Trong hoạt động học tập, mục đích chính không phải là chủ thể học làm thay đổi đối tượng mà làm thay đổi, phát triển chính chủ thể học. Học tập là để thay đổi chính mình. Nếu người học càng tích cực trong quá trình học thì khối lượng tri thức, kỹ năng tích lũy được càng nhiều. Người học ý thức được mục đích học tập, tự giác và nỗ lực vượt khó để chiếm lĩnh các tri thức khoa học là chưa đủ. Mà còn phải có
phương pháp học tập thích hợp. Như vậy, chỉ có thể đạt được mục đích bằng cách thực hiện hành động.
Xem xét đặc điểm hoạt động học tập của SV ĐHTH thuộc dạng lao động trí óc. Bản chất của hoạt động nhận thức của sinh viên là nghiên cứu chuyên sâu một chuyên ngành nào đó. Chính vì thế, điều này đòi hỏi sinh viên phải có một trình độ tương ứng về nhận thức. Đó là những kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề, năng lực đánh giá và nhận xét các tình huống, các sự kiện có liên quan đến chuyên ngành của mình. Bên cạnh đó, họ cũng phải liên tục cập nhật các kiến thức có liên quan đến ngành nghề của mình. Vì trong thời đại hiện nay, tri thức mới được cập nhật theo từng giây.
Khác với sinh viên học đại học thứ nhất, thực tế công việc đã giúp cho SV ĐHTH nhận thức rõ điểm mạnh yếu của mình đối với nghề nghiệp. Họ sẽ chọn lựa những gì mình thích, những gì mình có thể và không thể thực hiện, biết đâu là điều kiện cần và đủ để mình có thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Mục đích học tập rất rõ ràng và cụ thể. Có sự so sánh những phẩm chất, tính cách và ý chí, các khả năng và năng lực thực hiện có của mình với những yêu cầu cụ thể của ngành nghề. Từ đó, sinh viên tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập để bổ xung tri thức.
Nội dung và tính chất của hoạt động học tập của sinh viên học đại học hai (cuối thanh niên và thành niên) cũng rất khác so với hoạt động học tập của thanh thiếu niên. Sự khác biệt không phải ở chỗ nội dung học tập ngày càng sâu hơn, mà ở chỗ hoạt động học tập ở lứa tuổi này mang tính độc lập mức độ cao hơn, đồng thời cũng thể hiện lối “tư duy sau hình thức”. Với kiểu tư duy này, mọi sự vật hiện tượng đều được cân nhắc và nhìn nhận đa chiều trong mối tương quan [51, tr.74].
Hoạt động học tập của SV ĐHTH mang tính độc lập, sáng tạo. Đòi hỏi sinh viên phải tự đào tạo, tự hoạch định mục tiêu học tập sao cho phù hợp với năng lực của mình. Họ sử dụng thông tin một cách độc đáo và hữu ích thể hiện sự tư duy sâu sắc và hiệu quả của người thanh niên theo tình huống và cả cách chiến lược. Vừa tiếp thu tri thức mới vừa điều chỉnh để tránh đi theo “lối mòn” nhận thức. Họ đưa kiến thức trải nghiệm thực tế của chính mình vào trong bài học. Khi đó, họ cần
phương pháp học tập chủ động hơn, tích cực tham gia vào thảo luận và làm việc nhóm, giảm bớt hoạt động của giảng viên.
Động cơ học tập chính là nội dung tâm lý của hoạt động học tập, động cơ này bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể có những yếu tố tâm lý của chính chủ thể như: Hứng thú, tâm thế, niềm tin, thế giới quan, lý tưởng sống,… Cũng có thể đó là những yếu tố nằm ngoài bản thân chủ thể như những yêu cầu của gia đình, xã hội,… [17, tr. 149].
Lĩnh vực hoạt động của sinh viên đại học thứ hai rất phong phú và thường bộc lộ rõ tính hệ thống. Trong đó, việc học tập của họ không chỉ bị chi phối bởi một động cơ mà thường là một số động cơ nào đó. Những động cơ liên quan đến sự tự khẳng định, những động cơ có tính xã hội; muốn cống hiến tài năng, sức lực cho xã hội, có hoài bão trong việc xây dựng đất nước; những động cơ liên quan đến chính tương lai, đường đời của cá nhân: có nghề nghiệp ổn định, địa vị tương đối cao trong xã hội để có thu nhập nuôi sống mình, gia đình,..
Theo nghiên cứu của A. N. Gheboxo, việc hình thành động cơ học tập của sinh viên phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Ý thức về mục đích gần và mục đích xa của hoạt động học tập.
- Nắm vững ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của các tri thức do sinh viên
lĩnh hội.
- Nội dung mới của những tài liệu và thong tin khoa học được trình bày.
- Tính chất hấp dẫn, sự xúc cảm của thong tin.
- Tính nghề nghiệp được thể hiện rõ trong tài liệu được trình bày.
- Tính hấp dẫn, sự xúc cảm của thong tin
- Tính nghề nghiệp được thể hiện rõ trong tài liệu được trình bày
- Lựa chọn được những bài tập phù hợp, gây được hoàn cảnh có vấn đề, tạo
được mâu thuẫn trong quá trình dạy học.
- Thường xuyên duy trì được không khí tâm lý nhận thức trong hoạt động học
tập.
Trong quá trình học tập, lĩnh vực động cơ của sinh viên tiếp tục bị chi phối khá mạnh bởi chính vai trò của các cán bộ gảng dạy trong việc tổ chức hoạt động dạy
học. Việc phát triển những động cơ tích cực của hoạt động học tập ở sinh viên phụ thuộc vào một số điều kiện sư phạm nhất định. Ví dụ: Những bài giảng được trình bày theo hướng nêu vấn đề, những giờ thảo luận, những buổi hội thảo phát huy được tính độc lập, sáng tạo; việc hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học ở phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế, thực tiễn để giải quyết các vấn đề,… có ý nghĩa quan trọng để phát triển hệ động cơ nhận thức của sinh viên theo hướng tích cực và hạn chế những động cơ tiêu cực trong học tập.