóm TC giúp trẻ định hướng phải - trái

+ Nhóm TC giúp trẻ xác định vị trí của vật trên mặt phẳng

Trong đó, nội dung nhóm TC giúp trẻ xác định vị trí của đối tượng trên mặt phẳng được lồng ghép vào các nhóm TC giúp trẻ định hướng trên-dưới, trước-sau, phải-trái. Kết quả khảo sát cho thấy, cần chú ý thiết kế nhiều hơn TCHT nhằm giúp trẻ xác định vị trí, phương hướng phải-trái của đối tượng trong KG khi lấy người khác làm chuẩn, lấy vật bất kỳ làm chuẩn, và cần bổ sung nhiều TCHT giúp trẻ xác

61

định vị trí của vật trên mặt phẳng. Nguyên nhân, hiện nay các nguồn TC này còn quá ít, mức độ ĐHTKG của trẻ khi lấy người khác làm chuẩn và lấy vật bất kỳ làm chuẩn chưa cao.

Khi thiết kế các THCT giúp trẻ MG lớn phát triển khả năng ĐHTKG cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo tính mục đích + Đảm bảo tính phù hợp + Đảm bảo tính phổ biến

+ Đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển + Đảm bảo tính đa dạng

62

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG TCHT ĐÃ ĐƯỢC

THIẾT KẾ

3.1. Tổ chức thực nghiệm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)