Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Bên cạnh những thành tựu của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đạt được trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thì Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình cũng gặp phải một số bất cập như sau:
3.2.1.1 Trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra và giai
đoạn xét xử các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình
Trong công tác này, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình đã thực hiện tương đối tốt có hiệu quả. Nhưng trong một số khâu của công tác còn có một số hạn chế nhất định như sau:
- Viện Kiểm sát nhân dân huyện, chưa mạnh dạn trong việc kháng nghị các vụ án mà tòa án xét xử không theo quan điểm, đề xuất với mức án của Viện Kiểm sát đã truy tố. Kiểm sát viên được phân công tham gia xét xử án do không trực tiếp kiểm sát điều tra từđầu, nghiên cứu chưa kỹ hồ sơ vụ án nắm không chắc các chứng cứ và tình tiết của vụ án dẫn đến tranh tụng tại các phiên tòa xét xử còn hạn chế. Việc nắm bắt thông tin và quản lý tin tố giác tội phạm còn thụ động, việc nắm bắt thông tin chủ yếu là qua các báo cáo của cơ quan công an huyện hoặc cơ quan công an huyện Tam Bình nhận được tin báo giải quyết kéo dài sau đó mới chuyển sang cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình nên đã gây ra khó khăn cho Viện trong việc xử lý án. Ngoài ra, Viện cũng nhận được thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng và một ít khiếu nại của công dân gởi đơn yêu cầu đến Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình.
- Do nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng lại khác nhau, hoặc có sự
né tránh của những người tiến hành tố tụng do sợ va chạm hoặc chịu sức ép từ nhiều phía khác dẫn đến nhiều vụ án hình sự xét xử chưa được khách quan.
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Một vấn đề khó khăn nữa là có những vụ án hình sự do Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long truy tố, sau đó chuyển cho Viện Kiểm sát huyện Tam Bình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự sơ thẩm .
Nguyên nhân: Có những hạn chế như trên là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
- Chủ quan: Do sự nhận thức của Kiểm sát viên đối với các Bộ Luật chưa thật chính xác và thiếu nhất quán nên việc tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng.
- Khách quan: Hiện nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều Bộ Luật tương đối hoàn chỉnh nhưng về nhận thức và tiến hành của các cơ
quan tiến hành tố tụng chưa thống nhất, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành còn chồng chéo với nhau và không phù hợp với thực tiễn hoặc Bộ luật, luật không quy
định rõ ràng. Bên cạch đó, do quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, chưa
được cụ thể nên cũng đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Cụ thể
là qua việc nghiên cứu Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì không có một chếđịnh nào quy định về việc Viện Kiểm sát nhân dân cấp trên ủy quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát các vụ án hình sự sơ thẩm cho Viện Kiểm sát nhân dân cấp dưới.
Như vậy, việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự từ Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp ủy quyền cho Viện Kiểm sát cấp dưới chỉ
căn cứ vào Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 và Quy chế của ngành kiểm sát.
3.2.1.2 Trong công tác Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật của Viện Kiểm sát huyện Tam Bình
Trong công tác này, từ khi có Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 cho đến nay thì Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình đã kiểm sát chặt chẽ án văn, tham gia việc dân sự 100%, công tác kiểm sát dần dần đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, trong công tác này thì Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình cũng còn gặp nhiều bất cập như sau: Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình chưa nắm chắt khâu thụ lý án dân sự của tòa án huyện Tam Bình. Nhiều trường hợp tòa án huyện Tam Bình nhận đơn kiện nhưng không vào sổ thụ lý, nhiều vụ án tòa án huyện kéo dài không xem xét giải quyết, chậm gửi, không gửi thông báo thụ lý vụ án cho Viện Kiểm sát huyện, chất lượng kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình còn ít. Bên cạnh, Viện Kiểm sát nhân dân huyện cũng gặp không ít khó khăn khi áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 nhất là trong thủ tục giải quyết việc dân sự.
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Nguyên nhân của sự bất cập trên là do: Thiếu sự quan tâm của lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân huyện đối với công tác kiểm sát xét xử dân sự, hôn nhân và gia đình và hành chính chưa đầy đủ, chưa sâu sắc chủ yếu chỉ tập trung vào khâu công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự. Bên cạnh đó, một phần xuất phát từ trách nhiệm của tòa án.
3.2.1.3 Trong công tác thực hiện kiểm sát tạm giữ, tạm giam và công tác thi hành án của Viện Kiểm sát nhân dân huyện
Trong Công tác này, thì Viện Kiểm sát huyện cũng đã thực hiện khá tốt nhưng cũng gặp không ít những hạn chế, bất cập cụ thể: Hoạt động kiểm sát chấp hành án cũng còn một phần tổ chức quản lý và chỉ đạo khâu công tác này còn bị buông lơi,
đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án còn khiêm nhiệm và chưa chuyên sâu thậm chí là chưa qua trường lớp đào tạo nghiệp vụ. Tình hình vi phạm, tội phạm trong huyện Tam Bình tương đối phát triển và có chiều hướng khá phước tạp, số người bị bắt tạm giữ, tạm giam cũng tăng lên. Do đó, mà công tác quản lý giam, giữ cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Nguyên nhân của những bất cập trên do: Nhà tạm giam, tạm giữ của công an huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long được xây dựng ở xa, phương tiện vật chất kỹ
thuật phục vụ cho công tác kiểm sát việc tạm giam, tạm giữ chưa được đầu tưđúng mức nên đã làm hạn chế chất lượng của công tác kiểm sát thường kỳ và bất thường tại nhà tạm giam, tạm giữ.
Bên cạnh, đó tinh thần của các cán bộ làm công tác kiểm sát trong công tác này còn chưa cao, chưa tận dụng hết thời gian cho công tác kiểm sát việc tạm giam, tạm giữ sự phối hợp giữa các khâu nghiệp vụ trong khối hình sự liên quan đến việc bắt tạm giam, tạm giữ chưa được chặt chẽ.
3.2.2 Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long