7. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Nguyên nhân của những khó khăn trong hoạt động học tập
Khi tiến hành mỗi hoạt động luôn có những khó khăn và cần phải có những điều kiện cần thiết để hoạt động diễn ra thuận lợi. Hoạt động học tập là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn. Do đó để đảm bảo được các điều kiện cho hoạt động học diễn ra thuận lợi là một điều kiện hết sức cần thiết. Các điều kiện này nếu được đảm bảo sẽ tạo thuận lợi cho quá trình học tập và ngược lại nếu không đáp ứng được các yêu cầu của học tập thì nó sẽ là nguyên nhân nảy sinh những khó khăn trong hoạt động học tập.
Như vậy, có thể nói nguyên nhân gây ra những khó khăn trong hoạt động học tập của SV sư phạm nói chung và SV dân tộc Chăm nói riêng là do các điều kiện cần cho hoạt động học tập không được đảm bảo. Nó bao gồm các điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan xuất phát từ chính chủ thể sinh viên. Từ đây, có thể xây dựng những nhóm dấu hiệu để nghiên cứu nguyên nhân của những khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên, cụ thể là:
Nhóm nguyên nhân khách quan:
- Cơ sở vật chất, điều kiện học tập ở nhà trường chưa đảm bảo
- Nhà trường chưa có hệ thống cố vấn học tập chuyên nghiệp hỗ trợ sinh viên - Nguồn tài liệu học tập tại thư viện trường không đầy đủ
- Nhiều sách giáo trình, sách tham khảo quá cũ, phô tô mờ khó đọc, mà trong đó kiến thức đã cũ chưa được cập nhật
- Nhà trường, khoa hay giảng viên không cung cấp đầy đủ cho sinh viên những hiểu biết cần thiết và yêu cầu cơ bản về nghề sư phạm
- Khối lượng kiến thức tiếp thu ở trường Cao đẳng là quá lớn và khó
- Ngôn từ trong sách giáo trình viết khó hiểu, thời lượng học trên lớp ít nên những vấn đề khó không giải quyết hết trên lớp được
- Do tính chất học tập ở trường CĐSP khác biệt và đòi hỏi cao hơn ở phổ thông - Phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa phù hợp, không tạo được hứng thú học tập cho sinh viên
- Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ
- Giảng viên thiếu quan tâm, giúp đỡ sinh viên trong học tập
- Giảng viên diễn đạt khó hiểu trong khi giảng bài trên lớp hoặc trong khi nói - Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, chuyện không vui của gia đình
- Bị chi phối bởi các mối quan hệ bên ngoài (bạn bè, người yêu…) - Thiếu sự động viên và giáo dục từ gia đình, bạn bè
- Thiếu môi trường để rèn luyện và tích lũy vốn ngôn ngữ phổ thông
- Không khí học tập và rèn luyện của các sinh viên khóa trước có ảnh hưởng đến việc học tập và rèn luyện của sinh viên khóa sau
- Nội dung kiến thức trong các tài liệu học tập thiếu tính phong phú, hấp dẫn, ít liên hệ và cập nhật thực tiễn...
Nhóm nguyên nhân chủ quan:
- Thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết vấn đề khó khăn một cách hiệu quả
- Lực học của bản thân còn hạn chế
- Khó làm quen và hòa đồng với mọi người
- Không chủ động tìm hiểu, không tích cực rèn luyện và trau dồi vốn ngôn ngữ phổ thông
- Ham vui, bị lôi kéo vào các hoạt động ăn chơi (cờ bạc, chat, facebook...) - Động cơ học tập chưa đủ mạnh và tích cực
- Không chủ động, sẵn sàng đón nhận khó khăn - Thiếu ý chí, nghị lực vượt khó
- Kiến thức nền tảng của bản thân không đủ đáp ứng - Năng lực tư duy và vốn ngôn ngữ phổ thông bị hạn chế
- Chưa có cái nhìn tích cực về các vấn đề gây cản trở học tập của bản thân - Chưa cố gắng, nỗ lực tìm sự trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, nhà trường, gia đình…để khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Do sự ảnh hưởng và tâm lý sử dụng tiếng mẹ đẻ như là bản năng tự nhiên - Mải mê đi làm thêm, kiếm tiền
- Chưa chủ động suy nghĩ tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn
- Khả năng thích ứng với môi trường học tập ở trường Cao đẳng chưa cao - Tự ti, mặc cảm về bản thân...
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan gây ra những khó khăn trong HĐHT ở sinh viên. Điều đó cho thấy tính chất phức tạp của vấn đề khó khăn trong học tập và việc khắc phục nó là điều không hề đơn giản đòi hỏi phải có những tác động đúng đắn, phù hợp.
Tiểu kết chương 1
Căn cứ vào kết quả tổng thuật và phân tích các nguồn tài liệu tham khảo, người nghiên cứu nhận thấy:
Khó khăn là toàn bộ những yếu tố khách quan (bên ngoài) và những yếu tố chủ quan (bên trong) xảy ra trong quá trình hoạt động, không phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, gây cản trở tới tiến trình và kết quả hoạt động của chủ thể. Trong bất kỳ hoạt động nào của con người cũng đều phải gặp những khó khăn, trong đó có HĐHT của sinh viên. Trong hoạt động học tập của sinh viên sư phạm nói chung, SV dân tộc Chăm nói riêng, người nghiên cứu xác định những khó khăn biểu hiện ở các mặt: ngôn ngữ và môi trường học tập. Những khó khăn này xuất hiện gây cản trở và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động học tập. Có nhiều yếu tố là nguyên nhân gây nên khó khăn trong học tập của sinh viên, bao gồm nhóm các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Do đó cần phải khảo sát thực trạng khó khăn trong HĐHT nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả học tập của họ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TRONG
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NINH THUẬN