Biểu hiện độngcơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trƣờng đại học kinh tế tp hcm (Trang 50)

Trong lứa tuổi này, kinh nghiệm sống ngày càng phong phú. Do đó, thái độ có ý thức đối với việc đi học của SV ĐHTH đối với học tập càng cụ thể hơn. Ở họ, đã hình thành những hứng thú học tập liên quan với khuynh hướng nghề nghiệp. Hầu

hết họ đã đi làm, hoặc ít nhất cũng từng thực tập tại các đơn vị. Khi quyết định đi học một bằng đại học nữa, họ đã xác định được cho mình mục đích cụ thể, từ đó có hứng thú ổn định với một môn học nào đó, đối với lĩnh vực tri thức nhất định. Hơn nữa, hứng thú nhận thức của thành niên mang tính chất rộng, sâu và bền vững hơn thanh - thiếu niên.

Động cơ học tập của SV ĐHTH có cấu trúc khác với tuổi trước. Lúc này, có ý nghĩa nhất là các loại động cơ liên quan đến thực tiễn nghề nghiệp. Đó là sự khao khát tri thức, khao khát làm giàu, khao khát thành đạt. Người thành niên nhận thức rõ ràng muốn thành đạt trong sự nghiệp phải thông qua sự nỗ lực, ý chí, trí tuệ của bản thân (tài – đức thực sự) chứ không phải số phận hay trông chờ may mắn. Điều này thể hiện một xu hướng sống tích cực, tạo ra những con người ham học hỏi, giàu ý chí, năng động và thực tế [51, tr.75]. Chính thái độ này đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của thanh- thành niên trong hoạt động học tập.

Động cơ bên trong phản ánh các ý nghĩ và hành động nhằm thỏa mãn các nhu cầu gắn với đối tượng của hoạt động học là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Biểu hiện ở nhu cầu học hỏi thu nhận kiến thức, kỹ năng. Động cơ bên trong biểu hiện qua các hành vi, thái độ và nhận thức như sau:

- Sinh viên hiểu và nắm rõ mục đích học tập của chính mình trên cơ sở ý thức

được nghề nghiệp tương lai, ý thức được vai trò vị trí của bản thân trong xã hội tương lai là một tri thức có trình độ cao.

- Lập kế hoạch chi tiết nhiệm vụ học tập và thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo

việc thực hiện nhiệm vụ học tập đạt kết quả cao nhất. Xây dựng tâm thế học tập, đó là sự huy động nguồn lực để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ học tập.

- Dành nhiều thời gian cho việc tự học, đi thư viện tìm kiếm thông tin từ các

nguồn khác nhau để củng cố kiến thức bằng cách so sánh, đối chiếu, phê phán và tìm ra những điều mới mẻ. Đọc sách, tài liệu ở nhà để chuẩn bị cho việc học tập ở trên lớp, khi giảng viên trình bày nội dung bài học họ sẽ hiểu nhanh và sâu hơn vấn đề đó.

- Tham gia đầy đủ và nghiêm túc các giờ học trên lớp. Khi có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên, thực hiện các nhiệm vụ học tập, thực hiện việc kiểm tra giảng viên giao phó. Khi không có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên, người học lập kế hoạch cụ thể hóa nhiệm vụ học tập của mình, tự tổ chức hoạt động học tập (lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức học tập phù hợp với yêu cầu học tập và điều kiện của bản thân).

- Mong chờ và hứng thú với những giờ thực hành và luyện tập trên lớp. Tìm

kiếm các bài tập ngoài giáo trình, thực hiện các đề tài nghiên cứu nhỏ. Tích cực vận dụng kiến thức rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.

Sinh viên học tập vì động cơ bên trong thường có nỗ lực ý chí để khắc phục khó khăn, không có những căng thẳng về mặt tâm lý. Sinh viên thể hiện khả năng tự quyết, có tinh thần độc lập, tự chủ giải quyết các khó khăn, trở ngại, đem lại cho người học nhiều sáng kiến.

Điều kiện hình thành và thực hiện các động cơ bên trong, đòi hỏi sinh viên phải:

- Nhận thức đúng đắn về động cơ học tập. Hình thành động cơ nhận thức thể

hiện ở nhu cầu nhận thức, hứng thú nhận thức.

- Có ý thức về việc tự học và năng lực tự học.

- Tin tưởng vào khả năng của bản thân, nỗ lực học tập, vượt qua những khó

khăn trong học tập. Sinh viên phải nhận thức được rằng việc học tập không chỉ phụ thuộc vào giáo viên mà song song với nó sinh viên phải tự mình tìm kiếm các kiến thức lien quan.

- Chủ động giải quyết những khó khăn trong học tập và cuộc sống mà không

cần sự nhắc nhở của người khác.

- Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao.

Động cơ bên trong của SV ĐHTH thể hiện qua nhu cầu thỏa mãn tri thức. Học vì say mê, hứng thú đối với các vấn đề lý luận khoa học, vì sự khát khao khám phá tri thức mới và ý thức được giá trị to lớn của các tri thức khoa học. Nhờ có ĐCHT mạnh mẽ này, giúp SV vượt qua được mọi khó khăn cả về vật chất lẫn trí tuệ. SV tự giác, chủ động, tích cực tổ chức việc học của mình dưới sự hướng dẫn của GV. Họ

có đưa lên ý kiến, bảo vệ quan điểm của bản thân trước tập thể trong những buổi thuyết trình, tọa đàm, hay những giờ thảo luận dưới sự tổ chức của GV. Ngoài thời khóa học tập trên lớp, họ tìm hiểu thêm về kiến thức bên ngoài xã hội, từ thư viện, ứng dụng chúng vào thực tế công việc.

Động cơ bên ngoài là động cơ chỉ những tác động bên ngoài lên hoạt động học tập của người học. Khi người học được thúc đẩy bởi loại động cơ này, họ thường không quan tâm đến đối tượng đích thực của hoạt động học, mà chỉ quan tâm đến kết quả, như đạt được điểm số cao, phần thưởng, tránh sự trách phạt, nhận một tấm bằng,... Động cơ bên ngoài biểu hiện qua các nhu cầu, hành vi và thái độ học tập sau:

- Bị chi phối bởi lợi ích nghề nghiệp: trong khi các sinh viên học tập vì động

cơ bên trong mong muốn tìm thấy giá trị lợi ích từ mỗi bài học, mỗi trang sách học được, tóm lại là những giá trị hiện tại thì sinh viên học tập vì ĐCHT bên ngoài nhìn nhận lợi ích và giá trị từ việc học tập có tính chất lâu dài trong tương lai. Ví dụ như: nếu có bằng cấp nhất định trong lĩnh vực đang học họ sẽ có lợi ích lâu dài, được an toàn về tương lai và nghề nghiệp, không phải lao động nặng nhọc, lương thấp. Nhận thức được sự thành đạt trong sự nghiệp tương lai sẽ làm tăng sự tự trọng của họ trong quá trình học tập. Đây là động cơ bên ngoài tương đối mạnh và có ở hầu hết học viên (kể cả những học viên mà động cơ của họ không rõ ràng). Chính vì vậy họ quan tâm để lấy được tấm bằng, quan tâm đến giá trị của tấm bằng vì nó thể hiện giá trị của bản thân họ. Để có bằng, họ chỉ chú trọng vào việc thi cử qua các môn, đủ điều kiện nhận bằng hơn là thu nhận được bao nhiêu kiến thức.

- Nhu cầu được khẳng định, được chấp nhận của bạn bè nếu mình học tốt,

điểm cao: điều này gắn với lòng tự trọng ngay cả đối với sinh viên không thích thú với việc học hành thì họ vẫn cố gắng để bằng các sinh viên khác, nhằm tránh bị đánh giá về thái độ học tập của chính mình.

- Hậu quả của việc không học sẽ bị thiệt thòi hoặc bị gây khó chịu, ví dụ bạn

bè sẽ coi thường, cha mẹ sẽ không đầu tư hoặc phải đi kiếm sống nếu không học, thầy cô sẽ trách phạt bằng cách cho điểm thấp, Nhà trường buộc phải thi lại, học lại đồng nghĩa với việc bỏ ra chi phí nhiều hơn người khác. Học tập chủ yếu để tránh bị

cha mẹ la mắng hoặc để nhận được phần thưởng về vật chất hay sự tài trợ về tài chính. Nguyên nhân sâu xa có thể do cha mẹ sinh viên không muốn con cái họ lao động quá sớm, không được học tập sẽ có vị thế thấp kém trong xã hội, tránh cho con trai phải tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc con gái phải lập gia đình và có con sớm. Nhiều học sinh không thành lập được tính tự giác trong học tập, nếu giảng viên không nhắc nhở động viên, nội dung bài tập phức tạp, rối rắm thì họ thường né tránh thời gian và công sức vào việc học tập [15].

Sinh viên học tập vì động cơ bên ngoài thường có thái độ né tránh thất bại, giấu diếm những khó khăn trong học tập, gắn liền với những lo lắng, căng thẳng tâm lý, sinh viên không có khả năng vượt qua các khó khăn và trở ngại trong học tập. Hơn nữa, nó đòi hỏi sinh viên phải đấu tranh với chính bản thân mình nên dễ từ bỏ các kế hoạch học tập, dễ vi phạm nội quy, lơ là việc học,…

Điều kiện để các động cơ bên ngoài trở thành các nguồn kích thích, động viên người học là:

- Các yếu tố bên ngoài luôn được củng cố, duy trì.

- Các nguồn kích thích phải đủ mạnh và phù hợp với đối tượng trong các điều

kiện nhất định. Ví dụ, trong một số trường hợp giáo viên sử dụng các biện pháp khích lệ, khen thưởng nhưng trong các trường hợp khác giáo viên sử dụng biện pháp trách phạt mới có hiệu quả.

- Nguời học phải nhận thức hay cảm nhận được ý nghĩa của các nguồn động

viên đó, coi nguồn động viên đó như là động cơ để giúp họ học tốt hơn, ví dụ cảm thấy có lỗi với cha mẹ nếu mình học hành kém, học tốt hơn nếu giảng viên khen ngợi.

- Người học phải khắc phục được thái độ học tập do động cơ học tập bên

ngoài đem lại như khắc phục sự lo lắng, căng thẳng, chiến thắng các nhu cầu khác đặt nhu cầu học tập lên hàng đầu.

Hai loại động cơ trên xuất hiện trong tất cả các hoàn cảnh học tập ở chủ thể học tập. tuy vậy, tùy thuộc vào hoàn cảnh và chủ thể mà chúng biểu hiện mức độ khác nhau, động cơ này hay động cơ kia nổi lên chiếm ưu thế

Biểu hiện động cơ bên ngoài SV ĐHTH thể hiện ở nhu cầu: đi học để có tấm bằng nhằm có cơ hội thăng tiến trong công việc, để thay đổi công việc. Hoặc do giá trị xã hội của việc học mang lại như tấm bằng đại học, công danh, sự hài lòng từ phía gia đình, do thấy ai cũng đi học đại học thứ hai nên mình cũng học theo,... Đa số sinh viên học tập vì nhu cầu nghề nghiệp, họ có mục đích rõ ràng, học ra trường có thể làm việc, để cống hiến sức lao động của mình. Và để tạo ra cơ sở vững chắc cho nghề nghiệp tương lai họ có thái độ tích cực, tự giác học tập nhằm nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của nghề, tiếp cận và cập nhật kiến thức mới liên quan đến ngành nghề đã chọn. Còn đối với sinh viên học tập vì giá trị xã hội hoặc do ảnh hưởng bởi xu thế ít nhiều mang tính cưỡng bức, gắn liền với sự căng thẳng về mặt tâm lý, đòi hỏi phải đấu tranh với bản thân. Vì động cơ này không phải xuất phát từ ý thức, tự giác của bản thân nên dễ bị thay đổi trước những cám dỗ khác có sức hấp dẫn hơn. Hoặc trong quá trình học tập và nghiên cứu nếu gặp khó khăn sẽ không thểvượt qua, có khi bị gián đoạn trong việc học. Cũng có thể biểu hiện theo hướng tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh trong học tập, không trung thực trong kiểm tra, thi cử.

Những động cơ trên đều có giá trị thúc đẩy hoạt động học tập của SV. Động cơ học tập là cái thúc đẩy sinh viên tham gia vào hoạt động học, là nội dung tâm lý của hoạt động học tập. Hoạt động học tập của sinh viên không chỉ đơn thuần chịu sự chi phối của một loại mà bao gồm nhiều loại động cơ. Các động cơ đan xen vào nhau. Có lúc động cơ bên ngoài chiếm ưu thế, và ngược lại khi thì động cơ bên trong lại chiếm ưu thế hơn.

1.3.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai

Theo nghiên cứu của A. N. Gheboxo [37], việc hình thành ĐCHT của SV phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

- Ý thức về mục đích gần và mục đích xa của hoạt động học tập.

- Nắm vững ý nghĩa lý luận và thực tiễn của các tri thức do SV lĩnh hội. - Nội dung mới của những tài liệu và thông tin khoa học được trình bày. - Tính chất hấp dẫn, sự xúc cảm của thông tin.

- Tính nghề nghiệp được thể hiện rõ trong tài liệu được trình bày.

- Lựa chọn được những bài tập phù hợp, gây được những hoàn cảnh có vấn đề,tạo được các mâu thuẫn trong quá trình dạy học.

- Thường xuyên duy trì không khí tâm lý nhận thức trong hoạt động học tập. Theo tài liệu học tập môn “Tâm lý học sư phạm giáo dục học đại học” của Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996) [31] có ba nhân tố cơ bản quyết định việc theo đuổi đại học của thế hệ trẻ: Cơ hội có công việc và con đường công danh; Sự cung ứng học bổng và các trợ cấp; Học vì hứng thú, học để biết.

Qua nhiều sách giáo trình Tâm lý học sư phạm, chúng ta có thể biết có nhiềuyếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV như:

- Các yếu tố chủ quan

+ Mục đích học tập

+ Trình độ nhận thức của bản thân + Nhu cầu, hứng thú học tập + Thái độ đối với việc học tập + Cảm xúc của bản thân + Tình trạng sức khỏe

- Các yếu tố khách quan

+ Ảnh hưởng của GV

+ Ảnh hưởng của gia đình, thầy cô, đồng nghiệp, bạn học. + Môi trường giảng dạy và học tập

+ Nội dung, tài liệu giảng dạy và học tập

Tóm lại, ĐCHT của SV chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên ngoài xã hội và cả bên trong bản thân người SV. Cái bên ngoài tác động thông qua cái bên trong là điều kiện để phát huy tác dụng, còn các yếu tố bên trong của mỗi cá nhân SV làđiều kiện để các yếu tố bên ngoài phát huy tác dụng, làm hình thành và phát triển ĐCHT. Việc thúc đẩy ĐCHT nhằm giúp SV học tập một cách tích cực là việc làmrất quan trọng tác động đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy và hoạt độnghọc. Vì vậy trong quá trình giảng dạy và học tập cần phát huy tối đa những thuận lợi bên ngoài và bên trong để SV học tập tích cực nhất.

Tiểu kết chƣơng 1

Trên Thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về động cơ, động cơ học tập của học sinh, sinh viên.

Động cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và quy định xu hướng của hướng tích cực đó. Động cơ là động lực kích thích trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành vi.

Động cơ học tập là cái thúc đẩy con người học tập nhằm thỏa mãn nhu cầu. Động cơ học tập là động lực kích thích trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành động học tập.

Động cơ học tập gồm hai loại: động cơ bên ngoài và động cơ bên trong. Động cơ học tập rất phong phú, đa dạng, sự phân chia động cơ học tập thành các động cơ khác nhau chỉ mang tính tương đối.

Động cơ học tập gồm các thành phần: mục đích học tập, hứng thú học tập, thái độ học tập, hành vi học tập. Đây cũng là những yếu tố tác động tới động cơ học tập của sinh viên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Các yếu tố chủ quan như: mục đích học tập, trình độ nhận thức, nhu cầu, hứng thú, thái độ, cảm xúc và tình trạng sức khỏe của bản thân. Và các yếu tố khách quan: ảnh hưởng của giáng viên, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp; môi trường giảng dạy và học tập; nội dung, tài liệu giảng dạy và học tập.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM 2.1.Thể thức nghiên cứu

2.1.1. Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trƣờng đại học kinh tế tp hcm (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)