Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của viện kiểm sát nhân dân huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 47 - 55)

Để Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long thực hiện tốt hơn nữa chức năng và nhiệm vụ của mình trong tình hình chung hiện nay đáp ứng

được yêu cầu cải cách tư pháp, theo người viết, thì cần phải có những giải pháp như

sau:

3.2.2.1 Trong công tác thc hành quyn công t và kim sát điu tra và giai

đon xét x các v án hình s ca Vin Kim sát huyn

- Thứ nhất: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình cần phải tập trung nâng cao hơn nữa vai trò chỉ đạo, lãnh đạo toàn ngành kiểm sát huyện và các cán bộ ngành kiểm sát huyện thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của cấp mình khi được Đảng, nhà nước đã giao phó và những quy định của pháp luật. Viện Kiểm

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

sát nhân dân cấp trên phải tăng cường trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành và kiểm tra đối với Viện Kiểm sát nhân dân cấp dưới trong công tác này. Bên cạnh đó, phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, hoạt động quản lý của Viện trưởng đòi hỏi phải đảm bảo sự nhịp nhàng, đồng đều, thống nhất trong bộ máy kiểm sát. Đồng thời, đòi hỏi cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý chặt chẽ đối với các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra.

- Thứ hai: Cần phải nâng cao vai trò trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố

tụng đối với vụ án hình sự, đặc biệt chú trọng kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố, phê chuẩn lệnh bắt người, quyết định, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ

vụ án của các cơ quan điều tra. Tuân thủ, thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế

nghiệp vụ trong việc lập hồ sơ kiểm sát, trích lục nghiên cứu hồ sơ phải đầy đủ và có tính khoa học.

- Thứ ba: Trong trường hợp vụ án do Viện Kiểm sát nhân dân cấp trên truy tố, sau đó chuyển cho Viện Kiểm sát nhân dân cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm thì Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cần phải nghiên cứu và ban hành thêm quy chế phối hợp giữa Viện Kiểm sát nhân dân cấp trên với Viện Kiểm sát nhân dân cấp dưới. Trong đó, cần phải quy định cụ thể chi tiết về cơ chế

phối hợp nhất là vấn đề tạo điều kiện cho Viện Kiểm sát cấp dưới được tiếp cận hồ

sơ vụ án ngay từ giai đoạn điều tra và phải tham gia một số hoạt động kiểm sát điều tra vụ án để nắm chắc hồ sơ, tài liệu, chứng cứ nhằm nâng cao chất lượng cáo trạng, hạn chế sai sót trong các hoạt động tố tụng.

- Thứ tư: Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc phối hợp với tòa án huyện Tam Bình trong việc chọn những vụ án có tính chất phức tạp có luật sư bào chữa để tổ chức nhiều hơn nữa những phiên tòa mẫu với sự tham gia đông đảo của các cán bộ Kiểm sát viên huyện. Bởi vì, theo quan điểm của người viết nếu được tổ chức như vậy thì sau mỗi phiên tòa như vậy

đều có cuộc họp bàn để đóng góp ý kiến về những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa và đồng thời cũng trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Qua những, cuộc tổ chức như vậy Kiểm sát viên sẽ tích lũy

được kinh nghiệm thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

- Thứ năm: Cần phải bổ sung thêm vào Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 những quy định về việc ủy quyền trong tố tụng hình sự của Viện Kiểm sát cấp trên cho Viện Kiểm sát cấp dưới để có cơ sở pháp lý thực hiện trong thực tiễn. Bên cạnh, đó cũng cần sửa đổi, bổ sung thêm những nội dung quy định trong quy chế

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

nghiệp vụ số 960 ban hành ngày 17/09/2007 cho phù hợp với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Cụ thể, qua quá trình nghiên cứu thì người viết nhận thấy rằng trong tất cả các quy chế nghiệp vụ hướng dẫn thi hành khác thì đều có quy định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên phù hợp với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, nhưng trong quy chế nghiệp vụ số 960 lại không quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho Kiểm sát viên. Song, cần phải tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong việc giải quyết án hình sự giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

3.2.2.2 Trong công tác kim sát vic gii quyết các v án dân s, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và nhng vic khác theo quy định ca pháp lut ca Vin Kim sát nhân dân huyn

Xuất phát từ những nhu cầu đặt ra từ thực tiễn, điều kiện kinh tế xã hội, trình

độ dân trí phát triển như hiện nay, để đảm bảo cho Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp như hiện nay, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật.

- Thứ nhất: Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân huyện phải quan tâm hơn nữa

đối với công tác Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, phải phân công, bố trí cán bộ Kiểm sát viên có đầy đủ trình độ và năng lực để đảm nhiệm công việc, phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa Viện Kiểm sát nhân dân huyện và Tòa án nhân dân huyện Tam Bình để từđó nắm chắt được số lượng án dân sự mà tòa án đã thụ lý.

- Thứ hai: Hoạt động thụ lý án của tòa án huyện Tam Bình phải được thực hiện ngay từ khi tòa án nhận đơn kiện của đương sự, tổ chức hoặc quyết định khởi tố của Viện Kiểm sát nhân huyện Tam Bình. Để Viện Kiểm sát nhân dân huyện thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định đối với hoạt động này. Người viết có kiến nghị giữa Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nên ban hành một thông tư liên ngành hoặc văn bản hướng dẫn quy chế

nghiệp vụ giữa hai ngành, cần phải quy định rõ ràng, cụ thể nhằm ràng buộc nghiệp vụ pháp lý của tòa án trong việc cung cấp sổ sách thụ lý và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát nhân dân khi có yêu cầu đối với vụ án. Có như vậy thì công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự mới được thực hiện tốt và đạt được kết quả như

mong muốn.

- Thứ ba: Để tạo điều kiện thuận lợi hơn và có thời gian kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân, theo quan điểm của người viết kiến nghị cần phải sửa đổi thời hạn kháng nghịđối với bản án sơ thẩm cho hợp lý hơn cho Viện Kiểm sát nhân dân.

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Bởi vì, ở khoản 1 Điều 252, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định “Thời hạn kháng nghị đối với bản án của tòa án cấp sơ thẩm của Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án”. Tuy

nhiên, trên thực tế thì Viện Kiểm sát rất ít thời gian đủ để làm đúng theo quy định của pháp luật về việc xem xét kháng nghị bởi ở khoản 2 Điều 241, Bộ luật này lại

cho phép “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, tòa án phải giao hoặc giử

bản án cho Viện Kiểm sát cùng cấp”, mà thực tế thì tòa án chỉ gởi cho Viện Kiểm sát cùng cấp vào ngày cuối cùng của thời hạn. Như vậy, thời hạn để Viện Kiểm sát cùng cấp kháng nghị đối với bản án sơ thẩm chỉ có 05 ngày và cấp trên là 20 ngày. Theo người viết thì nên sửa đổi lại quy định ở khoản 2 Điều 241, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 “Là thời hạn để tòa án giao hoặc gửi bản án cho Viện Kiểm sát cùng cấp là 05 ngày và cấp trên là 10 ngày kể từ ngày tuyên án”. Nếu được sửa đổi lại ở khoản 2 Điều 241, như vậy sẽ tạo được một khoản thời gian tương đối dài tạo

điều kiện thuận lợi cho Viện Kiểm sát nhân dân có được thời gian nghiên cứu và xem xét lại bản án để kháng nghị. Đồng thời, cũng góp phần giải quyết được án nhanh hơn.

3.2.2.3 Trong công tác thc hin kim sát tm giam, tm gi và công tác thi hành án ca Vin Kim sát nhân dân huyn

- Thứ nhất: Để thực hiện tốt trong công tác này, đòi hỏi cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các khâu kiểm sát điều tra và khâu kiểm sát giam giữ. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ Kiểm sát viên trực tiếp làm công tác kiểm sát giam giữ để quản lý và theo dõi thường xuyên liên tục. Cần phải tăng cường công tác kiểm sát định kỳ hàng tháng và đặt biệt hơn Viện Kiểm sát huyện cần tổ chức kiểm sát đột xuất tại nơi giam giữ, cải tạo để từ đó kiểm tra và phát hiện được việc thực hiện pháp luật về chế độ cho người bị giam, giữ và phạm nhân được thực hiện tốt hơn đúng theo quy định của pháp luật.

- Thứ hai: Phải tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho Viện Kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam. Qua đó, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân cần phải thực hiện đúng quy định của Bộ tài chính và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc trang bị xe máy công

để phục vụ công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động của công tác này. Đặc biệt là chế độ đối với cán bộ, Kiểm sát viên trực tiếp làm công tác kiểm sát việc tạm giam, tạm giữ tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam. Đề nghị lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các ngành chức năng xét cấp thêm chế độ phụ cấp cho cán bộ, Kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại giam, trại tạm giam.

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tiến trình cải cách tư pháp và đáp ứng yêu cầu tình hình chung của đất nước hiện nay. Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình nói riêng và ngành Kiểm sát nhân dân Việt Nam nói chung cần chú ý đến việc xây dựng cho

được một đội ngũ cán bộ ngành kiểm sát thật trong sạch vững mạnh, làm cho đội ngũ cán bộ ngành kiểm sát có phẩm chất đạo đức trong sáng, có bản lĩnh chính trị

vững vàng, lập trường tư tưởng kiên định và dũng cảm đấu tranh để bảo vệ công lý.

Đặt biệt, là những cán bộ lãnh đạo ngành kiểm sát phải là tấm gương cho cán bộ cấp dưới noi gương theo.

Qua đó, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long phải cố

gắng thực hiện tốt, hoàn thành nhiệm vụ, chức năng mà Đảng, nhà nước và Luật đã giao cho Viện Kiểm sát nhân dân đểđi đúng với chủ trương và tinh thần cải cách tư

pháp theo Nghị quyết số 08 và nghị quyết số 49 của Bộ chính trị đã đề ra. Trong đó, cần phải chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về Viện Kiểm sát nhân dân. Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp cần phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây là cuộc vận động có tính chất rất to lớn và sâu rộng trong toàn Đảng, các ngành, các cấp và trong toàn xã hội. Qua cuộc vận động “học tập và làm tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ bồi dưỡng thêm nhiều kinh nghiệm cho cán bộ ngành kiểm sát,

đồng thời phát hiện được những điển hình tiên tiến, những vị kiểm sát viên tiêu biểu.

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

KT LUN

Viện Kiểm sát nhân dân là một trong những bộ phận của Bộ máy nhà nước, là cơ

quan tư pháp hoạt động không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan nhà nước nào, tồn tại một cách độc lập và có vị trí đặt biệt quan trọng trong Bộ máy nhà nước. Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, Viện Kiểm sát nhân dân tập trung thực hiện tốt hai chức năng chính đó là “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư

pháp của các cơ quan tư pháp khác” cho phù hợp với sự sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002, theo tinh thần các Nghị quyết của Bộ chính trị đã đề ra. Trong quá trình hoạt động, Viện Kiểm sát nhân dân cũng đã đạt được những thành tựu thật đáng kể, góp phần vào việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đạt

được những thành tựu như vậy, phải kểđến sựđóng góp không nhỏ của Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, cấp cơ sở của ngành Kiểm sát, một cơ quan tư pháp trực tiếp thực hiện việc công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp cũng như tình hình chấp hành pháp luật ởđịa phương.

Qua 33 năm thành lập và hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đã hoàn thành khá tốt chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định cho ngành kiểm sát nhân dân và từng bước hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó, Viện cũng gặp một số bất cập nhất định trong khâu tổ chức và hiệu quả hoạt động của Viện. Nguyên nhân là do Viện Kiểm sát huyện chưa thật sự chủđộng trong công tác hoạt động, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng chưa có mối quan hệ thống nhất và chặt chẽ với nhau, cũng như các quy định của các văn bản Luật chưa được thống nhất với nhau dẫn đến gặp khó khăn trong việc áp dụng những quy định của pháp luật hiện hành vào trong thực tiễn làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Viện. Do đó, để khắc phục được những bất cập đó thì tập thể Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long cần phải tập trung làm tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện nay nói riêng và cho ngành Kiểm sát nhân dân nói chung. Đồng thời, phải loại bỏ những cán bộ không đủ năng lực, trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, không tận tụy với công việc. Để xứng

đáng với lời dạy của Bác Hồ “Cán b Kim sát phi: Công minh, chính trc, khách quan, thn trng, khiêm tn”. Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam nói chung và Viện kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình nói riêng mới nâng cao được

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

hiệu quả hoạt động của ngành Kiểm sát trong giai đoạn hiện nay của đất nước, đặc biệt khi Viện kiểm sát huyện Tam Bình đã được tăng thẩm quyền mới.

Qua đề tài này, người viết đã nêu lên những vấn đề bất cập, tìm ra nguyên nhân của bất cập để từ đó người viết đưa ra một số giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trong thời gian sắp tới đểđáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách đổi mới đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước đã giao phó, xứng đáng với sự

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của viện kiểm sát nhân dân huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)