8. Đóng góp của đề tài
2.3.3. Nhóm TCHT phát triển khả năng định hướng phải –trái
12. Thụt – thò
• Mục đích
-Củng cố biểu tượng phải- trái của bản thân trẻ
53
làm chuẩn.
• Chuẩn bị: Khoảng sân chơi rộng • Luật chơi
Trẻ phải thụt, thò tay theo đúng yêu cầu của cô, trẻ làm sai sẽ bị phạt chạy 1 vòng quanh sân. Trẻ làm đúng sẽ được vỗ tay hoan hô.
• Cách chơi
Chơi ngoài trời, giáo viên cho trẻ đứng vòng tròn, cô đứng giữa vòng tròn. Thụt tương ứng với tay phải thụt xuống, thò tương ứng với tay phải giơ lên. Giáo viên làm mẫu cho trẻ xem trước, sau đó giáo viên hô lên trẻ tự làm.
- (Cô) Tay đâu tay đâu? - (Trẻ) tay đây tay đây - Thụt
- Thò
- Thụt, thụt, thò thò
Giáo viên tăng tốc độ và yêu cầu trẻ làm theo những lời cô yêu cầu, không làm theo hành động của cô. Ví dụ: cô nói thụt nhưng tay phải lại giơ lên cao, trẻ nào làm theo cô sẽ bị phạt nhảy lò cò.
13. Tôi bảo tôi bảo
• Mục đích
-Củng cố biểu tượng phải- trái của bản thân trẻ
-Hiểu và mô tả chính xác từ chỉ vị trí không gian phải-trái khi lấy bản thân trẻ làm chuẩn.
• Chuẩn bị:Khoảng sân chơi rộng • Luật chơi
Trẻ phải thực hiện đúng các độn tác xác định phải trái của bản thân theo yêu cầu của cô khi có từ “tôi bảo”.
• Cách chơi
Chơi ngoài trời, giáo viên cho trẻ đứng vòng tròn, giáo viên ở giữa vòng tròn. Cô nói “tôi bảo tôi bảo”, trẻ đáp “bảo gì bảo gì?”, giáo viên yêu cầu trẻ làm bất cứ
54
việc gì nếu có từ “tôi bảo”, giáo viên yêu cầu trẻ làm nhưng không có từ “tôi bảo” mà trẻ làm theo thì sẽ bị phạt. Ví dụ:
- Tôi bảo, tôi bảo - Bảo gì? Bảo gì?
- Bảo các bạn đưa tay phải ra phía trước - Tôi bảo tôi bảo
- Bảo gì? Bảo gì?
- Bảo các bạn để tay phải xuống - Tôi bảo tôi bảo
- Bảo gì? Bảo gì?
- Bảo các bạn quay sang bên phải (trẻ làm theo )
- Quay sang trái (trẻ làm theo sẽ bị phạt vì cô không nói “tôi bảo”)
Cứ thế chơi tiếp tục, giáo viên có thể bảo trẻ ngồi xuống, bảo bạn nam đứng bên phải bạn nữ, bảo các bạn nắm tay người bên trái, bảo trẻ tay phải chống hông, tay trái vẫy chào, bảo trẻ vỗ tay 2 cái…Giáo viên nên thêm các yêu cầu khác để TC không bị nhàm chán.
14. Nhanh chân chiến thắng
• Mục đích
- Luyện tập khả năng định hướng phải-trái của vật bất kì. - Hiểu và sử dụng được từ chỉ vị trí phải-trái của vật bất kỳ. • Chuẩn bị
2 cái xích đu ở dưới sân trường, 1 hộp đựng: mô hình các loại phương tiện đường bộ và phương tiện đường thủy
• Luật chơi: Đặt phương tiện giao thông đúng vị trí của xích đu theo yêu cầu của giáo viên.
• Cách chơi
Có thể chơi ở giờ hoạt động có chủ đích chủ đề: Phương tiện giao thông, hoặc chơi ngoài trời. Chia trẻ thành 2 đội, khi cô nói “bắt đầu”, trẻ ở mỗi đội sẽ phải vượt
55
qua các chướng ngại vật để đi đến cái hộp, lấy 1 loại phương tiện bất kì, nếu đó là phương tiện đường bộ thì đặt ở bên phải xích đu, phương tiện đường thủy đặt bên trái xích đu. Đội nào hoàn thành nhanh và mô tả lại đúng vị trí của đồ vật so với xích đu sẽ chiến thắng.
15. Tìm chữ
• Mục đích
- Luyện tập khả năng định hướng phải-trái của vật bất kỳ làm chuẩn - Hiểu và sử dụng được từ chỉ vị trí phải-trái của vật bất kỳ làm chuẩn.
• Chuẩn bị: Những vòng tròn bằng sợi dây ni lông, những cây có dán chữ b,d,q,p,e,v,l
• Luật chơi:Tìm chữ và mô tả đặc điểm của nó theo yêu cầu. • Cách chơi
Có thể chơi ngoài trời hoặc ở góc học tập.
+ Chơi ở góc học tập: giáo viên cho trẻ tìm chữ có cái bụng ở bên phải gạch thẳng đứng hoặc tìm chữ có cái bụng ở bên trái gạch thẳng đứng. Trẻ nào tìm đúng và nhanh sẽ thắng. Giáo viên cầm chữ trẻ tìm được và hỏi: “nói cho cô biết cái bụng ở phía nào của gạch thẳng đứng?”
+ Chơi ở ngoài trời. Nhóm 10-15 trẻ, giáo viên đặt những cây có dán chữ vào vòng tròn, mỗi vòng tròn tương ứng với 1 trẻ, cô nói “tìm chữ tìm chữ”, trẻ trả lời: “Chữ gì? Chữ gì?”. Giáo viên nói “chữ có cái bụng to ở bên phải gạch thẳng đứng”. Trẻ phải tìm vòng tròn có chữ đúng theo yêu cầu của cô và nhảy vào vòng tròn. Trẻ nào đứng ngoài vòng tròn (do số lượng chữ cái ít hơn số lượng trẻ) sẽ bị phạt. Cô tiếp tục cho trẻ tìm chữ có cái bụng bên trái gạch thẳng đứng, sau đó cô đổi chữ ở các vòng tròn và cho trẻ chơi tiếp.
16. Tìm bạn
• Mục đích
- Luyện tập khả năng xác định vị trí phải-trái khi lấy người khác làm chuẩn. - Hiểu và diễn đạt đúng từ chỉ vị trí KG phải-trái của người khác.
56
Sân chơi rộng, 15 đôi vòng đeo tay khác nhau về màu sắc
• Luật chơi: Trẻ đeo vòng tay phải tìm đúng bạn đeo vòng có cùng màu với mình ở tay trái . Và ngược lại.
• Cách chơi
Chơi ngoài trời, cô gọi và phát lần lượt từng trẻ 1 chiếc vòng đeo tay, cô nói thầm vào tai trẻ vị trí đeo chiếc vòng “con hãy đeo vòng vào tay phải”, “đeo vòng tay trái” và yêu cầu trẻ phải giấu 2 tay sau lưng không cho bạn khác nhìn thấy. Giáo viên cho trẻ đứng vòng tròn, trong vòng 1 bài hát trẻ phải đi tìm bạn có chiếc vòng đeo tay bên tay trái giống với chiếc vòng đeo tay phải của trẻ. Đôi bạn nào tìm được nhanh nhất và nói được tay trái bạn đeo vòng màu gì? Tay phải bạn đeo vòng màu gì sẽ thắng.
17. Trang trí ảnh
• Mục đích
- Ôn luyện khả năng định hướng phải-trái trên mặt phẳng. - Hiểu và diễn đạt được từ chỉ vị trí phải-trái trên mặt phẳng.
• Chuẩn bị: Các bức tranh về người (giấy A4), những bông hoa màu vàng và màu đỏ.
• Luật chơi: Dán hoa màu vàng và màu đỏ vào đúng vị trí bức tranh theo yêu cầu của cô.
• Cách chơi
Chơi ở góc học tập, nhóm 7-8 trẻ. Cô phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4 và 1 rổ có các bông hoa màu vàng và màu đỏ. Cô yêu cầu trẻ dán bông hoa màu đỏ lên góc trên bên phải bức tranh, dán bông hoa màu vàng ở góc dưới bên trái bức tranh. Dán xong trẻ mô tả rõ trẻ dán bông hoa màu đỏ ở đâu? Bông hoa màu vàng trẻ dán ở đâu của bức tranh? Nhóm nào dán đúng vị trí và mô tả chính xác vị trí nhanh nhất sẽ thắng.
18. Nhìn nhanh tìm đúng
• Mục đích
- Ôn luyện khả năng định hướng phải - trái trên mặt phẳng. - Hiểu và diễn đạt được từ chỉ vị trí phải - trái trên mặt phẳng.
57
• Chuẩn bị
4 bức tranh em bé ngồi ôm quả bóng. Bên phải bức tranh có trang trí: bông hoa, ông mặt trời, cái nơ, cái lược, xích đu. Bên trái bức tranh có ngôi nhà, cái cây, quả táo, quả lê, con thỏ, củ cà rốt.
• Luật chơi: Đánh dấu vào các hình trong bức tranh theo đúng yêu cầu của giáo viên.
• Cách chơi: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm 7-8 trẻ, có thể chơi trong giờ hoạt động có chủ đích. Cô phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh và yêu cầu trẻ đánh dấu màu đỏ vào những hình bên trái bức tranh, đánh dấu màu xanh vào những hình bên phải bức tranh. Sau đó giáo viên yêu cầu trẻ mô tả lại vị trí của các đồ vật. GVMN đặt câu hỏi:
- Bông hoa ở phía bên nào của bức tranh? - Ngôi nhà ở phía nào của bức tranh?
Nhóm nào thực hiện đúng sẽ được thưởng 5 bông hoa, nhóm nào sai sẽ bị trừ điểm.
19. Những bàn tay xinh
• Mục đích
- Ôn luyện khả năng định hướng phải-trái trên mặt phẳng.
- Hiểu và sử dụng đúng các từ chỉ vị trí phải-trái trên mặt phẳng. • Chuẩn bị
Giấy A4 ở giữa có hình em bé mặc váy đỏ, nhiều tranh ảnh bàn tay trái và bàn tay phải
• Luật chơi: Dán và mô tả vị trí bàn tay theo đúng yêu cầu • Cách chơi
Chơi ở góc hoặc giờ học có chủ đích, chơi theo nhóm 7-8 trẻ, cô phát mỗi nhóm trẻ 1 tờ giấy A4 có hình em búp bê ở giữa, và rổ nhiều hình bàn tay trái, tay phải. Giáo viên yêu cầu trẻ hãy dán những hình bàn tay phải bên phải bức tranh, những hình bàn tay trái bên trái bức tranh. Và mô tải lại đúng vị trí của những bàn tay. Nhóm nào làm đúng và mô tả đúng sẽ được hoan hô, nhóm nào làm sai giáo viên giúp trẻ sửa lại và khuyến khích trẻ lần sau làm tốt hơn. GVMN đặt câu hỏi:
58
- Bàn tay phải ở phía nào của bức tranh? - Bàn tay trái ở phía nào của bức tranh?
20. Tìm nhanh
• Mục đích
- Ôn luyện khả năng định hướng phải-trái trên mặt phẳng - Sử dụng đúng các từ chỉ vị trí KG phải-trái trên mặt phẳng. • Chuẩn bị:Tranh có hình con vật
• Luật chơi: Tô màu và mô tả chính xác vị trí con vật theo yêu cầu • Cách chơi
Chơi ở góc tạo hình hoặc góc học tập, có thể chơi theo nhóm 7-8 trẻ hoặc cá nhân. Giáo viên phát cho mỗi nhóm (trẻ) một bức tranh và yêu cầu trẻ “tô màu đỏ con vật quay đầu về bên phải bức tranh, tô màu vàng con vật quay đầu về bên trái bức tranh.” Nhóm nào (hoặc trẻ nào) làm đúng nhanh nhất sẽ thắng và được tuyên dương, nhóm nào làm sai sẽ phạt hát 1 bài hát.