Sơ lược về trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận

Một phần của tài liệu khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc chăm tại trường cao đẳng sư phạm ninh thuận (Trang 56 - 58)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Sơ lược về trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận

Trường CĐSP Ninh Thuận được thành lập trên cơ sở hợp nhất từ hai trường Sư phạm: Trường Trung học Sư phạm Thuận Hải và Trường Sư phạm đào tạo giáo viên cấp 2 (Sư phạm cấp 2) Thuận Hải.

Trường Trung học Sư phạm Thuận Hải được thành lập theo Quyết định số 627/QĐ ngày 26/12/1975 của Bộ Giáo dục và Thanh niên Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam. Trường có nhiệm vụ đào tạo giáo viên Tiểu học cho tỉnh Thuận Hải.

Trường Sư phạm cấp 2 Thuận Hải được thành lập theo Quyết định số 187/QĐ ngày 24/9/1976 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở cho tỉnh Thuận Hải.

Tháng 4 năm 1992 tỉnh Thuận Hải được tách thành 2 tỉnh: Ninh Thuận và Bình Thuận. Hai trường Sư phạm đóng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận được giữ nguyên hiện trạng cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cho tỉnh Ninh Thuận.

Ngày 26/6/1993 Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định số 607/QĐUB- NT về việc sáp nhập hai trường Sư phạm lấy tên là Trường Sư phạm Ninh Thuận. Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, hợp đồng đào tạo giáo viên trung học phổ thông và nâng chuẩn đào tạo giáo viên các cấp.

Ngày 02 tháng 10 năm 2000 trường Sư phạm Ninh Thuận được nâng cấp thành trường CĐSP Ninh Thuận theo Quyết định số 4024/2000/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có trình độ CĐSP và các trình độ thấp hơn; bồi dưỡng cán bộ quản lý và nhân viên

nghiệp vụ giáo dục trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non; nghiên cứu khoa học.

Tính đến năm 2006 đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường CĐSP Ninh Thuận là 67 người, trong đó có: Tiến sĩ: 1; Nghiên cứu sinh: 1; Thạc sĩ : 18; Cao học: 5; Đại học: 42.

Các phòng chức năng và bộ phận chuyên môn gồm có: Phòng Đào tạo và nghiên cứu khoa học; phòng Hành chánh - Quản trị; phòng Tổ chức - Chính trị; phòng Tài vụ.

Các Khoa gồm 3 khoa: khoa Tự nhiên, khoa Xã hội và khoa Tiểu học.

Tổ gồm 4 tổ: tổ Ngoại ngữ, tổ Nhạc-Họa-Thể dục; tổ Tâm lý-Giáo dục; tổ Chính trị.

Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh thuận là trung tâm duy nhất đào tạo giáo viên trung học cơ sở, giáo viên tiểu học, giáo viên mẫu giáo và bồi dưỡng cán bộ quản lý (trung học cơ sở, tiểu học, mầm non) cho tỉnh nhà. Trung bình mỗi năm trường đã đào tạo hơn 300 giáo sinh thuộc các hệ chính quy và không chính quy. Trong 30 năm qua trường CĐSP Ninh Thuận đã đào tạo được 12.385 giáo viên các cấp, trong đó giáo viên trung học cơ sở: 4.981 giáo viên; Tiểu học: 6.763 giáo viên và Mầm non: 641 giáo viên. Trường cũng đã tào tạo cho tỉnh nhà hơn 200 cán bộ quản lý giáo dục.

Hiện nay trong trường đang tổ chức đào tạo 3 bậc học: Đại học (hợp đồng đào tạo với Đại học Đà Lạt), Cao đẳng và Trung học sư phạm thuộc hai hệ chính quy và không chính quy.

Trong những năm gần đây hoạt động nghiên cứu khoa học được đặc biệt chú trọng. Cùng với công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học của trường có những bước phát triển mới về số lượng và chất lượng. Nhiều đề tài cấp Trường được triển khai ứng dụng đạt hiệu quả. Đặc biệt là các đề tài nghiên cứu phục vụ công tác thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy. Một số các công trình và bài báo khoa học được chọn và đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng được chú trọng đẩy mạnh.

Trường CĐSP Ninh Thuận có một cơ sở đào tạo với tổng diện tích 35.060 m2

trung khá đông SV dân tộc thiểu số, trong đó có SV người dân tộc Chăm đang theo học. Cho đến nay nhà trường cũng đã đạt được nhiều thành tựu khoa học trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, tuy nhiên để đi đến cái đích cuối cùng, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đào tạo của xã hội, cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn trường cần phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo để nhà trường luôn xứng đáng là ngọn cờ đầu trong ngành giáo dục của tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc chăm tại trường cao đẳng sư phạm ninh thuận (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)