Trước hết, cần phải khẳng định rằng quan hệ giữa Viện Kiểm sát nhân dân và tòa án nhân dân là quan hệ giữa chức năng buộc tội và chức năng xét xử. Cả hai cơ
quan này đều là những cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân. Vì vậy, nhiệm vụ chung của cả 02 ngành được Quốc hội quy định chung ởĐiều 127 Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 nhằm nhấn mạnh rằng sự phối hợp giữa hai ngành. Theo đó, trên cơ sở những quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự thì Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện Kiểm sát nhân dân truy tố.
Trong công tác xét xử tòa án nhân dân huyện Tam Bình với phương châm xét xử “khách quan, đầy đủ, chính xác” để phương châm đó luôn được quán triệt thì cần phải có sự trợ giúp và hổ trợ của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Bởi một chức năng quan trọng hiện nay của Viện Kiểm sát nhân dân đó là kiểm sát các hoạt động tư pháp đểđảm bảo chu trình, thủ tục giải quyết các vụ án
đúng pháp luật. Dù trong bất cứ dưới hình thức nào của tố tụng (thẩm vấn hay tranh tụng), thì cả hai chức năng buộc tội và xét xử vẫn luôn tồ tại và quan hệ với nhau. Nếu có cơ quan Kiểm sát huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long mà không có cơ quan tòa án huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long và ngược lại thì không thể giải quyết vụ án
22 Trích phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công an – Lê Hồng Anh, tại cuộc họp mặt đầu xuân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 31/01/2003. Tạp chí Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao số 24( tháng 12/ 2003), trang 26.
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
một cách khách quan và đúng pháp luật được. Vì vậy, mà Điều 7 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 đã xác định “Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tòa án để thực hiện tốt chức năng phòng ngừa các loại phạm có hiệu quả”.