Hoàn thiện kiến thức

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương kim loại để rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học trung học phổ thông (Trang 74 - 77)

9. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

2.5.3.Hoàn thiện kiến thức

Trong trường hợp này GV thường sử dụng những bài tập mang tính chất củng cố, ôn tập, luyện tập giúp HS ghi nhớ những kiến thức cũ đã được truyền tải và có thể áp dụng vào những trường hợp rộng hơn.

Ví dụ 1: Trong tiết “luyện tập tính chất của kim loại” GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm: Cho mẫu Zn và Cu vào axit HCl dư. GV yêu cầu HS giải thích hiện tượng quan sát đươc.

* Phân tích: Khi gặp yêu cầu này, HS sẽ tập trung quan sát thí nghiệm mà GV tiến hành sau đó vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng đó.

Khi GV tiến hành thí nghiệm HS quan sát được hiện tượng như sau - Khi cho Zn vào HCl thì thấy viên Zn tan ra và có bọt khí thoát ra - Khi cho Cu vào dung dịch HCl thì không có hiện tượng gì

Từ đó HS sẽ giải thích hiện tượng bằng phương trình phản ứng

2 2

1 2

Zn HCl+ →ZnCl + H

Và rút ra kết luận về tính chất của kim loại khi tác dụng với axit.

Ví dụ 2: Cho các kim loại sau Mg, Al, Fe, Cu. Kim loại nào được diều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.

* Phân tích: Khi gặp yêu cầu bài này HS cần quan sát dữ kiện bài toán phân tích bài tập như sau:

- Đây là bài tập điều chế kim loại

- Có 2 kim loại có tính khử mạnh ( Mg, Al) và 2 kim loại có tính khử yếu( Fe, Cu)

- Kim loại mạnh thì điều chế bằng phương pháp điện phân

- Kim loại yếu thì điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện, nhiệt luyện và điện phân dung dịch

Khi đó HS vận dụng kiến thức đã học để đưa ra kết luận đó là Fe và Cu.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày những nội dung sau:

1. Năm nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát triển tưduy cho HS.

2. Quy trình 5 bước xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy chp HS.

3. Hệ thống bài tập Hoá vô cơ 12 cơ bản để rèn kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho HS.

4. Sử dụng hệ thống bài tập Hoá vô cơ 12 cơ bản để rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho HS.

• Dùng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới.

• Dùng bài tập khi đặt vấn đề trong dạy học.

• Dùng bài tập khi hoàn thiện kiến thức.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

∗ Mục đích cơ bản của thực nghiệm sư phạm là nhằm kiểm tra, khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết đã đề ra và hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại vào quá trình giảng dạy môn hóa.

∗ Tiến hành TN sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả việc sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong hoạt động giảng dạy cũng như tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống giáo án và hoạt động giảng dạy đã lựa chọn và xây dựng.

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi đã thực hiện những nhiệm vụ sau:

∗ Lựa chọn nội dung và địa bàn TN sư phạm.

∗ Biên soạn tài liệu TN sư phạm theo nội dung của luận văn, hướng dẫn GV thực hiện theo nội dung và phương pháp của tài liệu.

∗ Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của tài liệu TN và cách sử dụng nó trong dạy học.

∗ Xử lí, phân tích kết quả TN (chấm điểm, thu thập số liệu), từ đó rút ra kết luận về:

• Kết quả nắm kiến thức, hình thành kỹ năng, năng lực của nhóm TN và nhóm ĐC.

• Sự phù hợp về mức độ nội dung lý thuyết, số lượng và chất lượng các hoạt động giảng dạy có sử dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại trong hệ thống tác giả đưa ra với yêu cầu của việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS THPT.

3.3. Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương kim loại để rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học trung học phổ thông (Trang 74 - 77)