a. Cơ sở lý luận
- ĐCHT là cái thúc đẩy con người học tập thỏa mãn nhu cầu. Nó là động lực kích thích trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành động học tập. Nó ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như kết quả rèn luyện nhân cách của họ. Vì vậy, cần phải có những biện pháp tác động đến việc thúc đẩy ĐCHT của họ.
- ĐCHT không có sẵn, cũng không thể áp đặt, mà được hình thành dần dần trong quá trình người học đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập. Vì vậy, việc hình thành ĐCHT ở SV rất cần được tổ chức, định hướng bởi nhà trường và thầy cô.
- ĐCHT của SV ĐHTH chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Mỗi yếu tố có vị trí, vai trò khác nhau song chúng quan hệ chặt chẽ, bổ sung và tác động qua lại, quy định lẫn nhau. Vì thế để thúc đẩy ĐCHT cần phải tác động một cách đồng bộ lên cả hai nhóm yếu tố mới đem lại hiệu quả.
b. Cơ sở thực tiễn
- Xác định mục đích học tập đúng đắn, nâng cao hứng thú học tập, từ đó cải thiện thái độ học tập tiêu cực, thúc đẩy hành vi học tập phù hợp.
- Tính ứng dụng của kiến thức, cách thức truyền đạt của giảng viên, chương
trình, nội dung học tập cần phải được phát huy.
c. Kết quả thăm dò ý kiến về các biện pháp
Sau khi thu thập và xử lý phiếu thăm dò ý kiến (mẫu 2). Với kết quả ở câu số 5, 6 người nghiên cứu đã đề xuất 16 biện pháp nhằm thúc đẩy động cơ học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM (Phụ lục 1, mẫu 3). Sau đó tiến hành thăm dò ý kiến sinh viên để chọn ra 8 biện pháp tối ưu nhất để khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi.
Kết quả 8 biện pháp cụ thể đó là: Điều chỉnh chương trình học, nội dung học sát với thực tế công việc; Trang bị cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho học tập; Phân công giảng viên có trình độ chuyên môn tham gia giảng dạy; Phân bổ lịch học, lịch thi phù hợp; Những sinh viên học tập tốt sau khi tốt nghiệp được nhà trường giới thiệu và phân công công tác; Giảng viên kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú học tập của sinh viên trong mỗi tiết học; Nâng cao nhận thức của sinh viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của từng môn học trong chương trình học; Xây
dựng kế hoạch học tập phù hợp. Trong đó 5 biện pháp thuộc về nhà trường/ khoa, 2
biện pháp thuộc về giảng viên và 1 biện pháp thuộc về sinh viên.