Một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn và nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc chăm tại trường cao đẳng sư phạm ninh thuận (Trang 103 - 120)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3.Một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn và nâng cao chất lượng

lượng học tập của sinh viên người dân tộc Chăm tại trường Cao đẳng sư phạm Ninh Thuận

2.3.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ● Cơ sở lý luận

- Căn cứ vào những vấn đề lý luận về hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trường CĐSP Ninh Thuận (đã được trình bày ở chương 1 – mục 1.3).

- Dựa vào những khó khăn sinh viên gặp phải trong hoạt động học tập (đã được trình bày ở chương 1 – mục 1.4).

- Căn cứ vào nguyên nhân của những khó khăn trong hoạt động học tập (đã được trình bày ở chương 1 – mục 1.5).

● Cơ sở pháp lý

- Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của trường Cao Đẳng được nêu ở điều 39 trong Luật giáo dục (2008) là “Đào tạo trình độ Cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo” [37].

- Căn cứ vào Điều lệ trường Cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành điều lệ trường Cao đẳng.

- Căn cứ vào khoản 2 điều 7 Luật giáo dục (2008) đã đưa ra là “Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác” [37].

- Căn cứ vào Quyết định số 29/2006/QĐ – BGD&ĐT ngày 4/7/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình dạy tiếng Chăm dùng để đào tạo giáo viên dạy tiếng Chăm cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, vùng núi.

- Căn cứ vào Thông tư số 19/2014/TT – BGD&ĐT ngày 30/5/2014 về Ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Ba-na, Êđê và Chăm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

● Cơ sở thực tiễn

- Căn cứ vào kết quả khảo sát ở chương 2 về thực trạng khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc Chăm tại trường CĐSP Ninh Thuận và nguyên nhân của những khó khăn đó.

- Căn cứ vào đặc điểm khách thể và tình hình thực tế của trường CĐSP Ninh Thuận.

2.3.3.2. Một số biện pháp cụ thể

Để có cái nhìn tổng quát về các biện pháp khắc phục khó khăn trong HĐHT của sinh viên trường CĐSP Ninh Thuận, chúng tôi đã tiến hành thu thập ý kiến đánh giá

của sinh viên và giáo viên về mức độ cần thiết của các biện pháp (bảng phụ lục 3 và 4), kết quả thu được như sau:

● Nhóm biện pháp khắc phục khó khăn từ phía nhà trường

Bảng 2.17. Đánh giá của sinh viên và giáo viên về các biện pháp khắc phục khó khăn từ phía nhà trường

Các biện pháp khắc phục khó khăn từ phía nhà trường

Sinh viên Giáo viên ĐTB ĐLTC Thứ

bậc

ĐTB ĐLTC Thứ bậc

Tổ chức buổi nói chuyện về trường, về khoa, về nghề dạy học để tăng cường sự hiểu biết của sinh viên về trường, về ngành nghề mà mình đã chọn

4,27 0,87 5 4,17 0,53 17

Nâng cao năng lực và tính chuyên

nghiệp của đội ngũ giảng viên 4,31 0,71 3 4,53 0,51 3 Cần đổi mới và thực hiện có hiệu

quả công tác hướng dẫn và kiểm tra việc tự học, tự rèn luyện của sinh viên

3,91 0,87 23 4,37 0,56 6

Xây dựng mạng lưới cố vấn học tập theo từng chi đoàn nhằm nắm bắt những khó khăn của sinh viên trong học tập để kịp thời có biện pháp hỗ trợ

4,03 0,78 15 4,10 0,76 22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tạo một không gian yên tĩnh giúp sinh viên tự học (như mở cửa giảng đường vào buổi tối vào mùa thi…)

3,86 1,09 25 4,10 0,61 23

Trang bị thêm các phương tiện học tập như sách giáo trình, tài liệu tham khảo, máy tính…

4,50 0,64 1 4,53 0,50 2

Cơ sở vật chất bảo đảm cho việc học tập và rèn luyện

Tăng quỹ thời gian hỗ trợ sinh viên tăng cường tự học (như tăng giờ mở cửa thư viện…)

3,98 0,82 18 4,17 0,79 18

Đổi mới phương pháp và kỹ thuật dạy học tạo bầu không khí tích cực trong lớp cho sinh viên

4,20 0,79 9 4,37 0,67 7

Cải tiến nội dung học tập của sinh viên theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại

4,16 0,81 11 4,07 0,64 24

Đổi mới hình thức kiểm tra, thi cử và đánh giá môn học

3,83 0,96 26 4,23 0,63 12

Xây dựng phong trào học tập với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, cụ thể

4,03 0,92 16 4,50 0,57 4

Tổ chức các buổi sinh hoạt thân tình giữa các sinh viên với nhau, giữa sinh viên với giảng viên và cán bộ quản lý

3,91 0,97 22 4,06 0,64 26

Thư viện thường xuyên cập nhật sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu mới nhất để sinh viên tham khảo

4,19 0,84 10 4,17 0,53 16

Thư viện nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên mượn, đăng ký phô tô sách với giá rẻ

4,23 0,95 6 4,10 0,66 21

Lựa chọn phương pháp giảng dạy chú ý đến đặc điểm nhận thức của sinh viên, nhất là sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số

4,13 0,77 12 4,23 0,57 11

Đổi mới phương thức tổ chức các phong trào thi đua trong học tập

và rèn luyện của sinh viên 3,97 0,84 19 4,13 0,63 20 Biên soạn nhiều tài liệu song ngữ

cho sinh viên người dân tộc 3,81 1,02 27 4,07 0,64 25 Tăng cường tổ chức các hoạt động

phong trào nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp trên cơ sở giao lưu giữa sinh viên các khóa, các khoa với nhau và với các thầy cô

4,07 0,91 14 4,00 0,59 27

Tăng cường tập huấn cả tiếng dân tộc đối với giáo viên đang công tác tại trường

3,88 0,93 24 4,33 0,76 8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân rộng mô hình dạy song ngữ cho sinh viên người dân tộc thiểu số

3,92 0,91 21 4,40 0,77 5

Nâng cao chất lượng đầu vào của sinh viên

3,98 0,97 17 4,30 0,65 10

Tạo điều kiện cho sinh viên trao đổi, thảo luận trong các giờ học, qua đó vừa giúp sinh viên phát triển ngôn ngữ phổ thông vừa giúp sinh viên mạnh dạn tự tin hơn

4,23 0,74 7 4,30 0,47 9

Tạo cho sinh viên có môi trường học tập và rèn luyện khả năng về ngôn ngữ

4,33 0,81 2 4,57 0,50 1

Giáo viên cần quan tâm sâu sát hơn đến sinh viên, nhất là sinh viên đồng bào dân tộc như tìm hiểu về đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình, phong tục, từ đó đưa ra cách thức tác động phù hợp

4,20 0,85 8 4,17 0,53 15

Tăng cường tổ chức các hình thức sinh hoạt văn nghệ, có các tiết mục của đồng bào dân tộc để mỗi sinh viên có cơ hội khẳng định mình

4,11 0,92 13 4,20 0,71 14

Tăng cường kết hợp giữa gia đình

dục, động viên sinh viên

Kết quả của bảng 2.17 cho thấy đánh giá của sinh viên về các biện pháp khắc phục khó khăn từ phía nhà trường theo các mức độ:

- Cao gồm: trang bị thêm các phương tiện học tập như sách giáo trình, tài liệu tham khảo, máy tính.

- Khá caogồm các nội dung (xếp theo thứ bậc từ cao xuống thấp):Tạo cho sinh viên có môi trường học tập và rèn luyện khả năng về ngôn ngữ; nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất bảo đảm cho việc học tập và rèn luyện; tổ chức buổi nói chuyện về trường, về khoa, về nghề dạy học để tăng cường sự hiểu biết của sinh viên về trường, về ngành nghề mà mình đã chọn; thư viện nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên mượn, đăng ký phô tô sách với giá rẻ; tạo điều kiện cho sinh viên trao đổi, thảo luận trong các giờ học, qua đó vừa giúp sinh viên phát triển ngôn ngữ phổ thông vừa giúp sinh viên mạnh dạn tự tin hơn; giáo viên cần quan tâm sâu sát hơn đến sinh viên, nhất là sinh viên đồng bào dân tộc như tìm hiểu về đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình, phong tục, từ đó đưa ra cách thức tác động phù hợp; đổi mới phương pháp và kỹ thuật dạy học tạo bầu không khí tích cực trong lớp cho sinh viên; thư viện thường xuyên cập nhật sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu mới nhất để sinh viên tham khảo; cải tiến nội dung học tập của sinh viên theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; lựa chọn phương pháp giảng dạy chú ý đến đặc điểm nhận thức của sinh viên, nhất là sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường tổ chức các hình thức sinh hoạt văn nghệ, có các tiết mục của đồng bào dân tộc để mỗi sinh viên có cơ hội khẳng định mình; tăng cường tổ chức các hoạt động phong trào nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp trên cơ sở giao lưu giữa sinh viên các khóa, các khoa với nhau và với các thầy cô; xây dựng mạng lưới cố vấn học tập theo từng chi đoàn nhằm nắm bắt những khó khăn của sinh viên trong học tập để kịp thời có biện pháp hỗ trợ; xây dựng phong trào học tập với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, cụ thể; nâng cao chất lượng đầu vào của sinh viên; tăng quỹ thời gian hỗ trợ sinh viên tăng cường tự học (như tăng giờ mở cửa thư viện…); đổi mới phương thức tổ chức các phong trào thi đua trong học tập và rèn luyện của sinh viên; tăng cường kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục, động viên sinh viên; nhân rộng mô hình dạy song ngữ cho sinh viên người dân tộc thiểu số; tổ chức các buổi sinh hoạt

thân tình giữa các sinh viên với nhau, giữa sinh viên với giảng viên và cán bộ quản lý; cần đổi mới và thực hiện có hiệu quả công tác hướng dẫn và kiểm tra việc tự học, tự rèn luyện của sinh viên; tăng cường tập huấn cả tiếng dân tộc đối với giáo viên đang công tác tại trường; tạo một không gian yên tĩnh giúp sinh viên tự học (như mở cửa giảng đường vào buổi tối vào mùa thi…); đổi mới hình thức kiểm tra, thi cử và đánh giá môn học; biên soạn nhiều tài liệu song ngữ cho sinh viên người dân tộc.

Kết quả của bảng 2.17 cho thấy ý kiến của giáo viên về các biện pháp khắc phục khó khăn từ phía nhà trường theo các mức độ:

- Cao gồm những nội dung: Tạo cho sinh viên có môi trường học tập và rèn luyện khả năng về ngôn ngữ; trang bị thêm các phương tiện học tập như sách giáo trình, tài liệu tham khảo, máy tính; nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ giảng viên; xây dựng phong trào học tập với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, cụ thể.

- Khá cao gồm các nội dung: Nhân rộng mô hình dạy song ngữ cho sinh viên người dân tộc thiểu số; cần đổi mới và thực hiện có hiệu quả công tác hướng dẫn và kiểm tra việc tự học, tự rèn luyện của sinh viên; đổi mới phương pháp và kỹ thuật dạy học tạo bầu không khí tích cực trong lớp cho sinh viên; tăng cường tập huấn cả tiếng dân tộc đối với giáo viên đang công tác tại trường; tạo điều kiện cho sinh viên trao đổi, thảo luận trong các giờ học, qua đó vừa giúp sinh viên phát triển ngôn ngữ phổ thông vừa giúp sinh viên mạnh dạn tự tin hơn; nâng cao chất lượng đầu vào của sinh viên; lựa chọn phương pháp giảng dạy chú ý đến đặc điểm nhận thức của sinh viên, nhất là sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số; đổi mới hình thức kiểm tra, thi cử và đánh giá môn học; cơ sở vật chất bảo đảm cho việc học tập và rèn luyện; tăng cường tổ chức các hình thức sinh hoạt văn nghệ, có các tiết mục của đồng bào dân tộc để mỗi sinh viên có cơ hội khẳng định mình; giáo viên cần quan tâm sâu sát hơn đến sinh viên, nhất là sinh viên đồng bào dân tộc như tìm hiểu về đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình, phong tục, từ đó đưa ra cách thức tác động phù hợp; thư viện thường xuyên cập nhật sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu mới nhất để sinh viên tham khảo; tổ chức buổi nói chuyện về trường, về khoa, về nghề dạy học để tăng cường sự hiểu biết của sinh viên về trường, về ngành nghề mà mình đã chọn; tăng quỹ thời gian hỗ trợ sinh viên tăng cường tự học (như tăng giờ mở cửa thư viện…); tăng cường kết hợp giữa gia đình

và nhà trường trong công tác giáo dục, động viên sinh viên; đổi mới phương thức tổ chức các phong trào thi đua trong học tập và rèn luyện của sinh viên; thư viện nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên mượn, đăng ký phô tô sách với giá rẻ; xây dựng mạng lưới cố vấn học tập theo từng chi đoàn nhằm nắm bắt những khó khăn của sinh viên trong học tập để kịp thời có biện pháp hỗ trợ; tạo một không gian yên tĩnh giúp sinh viên tự học (như mở cửa giảng đường vào buổi tối vào mùa thi…); cải tiến nội dung học tập của sinh viên theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; biên soạn nhiều tài liệu song ngữ cho sinh viên người dân tộc; tổ chức các buổi sinh hoạt thân tình giữa các sinh viên với nhau, giữa sinh viên với giảng viên và cán bộ quản lý; tăng cường tổ chức các hoạt động phong trào nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp trên cơ sở giao lưu giữa sinh viên các khóa, các khoa với nhau và với các thầy cô.

Qua kết quả trên, chúng tôi nhận thấy các ý kiến của sinh viên và giáo viên đều đánh giá 27 biện pháp nhà trường cần thực hiện nhằm giúp sinh viên giải quyết được những khó khăn trong HĐHT ở mức cao và khá cao. Những ý kiến về các biện pháp nhà trường cần thực hiện để giúp sinh viên khắc phục khó khăn trong HĐHT tập trung nhiều vào một số biện pháp sau:

- Trang bị thêm các phương tiện học tập như sách giáo trình, tài liệu tham khảo, máy tính…được sinh viên đánh giá thứ bậc 1, giáo viên đánh giá thứ bậc 2. Chính những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học mà ngay từ đầu quá trình điều tra đã được sinh viên và giáo viên nhắc đến khá nhiều và các nhóm khách thể cũng đánh giá đây là nguyên nhân gây ra nhiều khó khăn trong HĐHT của sinh viên. Chính vì vậy mà các nhóm khách thể tập trung ý kiến lựa chọn biện pháp trang bị thêm các phương tiện học tập.

- Tạo cho sinh viên có môi trường học tập và rèn luyện khả năng về ngôn ngữ

được sinh viên đánh giá thứ bậc 2 và giáo viên đánh giá thứ bậc 1. Thực tế, đối với sinh viên người Chăm tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ thứ 2, để phát triển ngôn ngữ phổ thông thì các em cần phải có môi trường để rèn luyện. Nhưng thực tế ở trường học, sinh viên người Chăm chỉ nói tiếng phổ thông khi giao tiếp với sinh viên dân tộc khác, với thầy cô giáo và trong quá trình học tập trên lớp, khi về Làng những người trong gia đình và trong Làng cũng nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Điều này gây khó khăn cho quá trình học tập và tích lũy vốn ngôn ngữ phổ thông của các em. Đây cũng

chính là vấn đề được sinh viên và giáo viên đánh giá có ảnh hưởng nhiều đến HĐHT của sinh viên. Nếu nhà trường quan tâm, tạo môi trường tốt cho sinh viên người Chăm học tập và rèn luyện khả năng ngôn ngữ như thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa; tổ chức cho sinh viên trao đổi, thảo luận, thuyết trình trong các giờ học; tổ chức các buổi giao lưu giữa sinh viên các khóa với nhau; tạo điều kiện cho sinh viên người Chăm phát biểu xây dựng bài…qua đó giúp sinh viên vừa phát triển ngôn ngữ

Một phần của tài liệu khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc chăm tại trường cao đẳng sư phạm ninh thuận (Trang 103 - 120)