a) Khái niệm
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là nhằm phản ánh tình hình phát sinh và kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
b)Tài khoản sử dụng
TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản này không có số dư TK 811
- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “ xác định kết quả kinh doanh”.
- Các khoản chi phí khác phát sinh
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Doanh thu hoạt động tài chính thuần.
- Thu nhập hoạt động khác thuần. - Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ.
TK 911 - Giá vốn hàng bán.
- Chi phí tài chính. - Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí khác.
- Số lãi trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh trong kỳ.
2.1.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh [2, tr.848]
2.1.3.1. Khái niệm
Sau một kỳ kế toán, cần xác định kết quả của hoạt động kinh doanh trong kỳ với yêu cầu chính xác và kịp thời. Chú ý với nguyên tắc phù hợp khi ghi nhận doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính và giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp; chi phí tài chính.
Lợi nhuận khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác.
2.1.3.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911 – “xác định kết quả kinh doanh” dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911 – xác định kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
2.1.3.3 Sơ đồ hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh
Hình 2.6. Sơ đồ hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh TK412 Lỗ TK421 Lãi KC chi phí thuế TNDN TK821 TK515,711 KC doanh thu khác KC doanh thu HĐTC KC chi phí HĐTC KC chi phí khác TK635, 811 KC giá vốn hàng bán TK632 TK 911 TK511
KC doanh thu thuần
KC chi phí quản lí DN TK642 TK412 CP chờ kết chuyển Kết chuyển kỳ sau
2.1.4. Phân tích lợi nhuận
2.1.4.1. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận
Tất cả các doanh nghiệp đều có mục tiêu chung là tối đa hoá lợi nhuận. Việc phân tích lợi nhuận sẽ cho chủ doanh nghiệp cũng như những nhà đầu tư thấy được các nhân tố ảnh hưởng làm biến động lợi nhuận, trên cơ sở đó đề ra các quyết định đầu tư, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.1.4.2. Nội dung phân tích
- Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp + Doanh thu bán hàng: ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận
+ Giá vốn hàng bán: ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận kinh doanh. + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp của công ty thông qua các bảng báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, số liệu do doanh nghiệp cung cấp.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp chênh lệch tuyệt đối, so sánh tương đối, phương pháp suy luận để phân tích các số liệu đưa ra nhận xét đánh giá và một số giải pháp cho doanh nghiệp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao lợi nhuận trong tương lai.
2.2.2.1. Phương pháp so sánh
a) Khái niệm
So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kết quả kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp những nét chung, tách ra những nét riêng của hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.
b) Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh
Tiêu chuẩn so sánh các chỉ tiêu đạt được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mức độ nghiên cứu mà chọn kỳ gốc cho thích hợp. Các kỳ gốc so sánh có thể là:
- Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kỳ kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm phản ánh tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán và định mức.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh, nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng,... nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được.
c) Điều kiện so sánh
Để thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện kiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế cần quan tâm đến thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế.
Về thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải thống nhất trên 3 phương diện sau:
- Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.
- Các chỉ tiêu phải sử dụng cùng một phương pháp tính toán. - Phải cùng một đơn vị đo lường.
Về không gian: yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải được quy đổi về cùng qui mô và điều kiện tương tự nhau.
d) Các phương pháp so sánh
- Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số giữa hai chỉ tiêu chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ bản. Ví dụ: so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc kết quả thực hiện kỳ này và kỳ trước.
- Phương pháp số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
2.2.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính a) Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động kinh doanh a) Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động kinh doanh
* Vòng quay tài sản cố định
Chỉ tiêu này nhằm đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định, nó cho biết một đồng giá trị tài sản cố định dùng để đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.
* Vòng quay tổng tài sản
Số vòng quay tổng tài sản thể hiện mối quan hệ: bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra từ một đồng tài sản.
* Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu đo lường tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu, số vòng quay càng lớn hiệu quả của việc thu hồi vốn càng tăng.
b) Nhóm tỷ số sinh lời
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận Doanh thu
= (%)
Tổng tài sản cố định bình quân Doanh thu thuần
=
Vòng quay tài sản cố định (vòng)
Các khoản phải thu bình quân Doanh thu thuần
=
Vòng quay khoản phải thu (vòng)
Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần =
Vòng quay tổng tài sản (vòng)
Tài sản ngắn hạn bình quân Doanh thu thuần
=
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận.
* Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn
Lợi nhuận trên tài sản Lợi nhuận Tài sản
= (%)
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận Vốn chủ sở hữu
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG MỸ THUẬN
3.1. GIỚI THIỆU
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Mỹ Thuận.
- Tên giao dịch: My Thuan Construction Conslting Joint Stock Company ( viết tắt: Mythuan.co)
- Trụ sở công ty: Số 80, Đường Trần Phú, Phường 4, Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long
- Điện thoại: 070.3823067 – 070.3833524 - Email: tvxdmythuan@yahoo.com
- Lĩnh vực hoạt động: Hoạt động ở lĩnh vực tư vấn xây dựng thuộc các ngành giao thông, thủy lợi và công nghiệp dân dụng.
- Các ngành kinh doanh chủ yếu: Lập dự án đầu tư và xây dựng, thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật. Khảo sát địa chất công trình xây dựng, lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đầu tư.
- Tiền thân của công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Mỹ Thuận là ban quản lý dự án công nghiệp và dân dụng trực thuộc Sở Xây Dựng tỉnh Vĩnh Long, được thành lập theo quyết định số 20/QĐ – UBT ngày 05/01/1996 của UBND tỉnh Vĩnh Long.
- Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Mỹ Thuận được thành lập trên cơ sở chuyển đổi Ban Quản Lý các dự án công nghiệp và dân dụng theo quyết định số 2206/QĐ – UBND ngày 22/10/2007 của tỉnh Vĩnh Long “V/v phê duyệt về dự án chuyển đổi Ban Quản Lý Dự Án đầu tư xây dựng công trình cấp tỉnh và cấp huyện, thị xã”.
- Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, hạch toán kế toán độc lập, có con dấu riêng, được mở và trực tiếp điều hành giao dịch thông qua các tài khoản tại các ngân hàng, tổ chức tính dụng hoạt động tại Việt Nam
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Công ty có chức năng và nhiệm vụ là tư vấn quản lý dự án và giám sát các công trình công nghiệp và dân dụng.
PHÓ GIÁM ĐỐC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (GIÁM ĐỐC) PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH TỒ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG GIÁM SÁT
3.1.3. Hoạt dộng chính của công ty
- Công ty hoạt động ở lĩnh vực Tư Vấn Xây Dựng thuộc các ngành Giao Thông, Thủy Lợi Và Công Nghiệp Dân Dụng.
- Các ngành kinh doanh chủ yếu:
+ Lập dự án đầu tư và xây dựng, thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật.
+ Khảo sát địa chất công trình xây dựng.
+ Quản lý dự án, giám sát kỹ thuật công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật.
+ Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
3.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý
3.1.4.1. Sơ đồ tổ chức
Công ty tổ chức theo cơ cấu tập trung và được thể hiện qua sơ đồ sau:
(Nguồn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Mỹ Thuận)
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty
3.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chng về điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng Quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phó giám đốc: Là người trợ giúp trực tiếp cho Giám đốc trong công tác quản lý, điều hành công tác kinh doanh hành chính quản trị của công ty. Chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc và trước pháp luật về phần việc được giao.
KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN VÀ THUẾ KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỦ QUỶ
- Trưởng phòng nghiệp vụ: Là đơn vị tham mưu cho Giám đốc, phó Giám đốc của công ty chịu trách nhiệm về những biện pháp đề xuất thuộc chuyên môn của mình đối với công ty.
3.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
(Nguồn phòng kế toán công ty)
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu trong bộ phận kế toán, tồ chức bộ máy kế toán, phản ánh đầy đủ, kịp thời trung thực mọi hoạt động của đơn vị, lập đày đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê theo quy định, thực hiện trích lập thanh toán theo đúng chế độ, thực hiện các quy định về thực hiện kiểm kê kiểm tra, được giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp điều hành các hoạt động của công ty về mặt tài chính.
- Kế toán và thanh toán thuế: ra phiếu thu, phiếu chi vào các sổ chi tiết và báo cáo thuế.
- Kế toán tổng hợp là người trợ lý cho kế toán trưởng, chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu vào các sổ sách tổng hợp của kế toán.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ theo dõi thu, chi tiền mặt hàng ngày của công ty.
3.2.2. Hệ thống tài khoản, chứng từ sổ sách tại công ty
- Chế độ kế toán: áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam. - Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký – Sổ cái.
3.2.3. Hình thức áp dụng tại công ty
Các loại sổ thường sử dụng:
- Nhật ký - Sổ cái: là sổ tổng hợp dùng để nghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Sổ chi tiết: là sổ kế toán dùng để phản ánh chi tiết các đối tượng kế toán có yêu cầu quản lý chi tiết như tài sản cố định, thanh toán, tiền vay,…
- Các sổ khác:
+ Thẻ kho, thẻ công nợ.
+ Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí trả trước. + Sổ chi tiết tiền gửi.
3.2.3.2. Hình thức sổ kế toán của công ty
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu,