Phản ứng thủy phân chitosan bằng H2O2ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, có thể kể đến một số yếu tố ảnh hưởng lớn như: kích thước chitosan, nồng độ - tỷ lệ H2O2 được bổ sung, nhiệt độ và thời gian thủy phân.
Ảnh hưởng của kích thước chitosan:
Chitosan có kích thước khác nhau sẽ có phản ứng thủy phân khác nhau phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc giữa H2O2 và chitosan.
Ảnh hưởng của nồng độ và tỷ lệ H2O2 được bổ sung:
Theo nghiên cứu của Tian, 2004 [6] cho thấy trọng lượng phân tử của chitosan sau khi thủy phân sẽ giảm dần khi nồng độ H2O2 tăng, một lượng nhỏ H2O2 cũng có thể làm giảm trọng lượng của phân tử chitosan. Như vậy, khi điều kiện phản ứng không đổi thì nồng độ H2O2 càng cao, lượng H2O2 được bổ sung vào càng nhiều thì trọng lượng phân tử càng giảm.
Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý:
Trong phản ứng thủy phân, khi nhiệt độ thủy phân cao thì phản ứng xảy ra mạnh mẽ hơn làm cho trọng lượng phân tử chitosan giảm nhanh hơn. Đồng thời, khi phản ứng xảy ra trong thời gian dài cũng có thể làm kéo dài khả năng cắt mạch chitosan.
Ngoài các yếu tố trên, tốc độ và hiệu quả của phản ứng cắt mạch chitosan còn phụ thuộc vào môi trường phản ứng. trong môi trường H+ hoặc OH-, H2O2 có tác động mạnh với chitosan hơn khi đứng một mình.
Hydroperoxide là một tác nhân, mà dựa vào sự hình thành các gốc tự do, chúng có khả năng tấn công vào liên kết β-D-1,4-glucoside của chitosan.
Việc oxi hóa chitosan bằng H2O2 thông thường được xảy ra trong pha đồng nhất (khi chitosan được hòa tan trong môi trường acid). Tuy nhiên, quá trình này cũng có thể được thực hiên khi chitosan ở trạng thái không đồng nhất [17]. Điều này giảm thiểu được quá trình chuyển chitosan từ trang thái rắn sang lỏng nhờ acid, đồng thời, hydroperoxide được sử dụng để thủy phân chitosan còn vì dễ dàng thao tác, rẻ tiền và thân thiện với môi trường [3].
Chương 2.ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU