Kết quả thống kê thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương kim loại để rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học trung học phổ thông (Trang 82 - 85)

9. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

3.6.2. Kết quả thống kê thực nghiệm

3.6.2.1. Trường THPT Tuyên Hóa

Bảng 3.6. Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động (Trường THPT Tuyên Hóa)

Lớp ĐC Lớp TN

Mode 7 7

Trung vị 6 7

Điểm trung bình 6.3 7.0

Độ lệch chuẩn 0.79930 1.104943

Giá trị p của T-test 0.009414

SMD 0.893639

Như trên đã chứng minh: Kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng t-test cho kết quả p= 0.009414< 0.05, đây là kết quả có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.

Giá trị SMD = 0.893639 theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng hệ thống bài tập rèn kỹ năng quan sát của chúng tôi đến kết quả là lớn.

Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng.

3.6.2.2. Trường THPT Phan Bội Châu

Bảng 3.7. Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động (Trường THPT Phan Bội Châu)

Lớp ĐC Lớp TN

Mode 7 8

Trung vị 6 7

Điểm trung bình 6.0 7.0

Độ lệch chuẩn 1.20956777 1.195229

Giá trị p của T-test 0.003879424

SMD 0.6915

Như trên đã chứng minh: Kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng t-test cho kết quả p= 0,003879424< 0.05, đây là kết quả có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.

Giá trị SMD = 0.893639 theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng hệ thống bài tập của chúng tôi đến kết quả là lớn.

Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng là đúng với giả thiết đề tài.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sau đây là những vấn đề đã đạt được trong quá trình thực nghiệm đề tài.

∗ Đã đem đề tài thực nghiệm ở 02 trường tại Quảng Bình: THPT Tuyên Hóa và THPT Phan Bội Châu.

∗ Số lớp đã tiến hành thực nghiệm là 04 lớp.

∗ Số bài đã thực nghiệm là 02 bài.

∗ Số học sinh tham gia thực nghiệm là 114 HS.

∗ Số giáo viên tham gia thực nghiệm là 02 GV.

∗ Số bài kiểm tra đã chấm 114 bài.

Các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm và kết quả xử lí số liệu thống kê đã cho chúng tôi có đủ cơ sở để khẳng định giả thuyết khoa học đề ra là đúng đắn và việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế dạy học ở các trường THPT hiện nay là hoàn toàn có tính khả thi.

Các kết quả thực nghiệm cũng khẳng định việc tăng cường tổ chức hoạt động dạy học trong các tiết luyện tập có sử dụng hệ thống bài tập sẽ phát triển được tư duy của học sinh

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương kim loại để rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học trung học phổ thông (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w