Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân Huyện Tam Bình,

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của viện kiểm sát nhân dân huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 25)

- Bộ phận kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, và kiểm sát thi hành án.

Đặc biệt, từ năm 2002 thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW, ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đã đề ra khá nhiều biện pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong việc giải quyết các vụ án hình sự trên địa bàn huyện nhà.

2.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG

2.2.1 Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long Long

Theo quy định của Điều 137 Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 và đoạn 3 Điều 1 của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002, thì Viện kiểm sát nhân dân có những chức năng như sau: “Các Viện Kiểm sát nhân dân

địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình”

Như vậy, với những quy định này thì Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long sẽ có hai chức năng chính đó là: “Kiểm sát các hoạt động tư

pháp và thực hành quyền công tố trong huyện Tam Bình”.

- Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: Kiểm tra và giám sát là những hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình. Tất cả các cơ quan Nhà nước khác ở huyện Tam Bình trong hoạt động của mình đều phải chịu sự kiểm tra và giám sát của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình. Phạm vi kiểm tra và giám sát của Viện Kiểm sát nhân dân huyện rất rộng. Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình có quyền kiểm tra và giám sát hoạt động của nhiều cơ quan nhà nước khác trong huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long như cơ quan

Điều tra công an huyện Tam Bình, hoạt động xét xử của tòa án huyện Tam Bình. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành hoạt động kiểm sát và giám sát của mình nếu phát hiện những vi phạm pháp luật, thì có quyền kiến nghị, kháng nghị để yêu cầu xử lý người vi phạm.

- Chức năng quyền công tố: Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình sẽ nhân danh nhà nước để truy tố và buộc tội bằng bản cáo trạng ra trước tòa đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trong phạm vi huyện Tam Bình trên cơ sở quy

định của Bộ Luật tố tụng hình sựđã quy định, trong phạm vi thực hành quyền công tố của mình và chỉ trong giới hạn lĩnh vực tố tụng hình sự từ khi có quyết định khởi

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

tố vụ án hình sự và kết thúc khi bản án của Tòa án có hiệu lực thi hành, chứ không bao trùm lên các lĩnh vực như tố tụng dân sự, tố tụng hành chính...

2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Theo quy định tại Điều 2 của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 và Điều 126 Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ “Góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; Bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tập thể, bảo vệ

tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm

để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo đúng pháp luật”.

Để thực hiện được nhiệm vụ và quyền hạn thiêng liêng đó, trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình thì Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đòi hỏi phải làm những công tác của mình trong từng lĩnh vực đã được pháp luật quy định.

Căn cứ vào Điều 13, Điều 14 của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 và Điều 4 của Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự thì Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra thì:

+ Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; Yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố

hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;

+ Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; Khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;

+ Yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do;

+ Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra; Yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can;

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

- Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra:

+ Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ

án của cơ quan điều tra;

+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tung; + Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra;

+ Yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; Yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của

điều tra viên; Yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh điều tra viên vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra;

Trong lĩnh vực công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, dựa vào Điều 17, Điều 18, của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 và Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ

án hình sự thì Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Đọc cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung, nếu có quyết định của Viện Kiểm liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;

-Tham gia xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm;

- Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phát biểu quan

điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm;

- Tranh luận với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án cùng cấp;

- Kiểm sát các bản án, biên bản phiên tòa và quyết định của tòa án theo quy

định của pháp luật;

- Yêu cầu tòa án cùng cấp chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị;

Trong lĩnh vực kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia

đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Tại Điều 21 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định và Quy chế làm công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật thì Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Kiểm tra việc thụ lý, lập hồ sơ vụ án; Yêu cầu tòa án nhân dân huyện Tam Bình hoặc tự mình xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết công việc đúng đắn; Tham gia các phiên tòa và phát biểu quan điểm của Viện Kiểm sát

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

nhân dân về việc giải quyết vụ án; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; Khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, thì Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình còn có nhiệm vụ là kiểm sát các bản án và quyết định của tòa án nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

- Yêu cầu tòa án nhân dân áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy

định của pháp luật.

- Yêu cầu tòa án nhân dân cùng cấp chuyển hồ sơ những vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những vụ án khác theo quy định của pháp luật để xem xét và quyết định việc kháng nghị.

Như vậy trong quá trình kiểm sát và giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật thì Viện Kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm các bản án. Bên cạnh các quyền vừa nêu trên thì Viện Kiểm sát nhân dân còn có quyền kiến nghị với tòa án nhân dân cùng cấp khắc phục những vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án.

Trong lĩnh vực kiểm sát việc thi hành án tại Điều 24 của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 và Quy chế tạm thời về công tác kiểm sát thi hành án quy định thì Viện Kiểm sát nhân dân huyện có những nhiệm vụ và quyền hạn như

sau:

- Viện Kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng cũng được thi hành ngay theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm các bản án, quyết định đó được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời.

- Trong quá trình thực hiện kiểm sát thi hành án, khi phát hiện những vi phạm pháp luật trong việc thi hành án thì Viện Kiểm sát nhân dân ban hành kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật và đề xuất các biện pháp xử lý.

- Khi giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác kiểm sát thi hành án; Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối việc thi hành án.

- Yêu cầu Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án cùng cấp, chấp hành Viên, các Cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cá nhân có liên quan đến việc thi hành án:

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

+ Tự kiểm tra việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện Kiểm sát nhân dân

+ Thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật.

+ Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án.

- Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùng cấp, chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án.

- Đề nghị hoãn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành hình phạt tù, miễm chấp hành hình phạt khác, xóa án tích theo quy định của pháp luật.

- Kháng nghị với Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án cùng cấp, chấp hành viên, Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc thi hành án; Yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án; Chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự.

Trong lĩnh vực kiểm sát việc tạm giam, tạm giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Tại Điều 27 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 và Quy chế tạm thời về công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù quy định:

- Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Cơ quan,

đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giam, tạm giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giam, tạm giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn là:

+ Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giam, trại tạm giữ và trại giam.

+ Kiểm tra hồ sơ, tài liệu của Cơ quan cùng cấp có trách nhiệm tạm giam, tạm giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; Gặp, hỏi người bị tạm giam, tạm giữ và người chấp hành án phạt tù về việc giam, giữ.

+ Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tạm giam, tạm giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;

+ Yêu cầu cơ quan cùng cấp quản lý nơi tạm giam, tạm giữ và quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

+ Kháng nghị với cơ quan cùng cấp yêu cầu và đình chỉ việc thi hành, sửa

đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giam, tạm giữ và quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật;

2.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG

2.3.1 Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long Long

Cơ cấu bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long được tổ chức theo đúng như quy định của pháp luật Điều 1 quyết định số

121/2003/QĐ - VTC ngày 19/04/2003 về Bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.

Hiện nay, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long gồm có: 10 đồng chí/ 10 biên chếđược giao trong đó: Một Viện trưởng phụ trách chung, một Viện phó phụ về bộ phận hình sự và 05 đồng chí kiểm sát viên, 03 đồng chí kiểm tra viên, 01 kế toán chưa vào biên chế, 01 bảo vệ, 01 chuyên viên.

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình hiện nay là Ông Phan Thanh Hào.

- Phó Viện trưởng là ÔngTrần Văn Dũng.

- Các kiểm sát viên phụ trách theo tổ hình sự, dân sự và hành chính cụ thể như

sau:

- Ông Nguyễn Việt Tiến phụ trách tổ hình sự. - Ông Huỳnh Văn Cường phụ trách tổ dân sự.

- Ông Lê Hoàng Thành phụ trách thi hành án.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của viện kiểm sát nhân dân huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)