a. Kết quả về mục đích học tậpcủa SV ĐHTH
Qua khảo sát người nghiên cứu thu được kết quả mục đích học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM được thể hiện ở bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2. Mục đích học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM
Mục đích Tần số Tỷ lệ % Thứ hạng
MĐ bên trong
Muốn học hỏi thêm kiến thức bổ ích 132 53.4 1
Thực hiện ước mơ kinh doanh 72 29.1 5
Nắm bắt kịp thời tri thức khoa học tiên
tiến 25 10.1 10
Muốn có thêm nhiều kỹ năng mới 75 30.4 4
Được học hỏi và tiếp xúc với đội ngũ
giảng viên có trình độ cao 8 3.2 13
Có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với nhiều
sinh viên khác 33 13.4 8
Hoàn thiện nhân cách 17 6.9 11
Tổng 362 50.3
MĐ bên ngoài
Muốn có bằng cử nhân Kinh tế 60 24.3 6
Muốn chuyển đổi ngành nghề 98 39.7 3
Muốn có cơ hội thăng tiến trong công
việc 106 42.9 2
Đáp ứng đòi hỏi hiện nay của xã hội 55 22.3 7
Học để không thua kém bạn bè, đồng
nghiệp 10 4 12
Học để “giết” thời gian 29 11.7 9
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các lý do sinh viên học đại học thứ hai
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 cho phép chúng tôi rút ra một số nhận xét mang tính khái quát như sau:
- Tất cả các lý do chúng tôi đặt trong bảng hỏi đều được sinh viên lựa chọn. Như vậy, mục đích học tập của SV ĐHTH xuất phát từ cả mục đích bên trong lẫn mục đích bên ngoài. Mục đích bên trong chiếm tỷ lệ cao hơn (50.3%) so với mục đích bên ngoài (49.7%). Nhưng sự chênh lệch này rất nhỏ.
- Những lý do được sinh viên lựa chọn nhiều nhất gồm “Muốn học hỏi thêm
kiến thức bổ ích” (TB = 53.4, xếp hạng 1), “Muốn có cơ hội thăng tiến trong công
việc” (TB =42.9, xếp hạng 2), “Muốn chuyển đổi ngành nghề” (TB =39.7, xếp
hạng 3). Ba lý do được sinh viên lựa chọn thấp nhất gồm “Hoàn thiện nhân cách”
(TB =6.9, xếp hạng 11), “Học để không thua kém bạn bè, đồng nghiệp” (TB =4,
xếp hạng 12), “Được học hỏi và tiếp xúc với đội ngũ giảng viên có trình độ cao”
(TB =3.2, xếp hạng 13).
Qua sự thống kê khái quát như trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy những lý do hàng đầu của SV ĐHTH chủ yếu là để nâng cao kiến thức, phát triển công việc. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, khi SV ý thức được mục tiêu học tập đúng đắn. Điều này sẽ tạo cho sinh viên niềm yêu thích, hứng thú, chủ động trong việc tiếp nhận
kiến thức. Điều này cũng tạo nên tâm lý ổn định trong quá trình học tập của sinh viên. Tuy nhiên, trong ba thứ hạng đầu, xếp thứ hai và thứ ba là động cơ học vì công việc và ngành nghề. Nhưng cũng có thể hiểu, SV ĐHTH hầu hết là sinh viên học các khối ngành khác, muốn học ĐHTH để bổ trợ cho công việc của bản thân. Điểm tích cực là, sinh viên lựa chọn học ĐHTH vì ngành nghề, đã chứng tỏ nhận thức của bản thân về kiến thức mình cần có cho công việc. Bởi trong thực tế hiện nay, trong tuyển dụng nhân sự cho khối ngành kinh tế đều ưu ái hơn cho sinh viên đã học kinh tế. Bổ sung tri thức tiên tiến nhằm chuẩn bị cho nghề nghiệp. Và để tạo cơ sở vững chắc cho nghề nghiệp tương lai, họ tích cực, tự giác học tập nhằm nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của nghề.
Ba lý do được lựa chọn ít nhất thể hiện SV ĐHTH ít quan tâm đến việc hoàn thiện nhân cách, so sánh với đồng nghiệp và học hỏi đội ngũ giảng viên. Điều này cho thấy, sinh viên ít bị ảnh hưởng bởi sự tác động của bạn bè, đồng nghiệp và giảng viên trong việc quyết định học ĐHTH. SV học tập vì mục tiêu tự thân, hiểu được học là cho mình. Tuy nhiên, hạn chế của việc này là ít tạo nên tâm lý ganh đua trong quá trình học tập.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là lý do đi học “để “giết” thời gian” được SV lựa chọn khá cao (TB=11.7, xếp hạng 9). Những SV lựa chọn lý do này vì sau giờ làm việc, họ không biết làm gì, nên lựa chọn đi học. Như sinh viên Bùi Xuân Thịnh
(khóa 15) trả lời: “Đi học vì có nhiều thời gian rảnh quá!”. Lý do này tuy chiếm tỷ
lệ không cao, nhưng vẫn có sinh viên đi học không vì mục đích cụ thể. Mà mục đích đúng đắn, thì người học mới có hứng thú, thái độ và hành vi học tập tích cực. Điều này nhắc nhở nhà trường, giảng viên cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục, kích thích động cơ học tập, để sinh viên có nhận thức đúng đắn về mục đích học tập.
- Sự nhận định của SV về MĐHT giữa hai loại mục đích không có sự chênh lệch lớn. Mục đích bên trong chiếm tỷ lệ cao hơn (50.3%) so với mục đích bên ngoài (49.7%). MĐHT bên trong chiếm các thứ hạng 1, 4 và 5, trong khi đó MĐHT bên ngoài chiếm các thứ hạng 2, 3 và 6.
Xét riêng MĐHT theo phân loại mục đích bên trong và mục đích bên ngoài, kết quả như sau:
- Mục đích bên trong chủ yếu khi sinh viên quyết định đi học ĐHTH xuất phát
từ “Muốn học hỏi thêm kiến thức bổ ích”, mục đích này được cho là quan trọng
nhất thuộc mục đích bên trong (xếp hạng 1). Tiếp đến là mong muốn thông qua học
đại học thứ hai để tích lũy thêm nhiều “kỹ năng mới” cần thiết (xếp hạng 2) và thứ
ba là nhằm “thực hiện những mơ ước kinh doanh” trong tương lai. Trong phỏng
vấn, sinh viên Phan Thị Hương (khóa 15) trả lời: “Học để có thêm kiến thức mà
mình thấy cần thiết cho công việc của mình, mở rộng kiến thức của ngành”. MĐHT
vì “được học hỏi và tiếp xúc với đội ngũ giảng viên có trình độ cao” xếp hạng cuối
cùng, cho thấy tiêu chí này là không quan trọng trong đa số sinh viên.
- Mục đích bên ngoài được cho là quan trọng thúc đẩy các bạn sinh viên lựa
chọn đi học đại học thứ hai đó là mong muốn có “cơ hội thăng tiến trong công
việc” (xếp hạng 1), thứ hai là muốn “chuyển đổi ngành nghề” công việc hiện tại và
thứ ba là muốn có thêm “bằng cử nhân kinh tế”. Sinh viên Trịnh Thị Nhu (khóa 15)
trả lời: “Để tăng thêm thu nhập khi có được công việc tốt hơn”. MĐHT để cải thiện
tình trạng kinh tế là một động cơ hợp lý.
Xét theo khối ngành đại học thứ nhất. Từ kết quả của bảng 2.1 cho thấy SV học ĐHTH chủ yếu là từ khối ngành Kỹ thuật (chiếm 54,3%), ít nhất là từ khối ngành Xã hội (chiếm 12,6%). Điều này có thể do đòi hỏi của công viêc trong thực tiễn, dẫn đến một tỷ lệ cao SV đã từng học Kỹ thuật tiếp tục học thêm Kinh tế. Điều
này phù hợp với lý do chọn học ĐHTH với mong muốn “học hỏi thêm kiến thức”,
“có cơ hội thăng tiến trong công việc” và “chuyển đổi ngành nghề”. Tuy nhiên,
một con số đáng lưu ý ở đây là SV từ khối ngành Kinh tế (chiếm 33.2%) lại tiếp tục đi học cùng khối ngành ở ĐHTH. Theo chúng tôi, một phần nguyên nhân có thể là do SV được miễn thi đầu vào nếu đã từng học tại trường ĐHKT Tp. HCM. Phần lớn nguyên nhân là SV muốn bổ trợ kiến thức phục vụ cho công việc.
Có thể nói rằng hầu hết sinh viên trang bị cho mình mục đích rõ ràng. Những mục đích đó thúc đẩy sinh viên học tập. Đa số đều cho rằng học tập để nâng cao kiến thức, chuẩn bị cho nghề nghiệp. Trường/ Khoa và giảng viên cần tích cực
khuyến khích động viên kịp thời đồng thời tạo điều kiện duy trì động lực học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, cần có động thái kích thích động cơ cho nhóm sinh viên đi học không có mục đích cụ thể.
b. So sánh mục đích học tập theo giới tính, theo khóa, theo vùng miền
Cơ sở để khẳng định mối tương quan là dựa vào kiểm định T- test và ANOVA bằng giá trị sig với cho trước là 5%. Kết quả được thể hiện trong các bảng 2.3, 2.4 và 2.5 như sau:
- Về mặt giới tính:
Bảng 2.3. So sánh mục đích học tập theo giới tính
Nội dung ĐTB Kết quả so sánh
tƣơng quan
Nam Nữ t sig
Mục đích bên trong 3.76 3.61 2.365 0.008
Mục đích bên ngoài 3.51 3.44 1.049 0.874
Mục đích chung 3.63 3.52 2.413 0.515
Kiểm định Independent – sample T- test, phần giới tính cho thấy sự tương quan giữa SV nam và nữ về MĐHT như sau: t = 2.413, sig. = 0.515 > 0.05 (bảng 2.3). Kết quả này cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ về ĐCHT.
Tuy nhiên, về MĐ bên trong có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê: t = 2.365, sig. = 0.008 < 0.05. Kết quả này cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa nam và nữ về MĐ bên trong.
Trong khi đó, ở mục đích bên ngoài cho thấy giữa nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê: t = 1.049, sig. = 0.874> 0.05.
Như vậy, mục đích bên ngoài là giống nhau giữa nam và nữ, nhưng lại khác biệt ở mục đích bên trong. Điều này có thể là do vị thế trụ cột của nam giới trong gia đình Việt Nam nên họ thường xác nhận vai trò của mình đối với việc học tập và nghề nghiệp? Còn phụ nữ thì ngược lại họ muốn học tập để khẳng định mình về mặt xã hội để xác nhận bình đẳng về giới?
- Về khóa học (khóa 15 và 16) Bảng 2.4. So sánh mục đích học tập theo khóa học Nội dung ĐTB Kết quả so sánh tƣơng quan 15 16 t sig Mục đích bên trong 3.66 3.70 -0.586 0.292 Mục đích bên ngoài 3.48 3.45 0.366 0.714 Mục đích chung 3.57 3.58 -0.149 0.323
Kết quả thống kê từ bảng 2.4 cho thấy không có không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mục đích học tập giữa khóa 15 và 16: t = -0.149, sig. = 0.323> 0.05.
Mục đích học tập bên trong của khóa 15 và khóa 16 là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê: t= -0.586, sig.= 0.292> 0.05
Mục đích học tập bên ngoài giữa khóa 15 và khóa 16 hầu hết là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê t= 0.366, sig.= 0.714> 0.05
- Về vùng miền
Bảng 2.5. So sánh mục đích học tập theo vùng miền
Nội dung ĐTB Kết quả so sánh
tƣơng quan
Bắc Trung Nam F sig
Mục đích bên trong 3.92 3.65 3.67 1.546 0.215
Mục đích bên ngoài 3.61 3.44 3.47 0.571 0.566
Mục đích chung 3.76 3.54 3.57 1.994 0.138
Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các vùng miền về MĐHT của SV ĐHTH F= 1.994, sig=0.138> 0.05.
Ở cả mục đích bên trong (F= 1.546, sig= 0.215> 0.05) lẫn mục đích bên ngoài (F= 0.571, sig= 0.566> 0.05) cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa.
Tóm lại, MĐHT của SV ĐHTH xuất phát từ cả mục đích bên trong lẫn mục
đích bên ngoài. Trong đó MĐHT chiếm vị trí đầu tiên là “Muốn học hỏi thêm kiến
thức bổ ích” và “Muốn có cơ hội thăng tiến trong công việc”. Sự nhận định của SV
về ĐCHT giữa hai loại mục đích không có sự chênh lệch lớn. Nhà trường cần nắm có những tác động đồng bộ, tích cực đến MĐHT của SV nhằm nâng cao hiệu quả học tập của họ. Xét về mối tương quan so sánh giữa các nhóm khách thể ở mức xác suất = 0.05, không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa sinh viên nam và nữ, giữa sinh viên khóa 15 vá 16, giữa các vùng miền về mục đích học tập của SVĐHTH tại trường ĐHKTTPHCM.
2.3.2. Hứng thú học tập của SV ĐHTH a. Kết quả về hứng thú học tập của SV ĐHTH