Những bất cập và nguyên nhân gây ra bất cập của Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của viện kiểm sát nhân dân huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 41)

Cải cách Viện Kiểm sát nhân dân là một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy Nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng, tất cảđều nhằm mục tiêu là xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc

đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có Viện Kiểm sát nhân dân. Chính vì vậy, Đảng và Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản như: Nghị quyết số 08/TW ngày 02/01/2002, cùng với sự ra đời của hai Bộ

Luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 nhằm nâng cao hơn nữa thẩm quyền của Viện Kiểm sát nhân dân trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm, để đáp ứng được yêu cầu của chiến lược cải cách hiện nay, đặc biệt là Viện Kiểm sát nhân dân huyện đã được tăng thẩm quyền truy tố.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long cũng gặp không ít khó khăn về tổ chức cũng như hiệu quả

hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình.

3.1 NHỮNG BẤT CẬP TRONG TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG DÂN HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG

3.1.1 Những bất cập và nguyên nhân gây ra bất cập của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Qua thực tiễn tại Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, người viết nhận thấy Viện có những bất cập và nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất: Hiện nay, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình đã được tăng thẩm quyền truy tố từ tháng 11 năm 2007, công việc cũng như án rất nhiều và phức tạp, mà số lượng biên chế cán bộ hiện nay là thiếu. Bên cạnh đó huyện Tam Bình là một huyện vùng sâu của tỉnh Vĩnh Long, huyện giáp ranh với nhiều huyện khác và

đặc biệt hơn nữa là giáp với tỉnh Trà Vinh nên tình hình vi phạm pháp luật cũng như sự hiểu biết pháp luật của người dân ở địa phương còn thấp. Do đó, tội phạm xảy ra rất nhiều, Viện Kiểm sát huyện không chỉ giải quyết các vụ án mà còn tham gia kiểm sát các hoạt động của các cơ quan tư pháp khác trong huyện. Vì vậy, biên chế hiện tại năm 2009 không đủ để giải quyết công việc nên áp lực công việc rất là nặng nề, chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như chất lượng của công việc.

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Nguyên nhân: Do nhu cầu tuyển dụng vào làm việc trong ngành kiểm sát hiện nay đỏi hỏi là phải có trình độ đại học luật chính quy, có đầy đủ các bằng cấp cũng như đáp ứng các điều kiện theo quy định chung của ngành kiểm sát. Chính vì, với những điều kiện quy định trên nên tỉnh Vĩnh Long không có nguồn để tuyển bổ

sung thêm cho các Viện Kiểm sát nhân dân khác trong tỉnh nói chung, đặc biệt là Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình nói riêng.

Thứ hai: Tuy chất lượng cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ Viện đã được đào tạo qua trường lớp nghiệp vụ kiểm sát, nhưng phần lớn là chưa có kinh nghiệm thực tiễn nhiều nên gặp rất nhiều khó khăn trong công việc cũng như khi được phân công tham gia tranh tụng tại phiên tòa.

Nguyên nhân: Do các Kiểm sát viên phần lớn còn trẻ ít tham gia phiên tòa, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Khi có phiên tòa hay án có tình tiết phức tạp thì chủ yếu phần lớn do các Kiểm sát viên lâu năm thụ lý.

Thứ ba: Trụ sở làm việc của Viện Kiểm sát huyện còn chật hẹp, phòng làm việc còn nhỏ, phương tiện mặc dù có trang bị đầy đủ nhưng phần lớn đã củ quá hạn sử dụng. Ngoài ra, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cơ quan còn thiếu thốn nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại của ngành kiểm sát.

Nguyên nhân: Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long cũng như Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đầu tư kinh phí để xây dựng cũng như mua sắm các trang thiết bị làm việc cho Viện được hiện

đại hơn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, nhưng do hiện tại Viện Kiểm sát nhân dân Tam Bình chưa có đất để xây dựng lớn hơn, đang chờ Ủy ban nhân dân huyện Tam Bình phê duyệt cấp đất để xây dựng trụ sở mới.

Thứ tư: Do số lượng công việc, tính chất phức tạp của công việc, các vụ án thuộc thẩm quyền của cấp huyện ngày càng nhiều kể từ khi Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình được tăng thẩm quyền truy tố, nên nhiệm vụ của Viện rất nặng nề

và khó khăn. Nhưng chếđộ chính sách tiền lương và các khoản khác đối với cán bộ

ngành kiểm sát viên chưa thỏa đáng, có sự chênh lệch rất xa. Lương ban đầu của kiểm sát viên huyện là rất thấp cụ thể là sinh viên luật tốt nghiệp đại học được tuyển vào làm chuyên viên thì lương cơ bản là 1521 ngàn đồng, trong khi đó chuyên viên mới được tuyển vào chỉ được hưởng 85% lương cơ bản. Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình đã được tăng thẩm quyền về hình sự và dân sự, nhưng chếđộ tiền lương đối với kiểm sát viên ở huyện vẫn giữ nguyên, chưa động viên được cán bộ

yêu ngành, yêu nghề, yên tâm phấn đấu công tác.

Nguyên nhân: Khi được tăng thẩm quyền truy tố án đến 15 năm tù, số lượng công việc cũng như nhiều vụ án có tình tiết khá phức tạp, tập thể cán bộ của Viện

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình phải làm việc rất vất vả. Nhưng tiền phụ cấp cho công việc chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của họ.

Th năm: Theo quy định hiện hành, của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002, quy định về ngạch kiểm sát viên ở Viện Kiểm sát mỗi cấp trong ngành kiểm sát nhân dân phụ thuộc vào cấp hành chính, ở Viện Kiểm sát nhân dân cấp nào chỉ có kiểm sát ở cấp đó. Với quy định này thì đã làm khó khăn cho việc luân chuyển, điều động cán bộ giữa Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và chính sách cán bộ trong ngành kiểm sát nhân dân theo tinh thần của Nghị quyết số 11- NQ/TW, ngày 25/01/2002 của Bộ chính trị.

3.1.2 Một số giải pháp để hoàn thiện tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Trước yêu cầu cải cách tư pháp, cũng như thẩm quyền truy tố của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình đã được tăng lên. Đòi hỏi Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình phải tiếp tục đổi mới toàn diện, sâu rộng về tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu làm cho Viện có điều kiện thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụđược giao để đáp ứng tình hình như hiện nay phải nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân huyện. Để làm được vấn đề đó, thì người viết có một số giải pháp sau đây:

Th nht: Về biên chế cán bộ ngành kiểm sát huyện Tam Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện phải có đề xuất với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng như Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long nên tuyển tăng cường thêm biên chế cán bộ ngành kiểm sát để bổ sung thêm cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình để giảm bớt gánh nặng công việc cho tập thể Viện, để công việc đạt được hiệu quả tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động hơn nữa của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình.

Th hai: Để khắc phục được tình trạng này Viện trưởng cần phải thường xuyên đưa các cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm thực tiễn đi học thêm các lớp tập huấn, tham gia nhiều hơn nữa các phiên tòa xét xử. Đồng thời, phải quan tâm đến việc bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, có đầy đủ trình độ quản lý, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Viện. Phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho từng kiểm sát Viên cũng như Kiểm tra viên trong Viện Kiểm sát nhân dân huyện. Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long phải mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Viện, tổ chức tập huấn về Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự. Thực tế, trong hoạt động của ngành kiểm sát hiện nay, kinh nghiệm giải quyết công việc cũng như tham gia các phiên tòa có vai trò rất quan trọng. Do đó, trong Viện Kiểm sát nhân dân huyện những cán bộ lãnh đạo và những người đi

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

trước cần phải truyền đạt kinh nghiệm, hướng dẫn cho các thế hệ sau này của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình.

Th ba: Ủy nhân dân huyện Tam Bình, cần phải nhanh chóng phê duyệt cấp mặt bằng cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình để tạo điều kiện cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện được xây dựng mới khang trang hơn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng như Viện kiểm sát tỉnh phải có nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị hiện đại phục vụ cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ của mình thật tốt trong điều kiện Viện kiểm sát huyện Tam Bình đã được tăng thẩm quyền truy tố như: Phương tiện đi lại, bàn ghế làm việc của cán bộ, bàn ghế hội trường, công cụ hổ trợ…. Đồng thời, phải đưa một số cán bộ

của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình đi học thêm lớp bồi dưỡng về sử dụng các trang thiết bịđã được đầu tư cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình.

Th tư: Trước mắt,Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cần phải sớm trình cơ

quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi bậc, bảng lương, điều chỉnh chếđộ

chính sách tiền lương và tiền phụ cấp sau cho thật phù hợp đặc biệt là cấp huyện như hiện nay, nhưng trước mắt nên cần có phụ cấp thâm niên cho đội ngũ Kiểm sát viên. Bởi vì, hiện nay Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình đã được tăng thẩm quyền truy tố đến mức 15 năm tù, do công việc rất phức tạp và nhiều hơn so với trước đây. Trong tương lai, thì ngành tòa án sẽ có thể được tăng tiền lương. Điều này, theo người viết với việc tòa án nhân dân được tăng tiền lương thì Viện Kiểm sát nhân dân cũng phải tăng tiền lương, nhằm đảm bảo cho đời sống của cán bộ, nhân viên ngành kiểm sát được ổn định hơn. Góp phần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cán bộ Kiểm sát Viên, nâng cao chất lượng hoạt động của ngành nhằm

đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Th năm: Để đáp ứng được yêu cầu công tác và xây dựng ngành kiểm sát nhân dân ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, theo tinh thần chung của Nghị quyết số 08- NQ/TW của Bộ chính trị. Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định ngạch Kiểm sát viên ở Viện kiểm sát nhân dân theo cấp hành chính và chế độ chính sách, nên trong công tác điều động và luân chuyển cán bộ ngành còn nhiều bất cập. Theo người viết, nhận thấy với quy

định này thì hiện nay không còn phù hợp nữa cho nên cần phải nghiên cứu và sửa

đổi theo hướng quy định có 3 cấp Kiểm sát viên gồm: Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên chính, Kiểm sát viên. Nếu được quy định như vậy, thì cán bộ có đủ điều kiện theo quy định ở chức danh nào, tùy theo nhu cầu của từng cấp thì được làm việc ở cấp đó như: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện mà có thể bổ nhiệm vào những chức danh

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

mà đơn vị của mỗi cấp đang còn thiếu biên chế. Cụ thể, nên quy định Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: Ở

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên chính và một số Kiểm sát viên: ở cấp tỉnh có một số Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên chính và Kiểm sát viên: ở cấp huyện có một số Kiểm sát viên chính và Kiểm sát viên. Tiêu chuẩn để bổ nhiệm được làm các vị trí như trên thì do pháp luật quy định riêng của ngành kiểm sát nhân dân.

3.2 NHỮNG BẤT CẬP TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG

3.2.1 Những bất cập và nguyên nhân gây ra khó khăn trong hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Bên cạnh những thành tựu của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đạt được trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thì Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình cũng gặp phải một số bất cập như sau:

3.2.1.1 Trong công tác thc hành quyn công t và kim sát điu tra và giai

đon xét x các v án hình s ca Vin Kim sát nhân dân huyn Tam Bình

Trong công tác này, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình đã thực hiện tương đối tốt có hiệu quả. Nhưng trong một số khâu của công tác còn có một số hạn chế nhất định như sau:

- Viện Kiểm sát nhân dân huyện, chưa mạnh dạn trong việc kháng nghị các vụ án mà tòa án xét xử không theo quan điểm, đề xuất với mức án của Viện Kiểm sát đã truy tố. Kiểm sát viên được phân công tham gia xét xử án do không trực tiếp kiểm sát điều tra từđầu, nghiên cứu chưa kỹ hồ sơ vụ án nắm không chắc các chứng cứ và tình tiết của vụ án dẫn đến tranh tụng tại các phiên tòa xét xử còn hạn chế. Việc nắm bắt thông tin và quản lý tin tố giác tội phạm còn thụ động, việc nắm bắt thông tin chủ yếu là qua các báo cáo của cơ quan công an huyện hoặc cơ quan công an huyện Tam Bình nhận được tin báo giải quyết kéo dài sau đó mới chuyển sang cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình nên đã gây ra khó khăn cho Viện trong việc xử lý án. Ngoài ra, Viện cũng nhận được thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng và một ít khiếu nại của công dân gởi đơn yêu cầu đến Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tam Bình.

- Do nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng lại khác nhau, hoặc có sự

né tránh của những người tiến hành tố tụng do sợ va chạm hoặc chịu sức ép từ nhiều phía khác dẫn đến nhiều vụ án hình sự xét xử chưa được khách quan.

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Một vấn đề khó khăn nữa là có những vụ án hình sự do Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long truy tố, sau đó chuyển cho Viện Kiểm sát huyện Tam Bình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự sơ thẩm .

Nguyên nhân: Có những hạn chế như trên là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

- Chủ quan: Do sự nhận thức của Kiểm sát viên đối với các Bộ Luật chưa thật chính xác và thiếu nhất quán nên việc tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng.

- Khách quan: Hiện nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều Bộ Luật tương đối hoàn chỉnh nhưng về nhận thức và tiến hành của các cơ

quan tiến hành tố tụng chưa thống nhất, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành còn

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của viện kiểm sát nhân dân huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)