Mặt trận Dân tộc thống nhất miền Nam với sự nghiệp chống Mỹ,

Một phần của tài liệu mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng việt nam thời kỳ 1945 – 1975 (Trang 103 - 189)

cứu nước (1960 - 1975)

3.2.3.1. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960 - 1975)

Sau Hiệp định Giơnevơ, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, căn bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ đang chuyển dần sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Nam còn bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm thống trị, ra sức phá hoại hiệp định. Chính quyền Mỹ - Diệm dùng quân đội và cảnh sát bình định các lực lượng đối lập, đàn áp các phong trào yêu nước của quần chúng, khủng bố các lực lượng cách mạng và kháng chiến còn lại ở miền Nam, thực hiện “tố cộng”, “diệt cộng”. Chúng cự tuyệt mọi đề nghị của Chính phủ VNDCCH về Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước; nhưng lại cho bầu cử Quốc hội và ban hành Hiến pháp riêng, lập “Nền Đệ nhất Cộng hòa” ở Nam Việt Nam. Với phương châm “thà giết nhầm chứ không bỏ sót”, nhằm “tiêu diệt Cộng sản tận gốc, tiêu diệt không thương tiếc, tiêu diệt như trong tình trạng chiến tranh” đã dẫn đến hàng vạn cán bộ đảng viên bị truy lùng, giết, giam cầm…Kết hợp với các biện pháp bạo lực tàn bạo, Mỹ - Diệm còn dùng các thủ đoạn lừa mị, mua chuộc bằng các biện pháp kinh tế - xã hội.

Đồng bào miền Nam vốn có truyền thống yêu nước và cách mạng, lại được rèn luyện qua mấy chục năm đấu tranh giải phóng dân tộc, đã nhanh chóng nhận ra những âm mưu và thủ đoạn tàn bạo của đế quốc Mỹ và tay sai. Nhưng Mỹ - Diệm càng tàn bạo bao nhiêu thì phong trào đấu tranh của quần chúng càng bùng lên dữ dội bấy nhiêu với hàng loạt các cuộc mít tinh, biểu tình công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đòi nối lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam - Bắc; đi đôi với đấu tranh chống phá thủ đoạn “tố cộng”, “diệt cộng”. Bên cạnh các phong trào của các tầng lớp lao động, xuất hiện các phong trào của học sinh, sinh viên, trí thức. Những cuộc đấu tranh này không chỉ chứng minh hùng hồn cho lòng yêu nước thiết tha, cho ý chí quật cường của quân dân miền Nam mà còn là tiền đề để Đảng ta đề

ra những chủ trương, đường lối tập hợp, tổ chức nhân dân tiếp tục đấu tranh hoàn thành giải phóng dân tộc.

Trong khi chúng ta đang cần phải đoàn kết toàn dân vào MTDTTN rộng rãi để đánh bại âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của đế quốc Mỹ và tay sai, thì sau Hiệp định Giơnevơ, các tổ chức đảng và đoàn thể yêu nước, cách mạng ở miền Nam đều phải rút vào bí mật, không còn một tổ chức nào công khai, đoàn kết, tập hợp quần chúng đấu tranh. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với cách mạng miền Nam lúc này là cần phải thành lập một MTDTTN riêng của miền Nam mới hoàn thành được nhiệm vụ tiêu diệt đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Sự cần thiết và chủ trương thành lập MTDTTN cho cách mạng miền Nam đã được Đảng ta đề ra chủ trương từ năm 1954.

Vấn đề MTDTTN riêng cho miền Nam ngày càng sáng tỏ hơn qua “Đề

cương cách mạng miền Nam” do đồng chí Lê Duẩn xây dựng, được Hội nghị Xứ ủy

Nam Bộ thảo luận vào cuối năm 1956 và sau này trở thành cơ sở của Nghị quyết 15 của Đảng về cách mạng miền Nam. Bản đề cương cho rằng: vấn đề xây dựng và phát triển MTDTTN có vị trí hết sức quan trọng - xuất phát từ một quan điểm cơ bản là cách mạng miền Nam phải giải quyết bằng con đường bạo lực cách mạng nên phải tập hợp toàn thể các tầng lớp nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền để giải phóng miền Nam.

Sự cần thiết phải thành lập một MTDTTN cho cách mạng miền Nam được Đảng đề ra một cách cụ thể trong văn bản Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1959) Về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, thực

hiện thống nhất nước nhà với chủ trương: “Củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất,

hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước là nhiệm vụ chung của toàn Đảng và toàn dân ta. Nhưng vì nhiệm vụ cơ bản của mỗi miền khác nhau, cho nên nhiệm vụ, tính chất, thành phần Mặt trận ở mỗi miền có chỗ khác nhau. Vì vậy, cần có Mặt trận riêng cho miền Nam”[32, tr.87]. Mặt trận ở miền Nam tuy là riêng cho miền Nam, không nằm trong MTTQVN, nhưng phải cùng thực hiện mục tiêu chung với Mặt trận Tổ quốc là nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và thực tế phải do Đảng ta lãnh đạo.

Tinh thần của bản Đề cương và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương đã được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960). Đại hội khẳng định: “cần ra sức xây dựng khối công nông binh liên hiệp và thực hiện một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, chống Mỹ - Diệm lấy liên minh công nông làm cơ sở”. Mục tiêu phấn đấu của Mặt trận này là hòa bình, độc lập dân tộc, tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, “nhằm giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc”[33, tr.920].

Như vậy, chủ trương về việc thành lập một MTDTTN ở miền Nam đã sớm được thống nhất trong chỉ đạo của Trung ương và Đảng bộ miền Nam. Tuy nhiên, thực tế trên chiến trường miền Nam còn cần những điều kiện vật chất tối thiểu và đặc biệt là nhân tố con người - nhân tố không thể thiếu được cho bất cứ một chuyển biến phát triển cách mạng nào. Những điều kiện và nhân tố trực tiếp này chỉ có thể là sản phẩm tất yếu của phong trào quần chúng cách mạng được tổ chức vận động lên đến đỉnh cao với sự bùng nổ cách mạng là cuộc Đồng khởi long trời chuyển đất năm 1960. Đồng khởi đã đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt quan trọng, chuyển cách mạng miền Nam sang thế tiến công, phát triển cao trào cách mạng ra khắp miền với sự kết hợp hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. Và Đồng khởi đã tạo ra những nhân tố mới, thực lực mới để đưa miền Nam chuyển sang chiến tranh cách mạng.

Cách mạng miền Nam từ trong và sau Đồng khởi phát triển như vũ bão, làm thay đổi nhanh chóng tình hình ở cả thành thị và nông thôn, tác động trực tiếp đến nhiều tầng lớp, nhân sĩ, trí thức và cả một bộ phận trong chính quyền và quân đội Sài Gòn. Cuộc đấu tranh của quân dân miền Nam đã chuyển sang giai đoạn mới nên vấn đề đặt ra ở đây là cần thiết phải thành lập một tổ chức để tập hợp, tổ chức, lãnh đạo toàn dân tạo thành một khối thống nhất mới đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. Một MTDTTN đã hoàn toàn chín muồi để ra đời và đảm nhận nhiệm vụ lịch sử.

Trong khi mọi công tác chuẩn bị cho việc thành lập MTDTTN đã được chuẩn bị sẵn sàng, thì ngày 11-11-1960 ở Sài Gòn xảy ra cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính quyền gia đình trị Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chính thất bại nhưng khủng

hoảng trong nội bộ ngụy quyền vẫn tiếp tục kéo dài triền miên, dẫn đến hàng loạt cuộc đảo chính, li khai, “thay ngựa giữa dòng” của Mỹ sau này, mà điều này sẽ là bất lợi cho chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam. Không những vậy, nhiều nơi ở thành thị và nông thôn miền Nam đang diễn ra những phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm.

Tình hình trên đặt ra yêu cầu mới phải có tổ chức để xử lý gấp rút tình huống khi có thời cơ đến. Lập tức Bộ Chính trị gửi các bức điện chỉ đạo Xứ ủy Nam Bộ và Liên khu ủy V, rằng trong tình hình mới “phải ra cương lĩnh mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, có thể lấy tên là phong trào dân tộc giải phóng miền Nam, nếu thấy thích hợp”[33, tr.1014].

Do đó, ngày 20-12-1960, tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, các đảng phái, các tôn giáo, các dân tộc, các giới toàn miền Nam đã họp Đại hội thành lập MTDTGPMNVN. Đại hội cử ra một Ban Trung ương lâm thời do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam làm Chủ tịch. Đại hội thông qua Chương trình của MTDTGPMNVN.

Chương trình của MTDTGPMNVN vạch ra 10 điểm hành động cho tất cả thành viên của Mặt trận cùng nhau đoàn kết, phấn đấu. Cụ thể:

1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc dân chủ.

2. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ.

3. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện cải thiện dân sinh.

4. Thực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, làm cho người cày có ruộng.

5. Xây dựng nền văn hóa giáo dục dân tộc dân chủ.

6. Tổ chức lại và xây dựng một quân đội trung thành với Tổ quốc và hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.

7. Thực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều và kiều bào.

9. Lập quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

10. Chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới [35, tr.959].

Nội dung các văn kiện của Đại hội toát lên tinh thần cơ bản là mở rộng đoàn kết dân tộc, nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu, còn nhiệm vụ dân chủ rất mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với một mặt trận rộng rãi bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội. Mặt trận vẫn chủ trương thực hiện khẩu hiệu ‘người cày có ruộng” nhưng phải tiến hành từng bước cho phù hợp. Trước mắt là thực hiện giảm tô, đảm bảo nguyên canh và quyền sở hữu chính đáng ruộng đất của nông dân đã được chia, chỉ tịch thu ruộng đất của bọn phản động chia cho dân cày nghèo. Với công nhân thì đấu tranh đòi ban hành luật lao động, cấm sa thải, cúp phạt, đánh đập và cải thiện đời sống. Mặt trận cũng khuyến khích giới công thương tham gia khôi phục, khuếch trương công nghệ và tiểu công nghệ…

Như vậy, MTDTGPMNVN ra đời là kết quả tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ. Với sự ra đời của Mặt trận, cách mạng miền Nam đã có tổ chức công khai, rõ ràng để tập hợp quần chúng. Mặt trận thật sự trở thành người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam, đã đoàn kết toàn dân, trở thành ngọn cờ tập hợp, tổ chức và lãnh đạo các lực lượng yêu nước miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong suốt hai thập kỷ.

Ngay từ khi mới ra đời cho đến năm 1975, thông qua những hoạt động tích cực trên tất cả các lĩnh vực, MTDTGPMNVN đã có những đóng góp vô cùng quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân miền Nam. Nhưng do giới hạn của luận văn, tác giả chỉ trình bày một cách khái quát những hoạt động và đóng góp của Mặt trận trên cả ba mặt: chính trị, quân sự và ngoại giao. Qua đó, giúp chúng ta đánh giá một cách khách quan, chân thực những đóng góp của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đối với cách mạng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thứ nhất, về hoạt động chính trị: Luận văn trình bày khái quát quá trình hoạt động và những đóng góp của MTDTGPMNVN về xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức Mặt trận; Mặt trận với quá trình xây dựng chính quyền và hậu phương tại chỗ cho chiến tranh cách mạng; sự lãnh đạo của Mặt trận đối với các phong trào đấu tranh chính trị của đồng bào miền Nam trong thời gian từ năm 1960 đến 1975.

Một là, về xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức Mặt trận:

Từ ngày thành lập đến Đại hội lần thứ nhất của Mặt trận (1962) thì cơ quan lãnh đạo của Mặt trận là Ủy ban Trung ương lâm thời. Gần một tháng sau ngày công bố thành lập, ngày 15-2-1961, tại khu căn cứ Tây Ninh đã diễn ra sự kiện lịch sử: Lễ ra mắt Ủy ban Trung ương lâm thời MTDTGPMNVN. Tại buổi lễ, lần đầu tiên lá cờ của MTDTGPMNVN với hai màu xanh, đỏ giữa có ngôi sao vàng năm cánh được kéo lên giữa rừng núi chiến khu. Cũng tại đây đã tiến hành thủ tục trọng thể kết nạp thành viên mới của Mặt trận, đó là Lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Mặt trận.

Từ Đại hội Mặt trận lần thứ nhất, cơ quan lãnh đạo của Mặt trận là Ủy ban Trung ương Mặt trận chính thức do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch Đoàn chủ tịch, Ban Thư ký và 30 ủy viên. Từ sau Đại hội lần thứ nhất, hệ thống Ủy ban Mặt trận từ trung ương đến địa phương được hình thành. Ủy ban Mặt trận địa phương được tổ chức ở bốn cấp: cấp khu, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Ủy ban Mặt trận làm nhiệm vụ của chính quyền cách mạng khi chưa có chính quyền. Một số ngành của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng được kiện toàn để làm chức năng của cơ quan chính quyền như: Ban Quân sự Trung ương, Ban Thông tin - Văn hóa - Giáo dục, Ban liên lạc đối ngoại, Ban Kinh tế - Tài chính, Ban Bảo vệ an ninh, Ban Quản lý vùng giải phóng, Ban Giao thông liên lạc.

Đến tháng 10-1962, hầu hết các tỉnh thành đều có Ủy ban Mặt trận. Trong số 41 tỉnh thành từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau thì 38 tỉnh, thành đã có Ủy ban Mặt trận ra mắt nhân dân. Tất cả các xã vùng giải phóng và vùng phá thế kềm kẹp của địch đều có Ủy ban Mặt trận hoặc các hội quần chúng, đảng phái đều tham gia Mặt trận làm nhiệm vụ đoàn kết toàn dân, tổ chức chính trị, quân sự, văn hóa và cả kinh

tế nữa. Xét toàn bộ cơ sở và hệ thống, MTDTGPMNVN giống như một Chính phủ. Số hội viên tham gia vào các Hội Giải phóng phát triển nhanh chóng. Nếu năm 1961, toàn miền Nam mới có gần 40 vạn hội viên thì sang năm 1962 đã tăng lên hàng triệu người.

Từ sau Đại hội Mặt trận lần thứ 2 (1964), hệ thống tổ chức của Ủy ban Mặt trận từ trung ương đến địa phương được tổ chức hoàn chỉnh, Ủy ban Mặt trận được tổ chức hoàn thiện từ xã, huyện đến Miền.

Ngày 25-5-1968 Trung ương Cục miền Nam ra Chỉ thị 13-CT NT với nội dung nhan đề: “Ra sức xây dựng chính quyền cách mạng các cấp theo kịp sự phát

triển của tình hình”. Từ đây, “Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng được thống nhất

đổi tên là Ủy ban nhân dân cách mạng ở toàn miền Nam Việt Nam” [35, tr.411]. Cơ quan tuyên truyền của Mặt trận là Thông tấn xã Giải phóng, báo Giải phóng và Đài phát thanh giải phóng cùng với trên 30 tờ báo trung ương và địa phương.

Đồng thời các tổ chức thành viên của Mặt trận lần lượt ra đời và hoạt động có hiệu quả, góp phần phát triển lực lượng và ảnh hưởng của MTDTGPMNVN ngày càng lớn mạnh. Đến năm 1962, Mặt trận đã tập hợp được 20 tổ chức bao gồm các đoàn thể, các giới, tôn giáo, dân tộc, các đảng phái dân chủ. Ở cấp trung ương, các Ban Chấp hành các giới, nhiều tổ chức trong Mặt trận đã thành lập chính thức

Một phần của tài liệu mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng việt nam thời kỳ 1945 – 1975 (Trang 103 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)